4-Nguoi tien hanh TT

2. NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ VIỆC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG.

2.1. Người tiến hành tố tụng.

Người tiến hành tố tụng là những người thuộc cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự theo trình tự và thủ tục do Bộ luật TTHS qui định. Người tiến hành tố tụng gồm:

2.1.1. Thủ trưởng , Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên.

- Thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT.

+ Khái niệm:

Thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT là người đứng đầu CQĐT, được bổ nhiệm theo qui định của pháp luật để thực hiện chức năng quản lí hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra và trực tiếp tiến hành tố tụng trong điều tra vụ án hình sự.

+ Tiêu chuẩn bổ nhiệm: Điều 35, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 30 /8 / 2004.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 34, Bộ luật TTHS năm 2003.

- Điều tra viên:

+ Khái niệm:

Điều tra viên là người được bổ nhiệm theo qui định của pháp luật thực hiện nhiệm vụ điều tra VAHS theo sự phân công và chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng CQĐT. (Điều 29 , Pháp lệnh TCĐTHS)

+ Tiêu chuẩn bổ nhiệm: Điều 30, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 30 /8 / 2004.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 35, Bộ luật TTHS năm 2003.

2.1.2. Viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát, kiểm sát viên.

- Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát

+ Khái niệm

Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát là người đứng đầu VKS, được bầu hoặc bổ nhiệm theo qui định của pháp luật để thực hiện chức năng quản lí hoạt động tố tụng của VKS và thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với VAHS.

Chú ý ý: Viện trưởng VKSND tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Phó viện trưởng VKSND tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao. Các chức danh khác do Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

+ Tiêu chuẩn bổ nhiệm: Điều 29, Pháp lệnh về Kiểm sát viên VKSND 2002.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 36, Bộ luật TTHS năm 2003.

- Kiểm sát viên.

+ Khái niệm

Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

<Điều 1 Pháp lệnh về kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân>

+ Tiêu chuẩn bổ nhiệm: Điều 2, 18, 19, 20, 21 Pháp lệnh về Kiểm sát viên VKSND 2002.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 37, Bộ luật TTHS năm 2003.

2.1.3. Chánh án, Phó chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư kí Toà án.

- Chánh án, phó chánh án Toà án

Chánh án, Phó chánh án Toà án là người đứng đầu cơ quan Toà án, được bầu hoặc bổ nhiệm theo qui định của pháp luật để làm nhiệm vụ quản lí hoạt động tố tụng của Toà án và thực hiện chức năng tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử VAHS.

Chú ý ý: Chánh án TAND tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Phó Chánh án TAND tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án TAND tối cao. Các chức danh khác do Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

+ Tiêu chuẩn bổ nhiệm: Điều 40, luật Tổ chức Toà án nhân dân ngày 12/ 4/ 2002.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 38, Bộ luật TTHS năm 2003.

- Thẩm phán

+ Khái niệm

Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động xét xử theo sự phân công của Chánh án, có quyền xét xử, ra bản án và các quyết định cần thiết khác đối với vụ án. <Điều 1 Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân>

+ Tiêu chuẩn bổ nhiệm: Điều ..., pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm TAND.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 39, Bộ luật TTHS

- Hội thẩm nhân dân:

+ Khái niệm

Là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để cùng với Thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án. <Khoản 2 Điều 1 - Pháp lệnh thẩm phán và Hội thẩm nhân dân>

+ Tiêu chuẩn bổ nhiệm: Điều ..., pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm TAND.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 40, Bộ luật TTHS

- Thư ký toà án:

+ Khái niệm:

Là cán bộ Toà án được cử tham gia phiên toà, có nhiệm vụ viết biên bản phiên toà và làm một số việc cần thiết khác.

+ Tiêu chuẩn bổ nhiệm:

+ Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 41 - Bộ luật TTHS 2003

2.2. Việc thay đổi người tiến hành tố tụng.

2.2.1. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng.

<Điều 42 - Bộ luật tố tụng hình sự>

2.2.2. Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

<Điều 43 - Bộ luật tố tụng hình sự>

2.2.3 Thay đổi Điều tra viên

<Điều 44 - Bộ luật tố tụng hình sự>

2.2.4. Thay đổi kiểm sát viên.

<Điều 45 - Bộ luật tố tụng hình sự>

2.2.6 Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm

<Điều 46 - Bộ luật tố tụng hình sự>

2.2.7. Thay đổi thư ký phiên toà.

<Điều 47 - Bộ luật tố tụng hình sự>

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #ltths