Pháp Cú 407: Truyện 2 anh em Bàn Đặc
"Người bỏ rơi tham sân
Không kiêu căng đố kị
Như hạt cải đầu kim
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 407)
Tích Pháp Cú: Pháp Cú 25 ta đã nghe về Ngài Châu Lợi Bàn Đặc chứng A-la-hán. Nay ta kể qua 1 chút vì chuyện này nối tiếp chuyện Pháp Cú 25 đó.
Có 2 anh em Ngài Châu Lợi Bàn Đặc. Chun-la-pa-ta-ka là em và Ma-ha-pa-ta-ka là anh. Ta tạm gọi là Bàn Đặc Em và Bàn Đặc Anh. Người anh đi tu trước chứng A-la-hán nên rủ em đi tu. Nhưng vì em quá kém trí tuệ 1 câu kinh, 1 lời kệ cũng không thể học. Anh bèn bảo em về chăm sóc ông ngoại còn có phúc hơn chứ tu thế chẳng ích lợi gì.
Thế rồi Bàn Đặc Em ngồi khóc ở cửa Tinh xá vì tâm chàng khát khao, ước ao được tu hành. Nhưng trí tuệ chàng quá tệ đến mức 1 câu kinh cũng chẳng thể thuộc. Đến nay thì anh Ngài đuổi về nhà không cho tu nữa.
Lúc đó thì Đức Phật đi ra hỏi chuyện. Sau đó Phật độ cho Bàn Đặc Em chứng A-la-hán ngay trong buổi sáng hôm đó. Ngài chứng A-la-hán xong thì Tinh xá mọi người đều đi thọ trai hết không có ai. Thế là Bàn Đặc Em dùng thần thông biến thành 1000 vị Châu Lợi Bàn Đặc đi lại khắp lơi quét dọn lau chùi Tinh xá. Lúc đó gia chủ thấy Phật bảo còn thiếu 1 vị thì sai người về Tinh xá mời. Gia nhân đến thì thấy có 1000 vị ai cũng giống ai đi lại khắp nơi.
Gia nhân trở về báo thì toàn bộ Chư tăng ngạc nhiên vì biết Bàn Đặc Em đã chứng A-la-hán. Trong khi mới buổi sáng đây thấy chàng đang ngồi khóc ở cửa Tinh xá. Sau khi thọ trai xong, theo lệ thì Phật sẽ lên pháp tòa giảng pháp cho gia chủ. Nhưng lần này Phật bảo Bàn Đặc Em lên giảng pháp. Ngài lên nói pháp thao thao bất tuyệt những đạo lý vi diệu.
Tỳ kheo lại lần nữa ngạc nhiên. Bởi Tỳ kheo nổi tiếng kém trí tuệ mà khi chứng đạo thì trí tuệ siêu việt. Mọi người mới hỏi Đức Phật thì Đức Phật nói: "Thời Phật Ca Diếp thì Bàn Đặc Em là một vị tăng thông minh trí tuệ nhưng không chứng đạo. Vị đó đã kiêu ngạo mà khinh thường bạn đồng tu trong đó có nhiều vị chứng A-la-hán mà Ngài không biết. Quả báo nhiều đời tái sinh Ngài đều bị kém trí tuệ".
Đó là Tích Pháp Cú 25 ta đã đọc ở tập 1. Và sau đây là Tích Pháp Cú 407 này.
Hai anh em Bàn Đặc có ông ngoại giàu sang. Mẹ là tiểu thư "cành vàng lá ngọc" nhưng bỏ nhà đi theo "tiếng gọi tình yêu" là người làm thuê trong gia đình. Sau khi trốn nhà theo trai lấy trai làm chồng có 2 cậu con trai thì bà quay lại gặp bố.
Ông ngoại thấy con gái có 2 đứa cháu thì cũng tha tội cho con và yêu thương 2 cháu. Ông là đệ tử thuần thành của Phật. Ông hay đi nghe Phật thuyết pháp và mang 2 cháu theo. Không ngờ Bàn Đặc Anh mến đạo xin ông cho xuất gia đi tu. Chàng tu thời gian thì đắc A-la-hán. Rồi Bàn Đặc Em cũng muốn xuất gia và được ông đồng ý.
Nhưng Bàn Đặc Em bị kém trí tuệ học 1 câu kinh, 1 lời kệ cũng không thể thuộc. Thế nên các bạn đồng tu khổ lây. Thường một vị thông minh trí tuệ, giàu có, quyền lực ở đâu thì người xung quanh sướng lây. Còn một vị kém trí tuệ, thiểu năng trí tuệ mất khả năng lao động thì ở đâu người xung quanh sẽ khổ lây. Thế nên người anh bảo em về chăm sóc ông ngoại còn có phúc. Ở đây tu mà ảnh hưởng mọi người có khi còn mang tội. Rồi đoạn sau là Tích Pháp Cú 25 ta đã kể lại ở trên.
Sau khi 2 anh em đều chứng A-la-hán thì các Tỳ kheo rảnh rỗi ngồi buôn chuyện. Các vị mới bàn tán rằng: "Bàn Đặc Anh nghe nói chứng A-la-hán mà còn sân vì đã đuổi em không cho tu. Vậy có nghĩa rằng vị đó còn sân hận và không từ bi".
Khi các Tỳ kheo xầm xì bàn tán, nói xấu vị A-la-hán Bàn Đặc Anh thì Phật xuất hiện. Phật hỏi sự tình. Sau đó Phật xác thực rằng: "Bàn Đặc Anh không còn sân, không còn kêu căng đố kị" bằng bài kệ:
"Người bỏ rơi tham sân
Không kiêu căng đố kị
Như hạt cải đầu kim
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 407)
Bài học kinh nghiệm
Bài học 1: Vì sao Bàn Đặc Anh lại đuổi em?
Hai anh em thương yêu nhau thì anh luôn muốn tốt cho em. Đặc biệt anh còn là một vị A-la-hán đạo đức, trí tuệ viên mãn. Vậy hành động đuổi em có 2 khả năng xảy ra:
Khả năng thứ nhất: Bàn Đặc Em kém trí tuệ tu sẽ ảnh hưởng đến mọi người còn mang tội. Nếu em về nhà chăm sóc ông ngoại đã già còn có phúc hơn là tu vừa mang tội, vừa chẳng chữ nào vào đầu. Đây là suy nghĩ của người thường.
Khả năng thứ hai: Nhưng trường hợp Bàn Đặc Anh đã chứng A-la-hán nên Ngài vô cùng trí tuệ. Ngài đuổi em là một hình thức nghịch hạnh hóa độ. Ngài biết em có ý chí tu hành và tâm khát khao chứng đạo giải thoát. Nên Ngài đẩy em đến đau khổ cùng cực rồi Phật kéo em lên giảng pháp thì chứng đạo. Và sự thật chuyện này đã diễn ra theo đúng kịch bản của Ngài.
Bài học 2: Thủ thuật dẫn tâm đến thống khổ rồi kéo lên nói pháp thì chứng đạo.
Bàn Đặc Anh biết tâm em khát khao được tu hành. Ngài muốn đẩy em đến đau khổ cùng cực và Phật kéo lên nói pháp làm tâm vỡ òa giác ngộ. Sau đây là 2 sự kiện mà thủ thuật đó diễn ra hiệu quả.
Tích Pháp Cú 114: Bà mẹ Ki-sa-gô-ta-mi bị chết đứa con trai thương yêu. Bà mang xác con lên gặp Phật và xin Phật cứu. Phật bảo bà xin nắm hạt cải ở nhà không có người chết về để Phật làm thuốc. Bà lao đi trong hi vọng mà xin khắp mọi nhà thì nhà nào cũng có người chết. Bà chạy khắp kinh thành đến chiều thì bà ngộ được 1 điều:
"Chết là lẽ tất nhiên của cuộc đời. Ai ai rồi cũng phải chết. Không chết già thì chế trẻ. Và gia đình nào cũng có người chết".
Bà buồn rầu về xin lại xác con thì Phật đọc bài kệ là chứng Sơ quả Dự Lưu. Bà xin xuất gia theo Phật tu 1 thời gian thì chứng A-la-hán và làm Đệ nhất khổ hạnh đầu đà trong Ni chúng.
Tích Pháp Cú 113: Bà mẹ thứ 2 này tên là Pa-ta-cha-ra. Trong 1 ngày thì chồng yêu của bà bị rắn độc cắn chết. Đứa con thứ nhất bị cọp tha đi. Đứa thứ hai bị nước lũ cuốn trôi. Bà tưởng như điên chạy về nhà cha mẹ ruột thì cha mẹ bị nhà đổ đè chết. Bà chính thức hóa điên lao vào Tinh xá Phật. Phật nói 1 câu: "Hãy tỉnh lại đi con" thì bà bừng tỉnh và khóc lạy Phật. Phật đọc bài kệ là bà chứng Sơ quả Dự Lưu. Bà xin xuất gia tu thời gian sau chứng A-la-hán.
Vậy nên thủ thuật dẫn tâm đến sự thống khổ rồi kéo lên rất dễ làm tâm khai mở giác ngộ. Ngày nay các Sư vẫn hay dùng thủ thuật này trong các đám tang. Khi đó tâm toàn bộ gia đình, người thân đều vô cùng đau khổ. Sư đến làm lễ cầu siêu cho hương linh. Trong lời kinh tụng của Sư luôn có những đạo lý. Khi Sư đọc lên và người nhà lắng tâm nghe thì dễ bừng tỉnh giác ngộ. Giác ngộ ở đây chỉ là xin quy y đạo Phật thôi chứ không chứng Sơ quả Dự Lưu như thời Đức Phật. Bởi đến Sư đọc kinh đó hàng ngày còn chẳng chứng thì sao người nghe chứng nổi.
Bài học 3: Hai anh em đều chứng A-la-hán
Thường những người thân trong gia đình luôn có phúc duyên tương đồng mới có thể thân thiết gắn bó với nhau. Nếu phúc duyên khác biệt thì họ không thể sống chung trong gia đình và không thể gắn bó.
Ví dụ: Một người có phúc duyên được ở nhà lầu, đi xe hơi, có người hầu hạ. Một người kém phúc duyên ở nhà rách, đi xe đạp cọc cạch, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Hai kẻ đó vì phúc duyên khác biệt không thể sống chung với nhau hay gắn bó với nhau được. Đó là phúc duyên lệch ít. Còn phúc duyên lệch nhiều thì kẻ lên cõi trời, kẻ ở cõi người nghèo khổ. Hoặc kẻ ở cõi người còn kẻ đọa súc sinh. Họ còn cách biệt nhau như trời với đất vậy.
Vậy nên 2 anh em Bàn Đặc yêu thương gắn bó với nhau rồi đều chứng A-la-hán không có gì lạ. Toàn bộ anh em Ngài Xá Lợi Phất đều chứng A-la-hán. 5 anh em Kiều Trần Như theo Phật đều chứng A-la-hán. Đó là chuyện bình thường bởi các vị đều có phúc duyên tương đồng và viên mãn.
Bài học 4: Bỏ rơi tham sân, kiêu căng đố kị
Kiêu căng, đố kị thì là Ngu si. Chứ không phải Ngu si là 1+1=3. Vậy câu này tức là "Từ bỏ tham sân si".
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip