Untitled Part 2

 Đất nước Việt Nam với một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá, sau ngày thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhân dân ta bước vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội với một nền nông nghiệp lạc hậu và bao nhiêu là tàn tích của chiến tranh để lại, bên cạnh đó nước ta còn phải bị sự bao vây cấm vận của các thế lực thù địch hòng chống phá để làm suy yếu công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhìn lại qúa trình cách mạng Nhân dân ta đã cống hiến không biết bao nhiêu là công sức để đổi lấy lại Độc lập Tự do cho dân tộc. Ngày nay từ quá độ đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội là một qúa trình dài có thể nói đầy gian nan thử thách với một nền kinh tế nhiều thành phần đang vận hành theo cơ chế thị trường và với xu thế hội nhập kinh tế thế giới có thể nói đây là thời cơ song nó cũng là nguy cơ thách thức. Từ những vấn đề nêu trên trong khi đất nước ta đang trong quá độ và cũng là trong qúa trình xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì thế đòi hỏi khách quan đặc ra là phải có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhà nước và sự đóng góp của Nhân dân từ mọi phương diện. Nhằm tạo thành một sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công định hướng đề ra. Vì thế trong mỗi công cuộc cách mạng thì vai trò quần chúng Nhân dân là vấn đề cực kỳ quan trọng. Học thuyết Mác- Lênin là thế giới quan khoa học là phương pháp luận cho con người về thế giới. Với một phương pháp biện chứng và khoa học đã chỉ rõ quần chúng Nhân dân là một lực lựơng sản xuất vật chất sáng tạo. Các giá trị văn hoá tinh thần là lực lượng cơ bản cho mỗi cuộc cách mạng xã hội. Đó là cơ sở lý luận khoa học giúp cho các Đảng giai cấp vô sản nhận thức và xây dựng một đường lối đúng đắn trong mỗi công cuộc cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh Người sáng lập và tôi luyện Đảng ta lúc còn sống hoạt động cách mạng Người thường dạy “ Dễ trăm lần không dân cũng khó, khó vạn lần dân liệu cũng song”.    Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân. a. Khái niệm quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân là một cộng đồng liên kết những con người trong xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân hay tổ chức chính trịxã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội. Lực lượng cơ bản tạo thành quần chúng nhân dân bao gồm: - Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần, đó là hạt nhân cơ bản trong cộng đồng quần chúng nhân dân. - Bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột đối kháng với cộng đồng nhân dân. - Các giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quần chúng nhân dân không phải là một cộng đồng bất biến mà trái lại nó thay đổi cùng với sự biến đổi của những nhiệm vụ lịch sử ở mối thời đại, mỗi giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, lực lượng cơ bản nhất của mỗi cộng đồng nhân dân chính là những người lao động; ngoài ra, tùy theo mối điều kiện lịch sử nhất định còn bao gồm những lực lượng giai cấp và tầng lớp xã hội khác. b. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân trong lịch sử Các nhà tư tưởng trước C.Mác đều không nhận thức đúng vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân. Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo lịch sử và là lực lượng quyết định sự phát triển lịch sử, do đó lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Vai trò chủ thể sáng tạo lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần chúng nhân dân được thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người và xã hội. Thứ hai, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị tinh thần của xã hội. Hoạt động của quần chúng nhân dân là cơ sở hiện thực và là cội nguồn phát sinh những sáng tạo văn hóa tinh thần của xã hội; mọi giá trị sáng tạo tinh thần dù qua phương thức nào thì cuối cùng cũng là để phục vụ hoạt động của quần chúng nhân dân, chỉ có ý nghĩa hiện thực khi được vật chất hóa bởi hoạt động thực tiễn của nhân dân. Thứ ba, quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng và cải cách trong lịch sử. Cách mạng xã hội hoặc cải cách xã hội chỉ có thể thành công nếu xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân thực hiện. Với ý nghĩa đó có thể nói: “cách mạng là ngày hội của quần chúng”, nhờ đó làm cho lịch sử tiến được những bước dài. Vai trò của cá nhân, vĩ nhân đối với sự phát triển của lịch sử: Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân, nhất là cá nhân là thủ lĩnh hay lãnh tụ của nhân dân. Cá nhân và vai trò của cá nhân Cá nhân là khái niệm dùng để chỉ mỗi con người cụ thể trong một cộng đồng xã hội nhất định và được phân biệt với những con người khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Theo quan niệm đó, mỗi cá nhân là một chỉnh thể thống nhất, vừa mang tính cá biệt vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Mỗi cá nhân, tùy theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo cụ thể của họ mà có thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra lịch sử của cộng đồng nhân dân. Theo ý nghĩa đó, mỗi cá nhân của cộng đồng nhân dân đều in dấu ấn của mình vào quá trình sáng tạo ra lịch sử, dù mức độ và phạm vi có thể khác nhau. Lãnh tụ và vai trò của lãnh tụ: Lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tạo nên, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Để trở thành lãnh tụ của nhân dân, được quần chúng nhân dân tín nhiệm, lãnh tụ phải là người có các phẩm chất sau: - Có tri thức khoa học uyên bác, nắm được xu thế vận động, phát triển của lịch sử. - Có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân. - Gắn bó mật thiết với nhân dân, hy sinh vì lợi ích của nhân dân. Lãnh tụ nhất là lãnh tụ ở tầm vĩ nhân có vai trò to lớn trong việc tập hợp, tổ chức, chỉ đạo phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Lãnh tụ xuất hiện và thực hiện vai trò của mình từ trong phong trào của quần chúng nhân dân. Trong hoạt động thực tiễn cần có quan điểm biện chứng về vai trò của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân. Không được tuyệt đối hóa vai trò của quần chúng nhân dân cũng như không được tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, của lãnh tụ. Ý nghĩa phương pháp luận.: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của các cá nhân đối với tiến trình lịch sử đã cung cấp một phương pháp luận khoa học quan trọng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. Thứ nhất, lý giải một cách khoa học về vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân, chống những quan điểm sai trái của chủ nghĩa duy tâm đồng thời đem lại phương pháp luận khoa học trong việc nghiên cứu, đánh giá vai trò của cá nhân, của vĩ nhân, của lãnh tụ trong cộng đồng xã hội. Thứ hai, cung cấp phương pháp luận khoa học để các đảng cộng sản phân tích các lực lượng xã hội, tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.  Trong thời điểm lịch sử mà cả thế giới loài người đang trong cuộc đối đầu, đối địch lẫn nhau, Hồ Chí Minh đã đi đầu đấu tranh cho sự hòa hợp của các dân tộc trên toàn thế giới. Bác không chỉ mưu cầu cho sự nghiệp cứu nhà, cứu nước, đồng thời còn có lòng mong muốn giải phóng loài người khỏi cuộc sống lầm than. Hồ Chí Minh là người tiếp thu mọi giá trị tư tưởng của loài người từ Đông sang Tây, từ châu Phi cho đến châu Mỹ. Bác đến với Chủ nghĩa Cộng sản, tiếp cận cả với tinh hoa của cách mạng tư sản và phong trào giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa Cộng sản với Bác Hồ là một Chủ nghĩa Cộng sản tôn trọng cá nhân, vì con người đúng nghĩa. Hồ Chí Minh là một con người kết hợp những tư tưởng duy lý của phương Tây với sự hài hòa của văn hóa phương Đông. Bác tìm hiểu các tư tưởng kinh điển của châu Âu, tư tưởng Mác - Lênin của phương Tây và cả Nho học, Khổng giáo lẫn Lão tử của phương Đông. Theo Bác, Khổng Tử, Mác, Lênin, Đức Phật, Jesus và Tôn Dật Tiên nếu còn sống thì các vị ấy sẽ sống thoải mái với nhau như những người bạn. Bác là một nhà chính trị lỗi lạc, đồng thời là một nhà báo, nhà văn, một nhà thơ, biết vẽ, biết đóng kịch và thấu hiểu các nền văn hóa kinh điển, lãng mạn và hiện đại, nói được nhiều ngoại ngữ của các dân tộc trên thế giới. Bác luyện cả võ công. Bác quen biết với tất cả các danh nhân, vĩ nhân trên thế giới. Ai gặp Bác lần đầu cũng đều cảm mến và Bác luôn luôn được coi là con người bình dị giữa mọi người. Sự hiểu biết rộng lớn của Bác không làm lu mờ bản chất văn hóa Việt Nam. Hồ Chí Minh quan tâm từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc vạch ra đường lối giải phóng dân tộc, lãnh đạo quản lý đất nước cho đến việc đồng áng, trồng rau, nuôi cá và dạy dỗ trẻ con. Cái đặc biệt của Bác Hồ là một con người rất vĩ đại, đồng thời là một con người rất dung dị. Bác có ham muốn tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mọi người và chỉ muốn có được một cuộc sống bình thường dung dị cho riêng mình. Chúng ta ai cũng biết nhiều về các hoạt động chính trị của Bác, về vai trò lãnh đạo của Bác, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về cuộc sống đời thường của Bác. Cuộc sống đời thường của Bác lại là một bài học lớn cho tất cả mọi người từ già tới trẻ trong cuộc sống của mình. Bác là một lãnh tụ tối cao, nhưng Bác không cao đạo, không sùng bái cá nhân. Những con người bình thường ở khắp mọi nơi khi được tiếp xúc với Bác đều lưu giữ những kỷ niệm khó quên. Vào nhà dân, Bác ngồi bệt xuống đất, bế trẻ vào lòng cho bé vuốt râu. Ra đồng, xắn quần lên cùng dân tát nước. Thử hỏi mấy ai trong số những lãnh tụ tối cao trên cõi thế gian này có một cuộc sống hòa đồng với mọi người như Bác. Cái nhân cách, cái phẩm chất lớn lao nhất của Hồ Chí Minh là ở chỗ đó. Một con người hiếm có ở cõi thế gian. Phương Đông và phương Tây, Quốc gia và Quốc tế, Lý trí và Tình cảm, Lãnh tụ và Dân thường, tất cả đều hòa nhập làm một trong một con người. Hồ Chí Minh đã giải quyết những mâu thuẫn ấy trong bản thể của mình một cách biện chứng và tuyệt vời. Bác không chỉ vĩ đại khi đứng ở một Cực mà đã nối liền các Cực hòa quyện trong bản thân, Âm Dương hợp nhất trong một bản thể. Một con người có nhân cách lớn, một con người theo đúng nghĩa làm Người. Vì vậy, Bác đã được thế giới tôn vinh là "Danh nhân văn hóa, Anh hùng giải phóng dân tộc". Bác Hồ là một "Vị Thánh của Cách mạng". Bác Hồ đồng thời là một Nhà tiên tri. Trong thế kỷ XX, Bác Hồ là một vị lãnh tụ tối cao đã đem tài đức của mình ra để giải phóng đất nước thoát khỏi sự xâm lăng của nước ngoài. 1.                               có năng lực thâu thái tri thức mọi thời đại Đông – Tây – Kim – Cổ, có bản lĩnh hội nhập, tiếp biến để phát triển dân tộc, con người và đất nước Việt Nam; cả một đời mang hoài bão, khát vọng về một nền hoà bình vững chãi trên quả đất, về tự do – bình đẳng – bác ái đích thực cho tất cả các dân tộc, về một thế giới văn minh thắng bạo tàn, nhân tính vượt lên thú tính, con người yêu thương và tin cậy lẫn nhau, sống trong tình yêu và hạnh phúc “quan san muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em”…; là một người có đạo đức cao cả, với động cơ vĩ đại, cao thượng và lối sống thanh tao, giản dị của bậc hiền triết Á Đông, mang đậm nét bản sắc Việt Nam. Trả lời một nhà báo cộng sản Cu Ba về điều quan trọng nhất trong cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi hiến đời tôi cho nhân dân tôi, cho dân tộc tôi và cho cả nhân loại”. Cũng như vậy, khi được hỏi về những giá trị chủ đạo nào mà Người đã theo đuổi trong cả sự nghiệp đấu tranh cách mạng của mình, Người nhấn mạnh, độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho đồng bào mình và cho tất cả mọi người. Đó chính là hệ giá trị của phát triển: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Hệ giá trị đó được Người nghiền ngẫm lựa chọn và theo đuổi suốt đời mình. Đó là chỗ kết tinh, cô đọng những tư tưởng cao sâu của Người nhìn từ mọi góc độ, chiều cạnh: học thuyết giải phóng, triết lý nhân sinh, chủ thuyết phát triển của Người; là chính kiến, chủ kiến của Người trong hành động; là nơi quy tụ cả triết học và minh triết của Người trên tư cách nhà tư tưởng và bậc minh triết. Bởi vậy, nói đến di sản Hồ Chí Minh, trước hết, chúng ta nói đến di sản của Người trên lĩnh vực tư tưởng lý luận. Đó là cả một hệ thống lớn những quan điểm và quan niệm, những nguyên tắc và phương pháp của Người về cách mạng Việt Nam, một bộ phận hữu cơ của phong trào cách mạng thế giới, về con đường phát triển của Việt Nam theo lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cũng có người nhấn mạnh đó là độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nếu nghiên 2.                               cứu kỹ lưỡng cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Người, các trước tác, văn phẩm Hồ Chí Minh cũng như hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú mà Người trải qua hơn 6 thập kỷ, từ tuổi trẻ đến những năm tháng cuối đời, chúng ta sẽ thấy, dân chủ là mối quan tâm thường trực ở Người, thấm sâu vào trong độc lập dân tộc, trong chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mà Người hằng theo đuổi. Điều đáng nói là ở chỗ, Hồ Chí Minh không chỉ là nhà tư tưởng, người thiết kế lý luận về dân chủ, mà còn là người đặc biệt quan tâm tới thực hành dân chủ. Sự kết hợp nhuần nhuyễn này đã làm nên điểm đặc sắc nối liền tư duy và hành động, lý luận và thực tiễn ở Hồ Chí Minh. Người thực sự có những phát triển sáng tạo về lý luận và phương pháp cách mạng, làm phong phú và sâu sắc thêm chủ nghĩa Mác - Lênin, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin sống động trong thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng thế giới mà Người đã có ảnh hưởng to lớn, đã để lại những dấu ấn sâu đậm không phai mờ trong lịch sử – cả lịch sử tư tưởng lẫn lịch sử đấu tranh cách mạng, trong đời sống chính trị thực tiễn hiện đại và đương đại. Cần nhận rõ nội dung di sản tư tưởng lý luận Hồ Chí Minh, giá trị và ý nghĩa lịch sử của di sản ấy, thấy ở đó một chủ nghĩa Mác - Lênin sáng tạo được hiện hữu qua tinh thần vàphương pháp Hồ Chí Minh, qua đạo đức và văn hoá của Người, tựu trung lại là một chủ nghĩa nhân văn, giá trị nhân văn Hồ Chí Minh, sự chung đúc làm một, khoa học, cách mạng và nhân văn Hồ Chí Minh. Đó cũng chính là bản chất, là đặc điểm nổi bật, nhất quán trong di sản tư tưởng của Người cũng như trong hành động, trong lối sống, trong văn hoá, đặc biệt là văn hoá ứng xử của Người. 2. Di sản Hồ Chí Minh - nội dung, giá trị và ý nghĩa Là một hệ thống lớn, di sản tư tưởng lý luận Hồ Chí Minh bao quát những vấn đề sau đây: - Tư tưởng về giải phóng dân tộc, về cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Trên phương diện này, lý luận cách mạng giải phóng dân 3.                               tộc của Hồ Chí Minh là lý luận chống chủ nghĩa thực dân, cả thực dân cũ và thực dân mới mà Người gọi là hai đế quốc to. Về mặt học thuyết, Hồ Chí Minh là người đề xướng học thuyết giải phóng, bao gồm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Điểm sáng tạo mới mẻ của Hồ Chí Minh là ở chỗ, giải phóng dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân, do đó, một mặt, Người vượt qua ý thức hệ phong kiến và tư sản, lập trường nông dân và chủ nghĩa dân tuý, đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân cách mạng. Mặt khác, giải phóng dân tộc để giải quyết vấn đề độc lập dân tộc, dân chủ, Hồ Chí Minh nhận ra mối liên hệ hữu cơ giữa giai cấp (giai cấp công nhân) với dân tộc, dân tộc với giai cấp và do vậy, độc lập dân tộc tất yếu gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, quá độ bỏ qua chủ nghĩa tư bản để tiến tới chủ nghĩa xã hội. Người đứng trên lập trường cộng sản, chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân để tìm con đường và động lực phát triển của cách mạng, coi chủ nghĩa dân tộc là một động lực của tiến bộ, phát triển, miễn là đặt nó gắn liền với chủ nghĩa quốc tế. Người cũng nhận rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận không tách rời của cách mạng thế giới. - Tư tưởng về Đảng cách mạng chân chính với tư cách Đảng kiểu mới. Đảng mang bản chất khoa học và cách mạng, bản chất giai cấp công nhân. Đảng là đội tiên phong của giai cấp, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc. Hồ Chí Minh có đóng góp quý giá về việc luận chứng sự cần thiết phải có Đảng, trong Đảng phải có chủ nghĩa (Mác - Lênin) làm cốt, ai ai cũng phải hiểu, phải tin theo, làm theo chủ nghĩa đó. Luận chứng về tính đặc thù Việt Nam trong quy luật ra đời của Đảng, Người nhấn mạnh tới phong trào yêu nước của dân tộc kết hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân. Điều này chứng tỏ rằng, từ trong bản chất của mình, Đảng ta ngay từ khi ra đời đã gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam và tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta đã tạo nên sức mạnh và trở thành cơ sở xã hội – lịch sử của giai cấp công nhân và của Đảng. Nhờ đó, dù còn nhỏ bé về số lượng và về chất lượng, tuy chưa trải nghiệm đầy đủ trong môi trường đại công nghiệp, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam vẫn đảm trách được sứ mệnh vẻ vang của mình. Đảng ta là con nòi của giai cấp, Đảng phấn đấu hy sinh vì giai cấp, dân tộc và nhân loại. Đảng tồn tại chỉ với lý do đó, tồn tại để một đời phụng sự lợi quyền của dân, vì dân. Giải thích ấy của Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận rõ vì sao Đảng tin dân và dân một lòng theo Đảng, cảm nhận một cáchthực tế, trực tiếp rằng, Đảng là Đảng của mình. 80 năm trong lịch sử Đảng, với 65 năm Đảng ở vị trí Đảng cầm quyền, đánh thắng “hai đế quốc to”, kiên định con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới ngày nay, tạo nên thế và lực của Việt Nam trong thế giới đương đại - đó là những bước ngoặt phát triển đã gắn liền Đảng với dân, dân với nước, với Đảng. Khi còn phôi thai, trứng nước, Đảng chưa ra đời, Nguyễn Ái Quốc trong “Đường Cách mệnh” (1927) đã chỉ rõ “tư cách của người cách mệnh”, đã nhấn mạnh 4 đức – cần, kiệm, liêm, chính, đã khẳng định “phải giữ chủ nghĩa   

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: