6.5 Pbiet Khieu nai & to cao
Câu 3: Phân biệt khiếu nại và tố cáo? Trình bày thủ tục giải quyết tố cáo?
A- Phân biệt khiếu nại và tố cáo.
* Khái niệm: (Khoản 1, điều 2, Luật khiếu nại số 02/2011/QH13) - Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Khoản 1, điêu 2 luật tố cáo 2011 . Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Công dân hiểu theo nghĩa rộng gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài (có một hoặc nhiều quốc tịch ), người không quốc tịch (không có quốc tịch của bất cứ một nước nào) đang sống và làm việc tại Việt Nam.
* Giống nhau:
- Đều là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Là biện pháp ngăn chặn và loại trừ vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cá nhân, tổ chức và nhà nước
- Là phương tiện pháp lý thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
- Người khiếu nại và người tố cáo đều phải có nghĩa vụ “trình bày trung thực về nội dung sự việc
- Công dân, tổ chức thực hiện quyền của mình thông qua các quy phạm pháp luật của luật hành chính về Khiếu nại; và tố cáo…
* Khác nhau:
1. Chủ thể khiếu nại, tố cáo:
- Chủ thể của khiếu nại:
+ Là Công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức.
+ Chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi chính đối tượng của hành vi đó hoặc là người được những người này uỷ quyền theo quy định của pháp luật.
+ Những người không thuộc diện vừa nêu trên khi phát hiện thấy các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có biểu hiện vi phạm pháp luật, cũng không có quyền khiếu nại, họ chỉ có thể “tư vấn”, “góp ý” hoặc sử dụng các hình thức tác động khác để chính người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thực hiện hành vi khiếu nại.
- Chủ thể của tố cáo:
+ Chỉ có thể là công dân.
+ Chủ thể của hành vi tố cáo có liên quan hay không có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của việc tố cáo, công dân vẫn có quyền thực hiện hành vi tố cáo của mình.
+ Không cho phép sử dụng người đại diện hợp pháp hay ủy quyền trong tố cáo
2. Quyền và nghĩa vụ
- Người khiếu nại:
+ Có nghĩa vụ “khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết”
+ Có quyền rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào.
+ Không phải chịu trách nhiệm khi họ khiếu nại không đúng
- Người tố cáo:
+ Có quyền “gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền”. Người tố cáo không có nghĩa vụ phải tố cáo tại đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, họ có thể tố cáo tại bất kì cơ quan, tổ chức Nhà nước nào.( Để đảm bảo bí mật, người tố cáo thường đến trực tiếp trình bày).
+ Có quyền yêu cầu những người có thẩm quyền giữ bí mật họ tên địa chỉ bút tích của mình. Yêu cầu thông báo kết quả của việc giải quyết tố cáo. Yêu cầu bảo vệ khi bị đe dọa trù dập trả đũa ( thực tế thì không được thực hiện triệt để).
+ Có nghĩa vụ nêu rõ họ tên địa chỉ của mình. Nếu tố cáo mà không nêu rõ họ tên địa chỉ của mình thì là tố cáo nặc danh và không có giá trị pháp lý để xem xét (nhưng trong thực tế cũng có sử dụng ). Tố cáo nặc danh thì không có giá trị để xem xét, giải quyết.
+ Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật nặng nhất là trách nhiệm hình sự.
+ Người tố cáo không được rút lại đơn tố cáo
Bộ luật hình sự, tại Điều 122 quy định về Tội vu khống, những người có hành vi “bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền”, đối với các trường hợp khác ở mức độ nhẹ hơn thì chưa có hình thức để xử lý, đối với những công dân là Đảng viên, nếu họ tố cáo sai sự thật thì họ còn có thể phải chịu kỷ luật Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng.
+ Nhà nước ta khuyến khích, động viên, khen thưởng những người có hành vi tố cáo đúng, góp phần làm rõ, điều tra, truy tố, xét xử những vụ án lớn, coi họ như là người có thành tích trong sản xuất, chiến đấu, như một người có công với công cuộc đấu tranh chống tiên cực, tham nhũng.
3. Đối tượng của khiếu nại, tố cáo.
- Đối tượng của khiếu nại: Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bị người khiếu nại cho là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khiếu nại.
- Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
+ Khiếu nại được giải quyết lần đầu tại chính nơi có thẩm quyền ra quyết định hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật là đối tượng của hành vi khiếu nại ( người trực tiếp ra quyết định hoặc người đứng đầu cơ quan ra quyết định hành chính bị khiếu nại).
+ Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có thể tiếp tục thực hiện quyền khiếu nại của mình lên cấp trên trực tiếp của cấp đã có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc giải quyết khiếu nại chỉ được giải quyết ở 2 cấp, nếu người khiếu nại còn khiếu nại thì phải khởi kiện tại Toà án.
+ Từng cấp giải quyết khiếu nại bao gồm Chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh; Giám đốc các Sở và các cấp tương đương thuộc UBND tỉnh; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; Tổng thanh tra.
+ Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, ... thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý mà thông báo và chỉ dẫn cho người khiếu nại bằng văn bản. Việc thông báo chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại...” (nghị định 75/2011/NĐ-cp hướng dẫn luật khiếu nại).
- Thẩm quyền giải quyết tố cáo: (điều 12- điều 18 luật tố cáo 2011)
+Tố cáo cán bộ công chức của cơ quan nhà nước tổ chức chính trị xã hội thì thủ trưởng của cơ quan tổ chức đó có thẩm quyền giải quyết.
+ Tố cáo thủ trưởng của cơ quan nhà nước tổ chức chính trị xã hội thì thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người bị tố cáo sẽ giải quýêt
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực do cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó có thẩm quyền giải quýêt
+ Tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự sẽ có thẩm quyền giải quyết
+“Trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển đơn cho cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu”
5. Thời hiệu khiếu nại, tố cáo
- Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, thời hiệu được tính là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày kể từ ngày nhận được quýêt định giải quyết khiếu nại lần đầu hay từ ngày thời hiệu giải quyết khiếu nại lần đầu đã hết mà khiếu nại không được giải quyết. Ở vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 45 ngày kể từ ngày nhận được quýêt định giải quyết khiếu nại lần đầu hay từ ngày thời hiệu giải quyết khiếu nại lần đầu đã hết mà khiếu nại không được giải quyết.
- Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về thời hạn tố cáo.
* Mối quan hệ giữa khiếu nại và tố cáo.
Trên thực tế, không phải lúc nào khiếu nại, tố cáo cũng hoàn toàn độc lập với nhau. Trong nhiều trường hợp khiếu nại và tố cáo có mối quan hệ mật thiết.
“Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì cơ quan nhận được có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại theo quy định của luật Khiếu Nại, còn nội dung tố cáo thì xử lý theo quy định của Luật tố cáo. Theo đó, nếu đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì ta phải tách nội dung khiếu nại ra để giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và nội dung tố cáo phải giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
Thủ tục giải quyết tố cáo
- Thời hạn giải quyết tố cáo:
+ Thời hạn tố cáo: Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định về thời hạn tố cáo. Có nghĩa là pháp luật không hạn chế về thời hạn tố cáo, nếu công dân phát hiện ra những việc làm họ cho rằng vi phạm pháp luật thì đều có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
+ Thời hạn giải quyết tố cáo: Về thời hạn giải quyết tố cáo của cơ quan, các nhân có thẩm quyền phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
- Nhận đơn và thụ lý đơn tố cáo:
Kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết. Đối với những tố cáo không thuộc thẩm quyền thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người tố cáo có yêu cầu thì việc thụ lý đơn phải báo cho người tố cáo.
Trường hợp cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn cho người tố cáo thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn.
- Thời hạn giải quyết tố cáo:
Kể từ ngày thụ lý đến không quá 60 ngày đối với các vụ tố cáo thông thường và 90 ngày đối với các vụ tố cáo phức tạp, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải giải quyết
- Ra quyết định về tiến hành xác minh và kết luận về nội dung tố cáo, trách nhiệm của người có hành vi vi phạm pháp luật hoặc áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm.
- Hồ sơ giải quyết tố cáo.
Câu 4: Nêu thực trạng và giải pháp thực hiện Luật đất đai trên địa bàn thành phố Hà nội ( hoặc ở địa phương nơi đồng chí công tác) ?
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip