1.3.1 SXVC, PTSX
1.3.1 Sản xuất vật chat , phương thức sản xuất, biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
a) Sản xuất vật chất
Sản xuất vật chất là quá trình hoạt động của con người thực hiện việc cải tạo tự nhiên, bằng các phương tiện thích hợp nhằm mục đích tao ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu con người và xã hội.
Đe sản xuất được cần có ba yếu tố: đối tượng tự nhiên, tư liệu lao động và hoạt động có mục đích của con người (lao động sản xuất). Sản xuất vật chất bao giờ cũng là quá trình thống nhất của ba yếu tố này. Trong đó yếu tố quyết đinh là lao động sản xuất.
a) Phương thức sản xuất
- Phương thức sản xuất là biểu hiện cụ thể của sản xuất vật chất ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Vậy phương thức sản xuất là cách thức mà con người làm ra của cải vật chất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó, con người có những quan hệ nhất định với tự nhiên và với nhau trong sản xuất.
I Phương thức sản xuất bao gồm hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất là sức sản xuất của xã hội được tạo thành từ sự thông nhất hữu cơ giữa tư liệu sản xuất, người lao động với thể lực, kinh nghiệm, kỹ năng và các qui trình công nghệ kỹ thuật do khoa học đem lại”. Sự phát triên không ngừng của khoa học, ngày càng đưa lại những yếu tố mới ra nhập vào lực lượng sản xuất. Nhưng về cơ bản có thể khái quát: lực lượng sản xuất là toàn bộ những yếu tố vật và người của nền sản xuất.
Quan hệ sản xuất là những quan hệ căn bản giữa người vào người hình thành quá trình trong sản xuất, được thể hiện ở các hình thức của sở hữu, của tô chức, quản lý sản xuất và của phân phối sản phẩm, tiêu dùng sản phẩm”. Trong ba mặt đó, quan hệ về mặt sở hữu tư liệu sản xuất là quan trọng nhất, qui định tính chất của quan hệ quản lý và quan hệ phân phối, song chúng không tách rời nhau mà thống nhất với nhau trong mỗi kiểu quan hệ sản xuất.
- Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triên xã hội
Ăngghen chỉ ra rằng, Mác là người đầu tiên “đã phát hiện ra qui luật phát
triển của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra một sự thật giản đơn... là trước hết con người cẩn phải ăn, uống, ở và mặc, trước khi có thế lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, triết học, tôn giáo...”.
Yêu cầu khách quan của sự sinh tồn của con người và xã hội, buộc con người phải sản xuất của cải vật chất. Xã hội và con người muốn tồn tại được thì phải tiêu dùng, nhưng con người và xã hội không thể chỉ thỏa mãn nhu cầu ấy bằng cái có săn trong tự nhiên. Chính con người phải tự mình sản xuât ra đời sống vật chất cho mình. Nấu không sản xuất thì suy cho cùng con người và xã hội không thể tồn tại được. Như vậy, sản xuất của cải vật chất là điều kiện căn bản nhất của mọi xã hội, là hành động lịch sử của con người từ xưa đến nay cốt để duy trì cuộc sống con người và xã hội loài người.
Yếu tố căn bản của sản xuất vật chất là hoạt động lao động sản xuất của con người. Khi lao động sản xuất, con người sử dụng cái năng lực bản chất có tính loài của mình, là thể lực và trí lực, cùng với công cụ, biến giới tự nhiên thành của cải. Sự kiện này làm hình thành các quan hệ xã hội giữa người và người. Mặt khác, sản xuất vật chất cũng chỉ diễn ra trong quan hệ xã hội. Những quan hệ xã hội đầu tiên, cơ bản là những quan hệ trong sản xuất. Trên cơ sở các quan hệ đó, những quan hệ xã hội khác về nhà nước, chính trị, pháp quyền, đao đức, nghệ thuật, tôn giáo.., được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau Hệ thống các quan hệ xã hội chính là xã hội.
Như vậy, trong quá trình sản xuất, con người đồng thời sản xuất và tái sản xuất ra những quan hệ xấ hội của mình cho nên sản xuất vật chât là cơ sở cho sự hình thành xã hội.
- Sản xuất vật chất càng ngày càng phát triển. Mỗi khi sản xuất phát triển đến giai đoạn mới, cách thức sản xuất thay đổi do sự phát triển của kỹ thuật và năng suât lao động, dân đên cải biến quan hệ xã hội trong sản xuât kéo theo sự biên đôi các quan hệ xã hội khác, làm cho xầ hội tiến bộ từ thâp đên cao. Như vậy, sản xuất vật chất là cơ sở của sự phát triển xã hội.
- Phương thức sản xuất với tính cách là sản xuât vật chât trong môi giai đoạn lịch sử nhất định, cùng với hoàn cảnh địa lý và điêu kiện dân sô hợp thành tồn tại xã hội . Đó là nhân tố quyết định tính chất kết cấu của xã hội, quyêt định sự vận động và phát ữiển của xã hội.
Như vậy lịch sử xã hội trước hết là lịch sử của sản xuất, lịch sử của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau. Chìa khóa để nghiên cứu xã hội, vì thê năm trong sự vận động của các phương thức sản xuất.
b) Quy luật quan hệ sần xuất phù hợp với trình độ phát triên của lực lượng sản xuất
Tính phổ biến của sự tác động biện chứng giữa lựe lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong mọi phương thức sản xuất của xã hội loài người, nói lên một qui luật phổ biến nhất của sản xuất vật chất và lịch sử xã hội, đó là qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.
- Trình độ của lực ỉượng sản xuất là trình độ của công cụ, của kỹ thuật, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo lao động của con người, là mức độ tập trung và chuyên môn hóa lao động, là qui mô sản xuất và trình độ phân công lao động. Trong đó, trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện tập trung ở năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động.
- Sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX là qui ỉuật phổ biến của sự tác động biện chúng giữa LLSX và QHSX
Qui luật này bao gồm các nội dung sau:
QHSX hình thành, biến đỗi và phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của LLSX
Trong sự vận động và phát triển của mọi nền sản xuất vạt chất (PTSX), LLSX là nội dung, có xu hướng tất yếu làm hình thành những hình thức sản xuất thích ứng với trình độ phát triển của nó, tạo ra khuôn khổ thích hợp trong đó nó phát triển (QHSX). Sự “phù hợp” của QHSX với trình độ phát triển của LLSX có biểu hiện:
Tương ứng với những tính chất và trình độ nhất định của LLSX thì có một kiểu QHSX như là hình thức thích hợp của sự biến đổi và phát triển của nó. Đo đó lịch sử sản xuât của loài người trải quan những PTSX khác nhau, trong đo lực lượng sản xuất ở những trình độ nhất định qui định tính chất tương ứng IU kiểu QHSX của nó. Mỗi chế đô xã hội dựa trên một nền sản xuất, trong QHSX phụ thuộc khách quan vào LLSX, và nói lên bản chất kinh tế của chế độ xã hội đó.
Trong sự phát triển của PTSX, LLSX biến đổi nhanh hơn, còn QHSX có tính ổn định hơn. Khi LLSX phát triển đến mức vượt quá khuôn khổ của QHSX tương ứng, thì có khả năng phá vỡ sự ổn định của QHSX đó, ngược lại QHSX lúc này trở thành kìm hãm sự phát triển của LLSX. Xung đột gay gắt giữa LLSX mới với QHSX cũ dẫn đến xóa bỏ QHSX đó, hình thành QHSX mới phù hợp với trình độ và tính chất mới của LLSX, phù hợp hơn với yếu cầu của viêc giải phóng LLSX và sự phát triển của LLSX. Điều này thể hiện rõ rệt ở các giai đoạn chuyển biến từ xã hội này sang xã hội khác.
Trong khuôn khổ của một kiểu QHSX, sự phát triển của LLSX diễn ra liên tục. Vì vậy mặc dù có sự ổn định về bản chất, nhưng những hình thức cụ thể của QHSX biểu hiện trên các mặt như sở hữu, quản lý, phân phối cũng thường xuyên phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu do sự phát triển của LLSX trong mỗi thời kỳ đặt ra.
Sự phù hợp của QHSX với LLSX còn biểu hiện ở sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX trong sự phát triển của PTSX
Trong PTSX, QHSX không phải là yếu tố thụ động, hoàn toàn chịu sự lệ thuộc vào LLSX. Nó là hình thức tổ chức nội dung của mọi quá trình sản xuât, mà không có một quá trình sản xuất nào, một lực lượng sản xuất nào lại phát triển ngoài khuôn khổ của QHSX tương ứng. Vì vậy, QHSX có thể tác động trở lại đối với sự phát triển của LLSX, trên những mặt chủ yếu sau:
QHSX là yếu tố định hướng, nói lên mục đích của mỗi nền sản xuât; nói lên xu hướng căn bản của sự phát triển các nhu cầu về lợi ích vật chất và lợi ích tinh thầri trong xã hội.
QHSX qui định tính chất của các hệ thống tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã hội. . ;
QHSX qui định sự hình thành hệ thống các nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ của sản xuất và của xã hội.
Với những tác động đó, khi tác động trở lại LLSX, thì QHSX có thể thúc đẩy, mở đường cho LLSX phát triển nhanh hơn nếu đó là quan hệ sản xuất phù hợp với yêu cầu của LLSX. Còn nếu QHSX đã lỗi thời, không còn phù họp với trình độ của LLSX thì nó có xu hướng kìm hãm sự phát triển của LLSX. Nhưng khả năng kìm hãm của QHSX cũng chỉ có tính tạm thời, bởi vì xét đến cùng sự phát triển của PTSX là do LLSX quyết định. Ở đây sự phù hợp của QHSX đoi với tính chất và trình độ của LLSX, đặt ra một yêu cầu “QHSX tạo ra một phương thức sản xuất kết hợp tốt nhất sức lao động với tư liệu sản xuất, do đó phát huy được các khả năng của người lao động ; phát huy và sử dụng có hiệu quả các yếu tố khác của LLSX, làm cho năng suất lao động tăng lên, đời sống người lao động được cải thiện, tinh thần lao động tích cực hơn”. Đó cũng là biểu hiện rõ nhất của sự phù họp QHSX với những giai đoạn cụ thể và những yêu cầu của LLSX.
Tóm lại: sự tác động biện chứng giữa LLSX và QHSX làm cho các PTSX vận động, phát triển và thay thế nhau theo qui luật: QHSX phù hợp với trình độ phát trien của LLSX. Đó là qui luật vận động và phát triển chung nhất của xã hội loài người. Sự tác động của nó làm cho xã hội loài người phát triển trải qua những giai đoạn lịch sử kế tiếp nhau từ thấp đến cao. Mỗi giai đoạn lịch sử, Xà hội tồn tại dưới một hình thái kinh té -xã hội nhất định. Cơ sờ của môi hình thái xã hội ấy là mỗi PTSX. Chính sự tác động giữa LLSX và QHSX theo qui lxiật trên là cơ sở cho sự vận động của mọi HTKT- XH.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip