Chương 2. Lụa Nam Phương
[Chú ý] Các tình tiết trong chương là trí tưởng tượng của tác giả không liên quan đến bất kì một sự kiện, nhân vật đời thực nào. Mọi sự trùng hợp nếu có đều chỉ là ngẫu nhiên.
"Trời ơi..."
Nghe anh ta muốn kiểm chứng, Trọng ngay lập tức muốn nói họ không cần phải làm vậy bởi vì những cổ vật ở đây đều đã được anh tuyển chọn công phu thông qua nhiều khâu. Nó là tài sản anh bỏ công mua về, đương nhiên không thể mua phải hàng nhái được, nhỡ lỗ thì biết khóc lóc bắt đền ai?
Chưa kể bức tranh niêm phong hoàn mỹ trong khung để giữ gìn chất liệu vốn có của nó, không phải muốn mở là mở.
Một bức tranh đột nhiên dấy lên hồi thị phi, đúng là cảnh không ai ngờ tới. Trọng nghi ngờ mấy người này muốn tới gây sự với anh đây mà.
Có người không nhịn được nên chen vào: "Cậu Trọng, tôi thấy đa số người ở đây đều là dân sành nghệ thuật, chủ yếu là họ bày trò để được thấy tận mắt, sờ tận tay chất lụa chứ không phải là không tin cậu. Danh tiếng của bức tranh này không nhỏ, chúng tôi không phải nghi kị gì cậu đâu, chủ yếu là muốn chiêm ngưỡng thôi."
Rõ ràng rằng, dòng lụa Nam Phương đã thất truyền hơn nửa thế kỷ nay, đã từ rất lâu truyền nhân nhà họ Võ không còn xuất hiện công khai trước công chúng, họ lựa chọn lối sống ẩn dật như những kẻ tu sĩ, kể cả lụa cũng ngừng dệt.
Số lụa còn sót lại hiếm đến thám thương, nghĩ về thời kỳ thịnh vượng của lụa Nam Phương và những cột mốc huy hoàng mà tên tuổi nó đạt được trong quá khứ, không ai không nén nỗi tiếc nuối.
Năm xưa cũng chỉ bậc vua chúa trong cung mới có vinh hạnh dùng chất lụa này khoác lên mình, cho nên người từng có cơ may sờ vào nó ngoại trừ hoàng thân quốc thích ra còn lại là những thương nhân phú hào giàu nứt đố đổ vách.
Thấy tất cả mọi người đều dùng ánh mắt lấp lánh mong đợi nhìn mình, Trọng rất khó xử. Anh không nỡ đem bức tranh phơi ra ngoài không khí cho người khác mố xẻ, nhưng tình hình thế này, không mở ra là không xong với bọn họ.
Lúc xoay người anh bất giác nhìn Thanh Thế một cái cầu cứu, gương mặt vốn lạnh nhạt của Thế hơi giãn ra, hân ôn tồn: "Nếu có hư tổn gì, tôi chịu bảy, anh chịu ba."
Lời của hắn rất có trọng lượng, cũng đáng tin nhất.
"Hào phóng quá!"
"Cậu đúng là người tốt mà!"
Tất cả mọi người không tiếc lời cảm kích nhìn hân, cố vật trước mặt chỉ cách có vài bước, được sờ tận tay là cơ duyên không phải muốn cầu là được. Nhờ có sự bảo hộ của hắn mà Trọng an tâm hơn phần nào, to gan lớn mật cho chuyên gia đến tháo dỡ khung kính ra.
"Tuyệt quá!"
“Mêm mịn như tơ, bề mặt trơn nhân nhưng không quá bóng bẩy, không quá mỏng nhưng không thể tính là dày. Thứ này may thành trang phục mặc vào sẽ vừa tôn lên nét trang nhã vừa thoát tục, đông ấm hạ mát, thảo nào có tiếng đến như vậy." Người phụ nữ trầm trồ thốt ra một câu.
"Qua trăm năm rồi mà vẫn giữ được đặc tính vốn có của lụa. Tôi đúng là không còn gì phải bình phẩm thêm. Hôm nay được sờ tận tay nhìn tận mắt lụa Nam Phương cũng xem như sống trên đời không uống phí, đều là phải cảm ơn hai chàng trai này đây." Người đàn ông mặc suit cần thận nghiêng mình.
Dường như Thanh Thế không còn nghe xung quanh người ta đàm thoại cái gì, hần còn chưa thoát khỏi cảm xúc bồi hồi trong ngực. Nơi ngón tay chạm vào thớ lụa còn toát lên xúc cảm mềm mại như chạm vào mây, tưởng chừng chúng có thể hòa tan ra bất kỳ lúc nào vậy.
Không thể nào rời mắt.
Giai điệu cổ điển đương còn vang vọng trong gian phòng màu vàng ấm, người ta xôn xao bức tranh một chập rồi cũng đường ai nấy đi, họ ghé đông ghé tây xem những cổ vật khác.
Duy chỉ có một người kiên trì lắng lặng đứng nhìn bức tranh, sườn mặt nghiêm nghị hiếm khi giãn gia, hai hàng lông mày cũng không cau có nữa.
"Bàn tay như thế nào mới có thể tạo ra một kiệt tác như vậy chứ?" Hắn lấm bẩm.
“Này, cậu cả, cậu làm sao vậy?"
"Cậu không thấy tôi ngâm tranh sao?"
Duy Linh biết món bảo vật này đã rơi vào tầm mắt của cậu cả nhà ông Thống đốc rồi cho nên cười khanh khách, hàm ý khuyên nhủ: "Cậu tỏ ra yêu thích lộ liễu như vậy thì ông Trọng sẽ hô cái giá trên trời cho coi. Mua thì có thế thôi, nhưng mà giá chát lầm, phí của
Ai lường đâu Thanh Thế nhíu mày, nhìn cậu một cách quái đản: "Ai bảo tôi muốn mua?"
"Cái đẹp chỉ đúng nghĩa khi được đặt ở nơi nó nên thuộc về. Nếu đem bức tranh về nhà treo mà chẳng ai thưởng thức được thì chẳng phải chôn vùi giá trị của nó à?"
Hần tự hiểu mình nhất, đầu tiên là ương ngạnh, thứ hai là chiếm hữu, chưa bao giờ để thứ mình thích tuột khỏi bàn tay.
Tuy nhiên đối với nghệ thuật thì khác, tấm lòng của người yêu cái đẹp nằm ở việc nhận thức và chiêm ngưỡng chứ không nên chiếm hữu cho riêng mình.
Dó chính là nguyên tắc hần tự đặt ra.
Dật vào trường hợp của bức Giang Sơn Đồ trên, nếu đem về dinh thự nhà hắn để treo thì không ai đoái hoài đến nó, thậm chí còn lầm tưởng nó là một bức về xoàng sĩnh xáo rồng ấy chứ. Nó chỉ có thế tấm ngắm tầm ngầm đầu hìu héo mòn đi theo thời gian.
Còn khi được đặt ở triển lãm nó sẽ vinh dự được người ta chiêm ngưỡng và ngợi ca nức nở, cái đẹp giống như đâm chồi phát tán theo gió mùa, sẽ càng ngày càng có nhiều người biết rằng tồn tại một kiệt tác như thế, bất hủ theo thời gian như thế.
Duy Linh và cả Trọng khó nên kinh ngạc mà chăm chăm nhìn vào Thế. Không biết cậu cả ngang ngạnh năm xưa từ khi nào tính nết đã đổi.
Chốc chốc, chỉ thấy Thế hít sâu rồi thở dài một hơi, giọng trầm ngâm như ngậm ngọc: "So với kiệt tác thì tôi quan tâm đến nghệ nhân hơn, thật muốn xem xem truyền nhân họ Võ là bộ dạng như thế nào, vì sao không tiếp nối truyền thống lâu đời của đại gia tộc.
Trọng kích động quá mức, hỏi gặng: "Cậu muốn làm gì?"
Nghe cách nói này của hắn thì chắc mấm là muốn đĩ Nam Kỳ tìm nhà họ Võ rồi. Trọng biết người bạn này không có gì ngoài tiền tài và quyền thế, nhưng mà lặn lội đường xa để tìm một người mình không quen biết, thậm chí còn không rành người ta ở đâu thì có võ công rồi nghề quá chăng?
Ánh mắt Thế sáng ngời, so với những ngôi sao ngoài đêm còn có phần rực rỡ sắc sảo hon.
"Tôi sẽ đem một tấm lụa Nam Phương trở về."
Trọng há hốc mồm, Linh so với Trọng còn há mồm to hơn.
Trọng không tình nguyện đạp đổ lý tưởng của bạn mình, nhưng có một số chuyện không nói không được: "Cậu làm tôi bất ngờ đấy! Nói sao đây nhỉ, cậu đừng buồn chứ tôi nghe đòn nhà họ Võ nay không bằng xưa, càng ngày càng suy thoái, nhân mạch đã đứt đoạn từ vài đời trước rồi. Hiện tại còn có một người nỗi dõi duy nhất nhưng anh ta bệnh hoạn quấn thân đang chờ ngày chết, còn tha thiết gì đâu mà dệt vải cho cậu?"
Thám như vậy thật sao?
Thanh Thế đi du học nhiều năm nên tin tức trong nước dĩ nhiên không nhạy bằng con buôn như Trọng. Có điều những thứ hẳn đã quyết định thì khó mà rút lại.
Thế giặt hai tay sau lưng, thong thả mở cái miệng cao quỳ: "Thực hư thế nào, đến nơi là biết."
Trên đời thật sự tồn tại cái gọi là cơ duyên, giống như việc hân về nước đúng dịp triển lâm của Trọng, giống như việc hẳn không am hiểu tranh và lụa nhưng lại bị Giang Sơn Đồ thu hút.
Một quyết định chóng vánh dẫn đến cuộc hội ngộ ngoài ý muốn sau này....
Ngay thời khắc ngồi trên chuyến tàu Thống Nhất xình xịch băng qua thung lũng vào buổi đêm, Thế ngắn ngơ nhìn những đốm vàng phát quang bên ngoài ô cửa.
Cảnh vật không ngừng úa vào mắt như lật từng bức tranh kính diễm, bằng có một con đom đóm nhỏ chạy đua với tốc độ đoàn tàu va vào cửa kính trước mặt hắn. Thoáng một cái, ánh sáng vàng đương độ rực rỡ nhanh chóng tàn lụi, chỉ còn lại màn đêm vô tận.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip