4 hồi ức mơ hồ
Hè trong ký ức ùa về.
những đọt cây chuối xanh ẩn bóng sau cái đám tre đứng tuổi, những làn ấm thổi rơi lá tre già khô khéo lê lết trên những ngóc ngách của tuyến đường làng quanh co, những tiếng cười trẻ con che lấp cái vắng lạnh của thôn quê. Tôi về thăm ông bà ngoại sau mấy tháng xa biệt.
Một tiếng chim sẻ nhẹ nhàng kêu rếu rít, xóa đi sự tĩnh mịch của mặt nước trong cái hồ lớn đầu làng quê. Quãng đường phong phanh tiếng những con chim háo đói đang ẩn nấp rình rập chờ miếng ăn trên cánh đồng lúa chín muồi sai hạt. Mấy con cua trèo lên các ụ đất cao để săn mồi bỏ bụng, nhưng không ngờ rằng những con cò đã đợi sẵn trước, giờ kẻ đi săn lại là chính con mồi trong cuộc chơi một sống một còn này.
Con ngươi tôi mở ra một căn nhà truyền thống đã quá quen thuộc với tôi. Khi hệ sinh thái tuần hoàn làm hao mòn mái lá của căn nhà quá tuổi, là lúc tôi ở hiện tại nhận ra bà đã quá già. Bà khòm khòm đi gậy, chờ dưới gốc cây khế chua lè chua lét, cặp mắt đã bị mờ đến mức không biết dáng người tôi từ khoảng cách đối diện. Nhưng tôi vào lúc đó chưa hiểu được, vô tư vùi lấp trong cái ôm ngọt ngào ấy từ bà.
Tôi đi xuống từ xe, chiếc váy màu xám chấm bi hòa vào khung cảnh. Bà đến ôm tôi một cách lõng lẻo, rồi nhìn phía bố mẹ mà hỏi: "Bây có ở lại đây với cháu tao không?." Nhưng không lời phản hồi, bà ra sức bảo:"Nếu bận thì bây cứ dẹp đồ con mày vào phòng tao đã chuẩn bị.". bà sua tay ra kêu bố mẹ làm lẹ làng, bố mẹ cũng vát balo và vali đồ tôi vào nhà.
Bà tôi cười híp mắt bảo tôi "muốn ăn gì không?.", tôi nói rằng: "Cháu mới ăn rồi.". Bà cũng hiểu được sự nói dối vụn về, bà kêu tôi đi lấy sách từ chỗ chú Duy. Bà đội lên đầu tôi nón rộng vành khủng khỉnh, cho tôi một ít tiền mua kẹo.
Tôi thong dong, cầm lấy chiếc nón rồi nhảy như thỏ ra khỏi nhà bà. Nghe thấy tiếng khởi động xe, tôi bất giác ngóng lại thì xem được bóng lưng bà dõi theo khói Sau xe mịt mù, đợi thật lâu, bà mới chịu vô nhà. Tôi tắt đi cái vẻ tươi tắn. đôi lúc làm trẻ con cũng rất khó, nhất là khi để giữ lấy vẻ hồn nhiên mọi lúc. Tôi muốn sống tốt nhất thì cũng là con người vô cảm nhất, thế nên tôi cũng không đòi hỏi thế giới này ban phát niềm vui nào. Tôi phải chạy thật xa, đến khi nào hiện thực không đuổi theo thì mới dừng. Dừng ở Một con ngõ cụt nhiều rẽ, thì một cô bé mắt ngấn lệ đang ở bên một cây cột điện cao chót vót, tôi khẽ lại hỏi thăm chuyện gì. Cô bé ấy sợ sệt, núp sau cột mà cố gắng chạy trốn.
Tôi tiếp cận từ xa, nhè nhè hỏi cung:
"Xin chào cậu, có thể bạn cần giúp phải không ạ?, cậu cần gì thì nói tớ."
"Cậu có biết chỗ bán cá hồi nào không, tớ quằn nãy giờ vẫn chưa biết nơi nào bán."
Giọng cậu ấy gấp gáp thổn hển, dường như rất hoảng sợ quan mang, nước mũi thì lòng hòng. Tôi liền đem cái khăn tay mới mua đưa cho cậu ấy.
"Này, lấy mà quẹt mặt nhem nhuốc đi."
"Dơ lắm hả, tớ xin lỗi nhiều."
"Có xíu mà xin lỗi gì, nhanh đi không lại ròng ròng bây giờ."
"Kể tớ nghe sao cậu lại mua cá hồi ngay lúc trái mùa thế này dị, nghe nói nó cũng hiếm có ở quê lắm, không kẻo còn chẳng có nữa đấy."
"Thì mẹ tớ mới sinh em bé, cơ thể còn yếu nên tớ được bố kêu kiếm cá hồi cho mẹ tớ ăn tẩm bổ."
"Ồ, thế cậu cũng lên chức chị tới nơi rồi. Mà tớ biết chỗ này có thể bán cá hồi cho cậu này, nắm tay tớ dẫn đi."
Nó chằng chừ nghi hoặc nhưng vẫn chạm lấy bàn tay đang vươn đến, hai bàn tay đan lại chặt chẽ như một mắc xiềng xích chói buộc chúng tôi thành một bản thể. Mái tóc tôi dài ngang vai bị xỉ màu vàng phấp phới dưới hàng cây bàng. Nó thử nới loãng ra khỏi tay tôi nhưng càng lúc càng chặt chẽ hơn nữa, hình như có một keo gì đó như keo 502 giữ hai đứa bên nhau. Tôi dìu dắt nó đến khu chợ sầm uất nhất, khi đến chợ cá thì mùi tanh của cá ương bóc lên nực nồng qua cống thoát nước. Máu chảy xuống đất rồi dính khô rang, những xề cá chắt cá mới đánh hoặc còn tươi rói một cách hỗn độn.
Nằm ngoài khu chợ, một tiệm cá khang trang mọc lên như nấm lạ giữa vùng đất bộn bề này. Thấp thó từ ngoài xa thì chú bán cá đã bỏ ngay công việc làm cá cho một bà cô lớn tuổi để đón tôi. Chú cởi bao tay, bế tôi lên như một siêu anh hùng vĩ đại, nhưng mùi tanh của chiếc tạp dề sọc lên tận óc. Tôi đẩy bác ra, bịt hai lỗ mũi mà cào nhào:"Chú hôi mùi cá quá, thả cháu xuống.". Chú đặt tôi dưới đất, tôi kể tường tận cho chú nghe về vụ bạn ấy muốn mua cá hồi. Chú tôi chợt mừng rỡ vì hôm nay người nhập cá có tặng chú một ít cá. Chú tôi mở tủ đông ra, bỏ hộp cá vào túi ni lông đen, cậu ấy nhận lấy bằng hai tay, rặt đầu cảm ơn xối xiết vì chú không lấy tiền bạc.
"Cảm ơn cậu và chú rất nhiều, nhưng tớ vẫn còn một số món đồ cần phải mua nên tớ đi trước nhé."
"Hẹn gặp cậu vào một hôm khác, nếu có dịp gặp lại thì tớ nhất định sẽ đãi cậu bánh tớ làm. Thôi tớ đi thiệt đây!."
"Tạm biệt cậu."
Nhớ ra là bà kêu tôi đi lấy sách, tôi quay quắt tìm chú thì chú đã làm xong cá cho vị khách kia. Tôi dựt quần chú vì thân hình nhỏ con chỉ tầm chân chú, chú ngồi xổm xuống vảnh đôi tai, tôi ghé tai hét thật to: "Bà ngoại cháu kêu chú trả sách.". Chú hoãn quá luống cuống ngã về về sau, hai tay chỉa về sau để chịu lực. Tôi vô tâm cả thèm cử động dù chỉ là một chút ét nào.
"Cái con nhỏ này, doạ chú chết luôn đấy."
"Trả thù vụ năm ngoái chú lừa cháu ăn phải gừng trong đóng táo chú gọt."
"Trí nhớ cũng tốt lắm đấy."
"Chú nhanh lấy cho cháu cuốn sách đi."
"Được, để chú lục lọi trong đám kệ sách trong tiệm."
Tôi ngước về phía tủ sách sạch sẽ, thấy mấy cuốn nặng cả ký mà ớn mình. Chú nhét ngón tay vào tầng 2 của kệ, khều ra một quyển sách nhạc cụ thì tự dưng tôi nghĩ ra câu hỏi: "Tại sao.". Thường ngày tôi đều thấy bà rất ít đọc sách, nhưng chưa bao giờ nhắc tới việc bà lại biết về âm nhạc, tôi hỏi chú rằng: "Tại sao bà cháu lại có cuốn sách đó dị chú?.". Chú nghẹn lời, không biết nên kể câu chuyện từ bao giờ.
Chú vổ vai, khựng khựng lại trong mỗi ánh mắt. Tôi cũng đông lạnh, không biết ăn gì mà còn chát trong khoang miệng. Chú ngân dài: "Cháu lớn dị rồi, chắc cũng nên biết chút về gia thế gia đình cháu.".
Chú kể với tôi rằng:" từ bà cháu hồi còn trẻ trung thì bà đã bộc lộ nhan sắc trời phú, bà là thiếu nữ xinh đẹp nhất vùng này. Tuy ông cố của cháu khó khăn nhưng vì muốn có được bà cháu, một số người đã bắt chấp tất cả. Cho đến khi một chàng trai nhạc sĩ phải lòng bà cháu trong một buổi trình diễn âm nhạc do chính anh ta diễn. Từ cái nhìn đầu, chàng ấy đã yêu sâu đắm bà, thật liều lĩnh khi chàng ấy đã tỏ tình cô gái ấy nhưng bất ngờ họ đã yêu nhau say đắm tự bao giờ. Hai người họ sinh được một đứa con trai, sống bên nhau đến khi biến cố xảy ra: chàng trai ấy trong lúc lái xe đã bị xe khác tông. Từ ấy nàng cô gái ấy luôn nhớ về chàng, từ đó chàng trai ấy vẫn trường tồn trong tim của người con gái ấy. Đến chết trái tim chỉ đủ chỗ cho Minh Hiếu của cô gái ấy."
"Giờ cháu mới biết ông cháu làm một nhạc sĩ tài hoa, nhiều khi cháu cũng hỏi bà: "Ông ngoại cháu đâu rồi.", những lúc ấy bà buồn lắm, cháu thấy đôi mắt bà xoe xoe đỏ, nhưng cháu không bao giờ biết được đáp án. Từ đó, cháu rất ít nhắc về ông trước bà."
"Cháu cũng biết đấy, đây là cuốn sách nhạc của ông ngoại cháu. Có đợt, Chú đúng lúc qua thăm thì thấy bà luôn buồn bã mà lật cuốn sách nhạc lũi thủi trong phòng, nhân tiện đó chú đánh lạc hướng, kêu bà cháu đi pha trà rồi chuồng lẹ về nhà. Bà cháu có qua nhưng chú đều phủ nhận đã lấy, chắc có lẽ đây là dịp để bà cháu lợi dụng cháu để lấy cuốn sách."
"Đúng là cháu vô dụng nhỉ, chả bằng một cuốn sách nhạc nên bà mới như thế."
"Không đâu, cháu rất tốt. Nhưng vũ trụ rất khó hiểu, điều ai đó đã trải qua thật tuyệt sẽ nó khắc mãi trong trái tim của ai đó, một vết hằng đau rát. Buông bỏ không được mà giữ cũng không xong."
"Thôi cháu về đi, không bà lại lo lắng đấy, nhớ là đừng để bà một mình nhé."
"Vâng, tạm biệt chú nhé."
Chú đưa tôi cuốn sách trên tay, đưa tôi thêm mấy món kẹo ngọt mà chú thích. Chú dòm ngó đồng hồ thì cũng bắt đầu dẹp tiệm cá trở về căn nhà ven trong lối mòn rừng. Chú thấy trên xạp còn một con cá điêu hồng còn mới chết, liền bỏ vào túi bóng cho hai bà cháu tôi, tôi gật đầu tạ ơn rồi kéo bước chân nặng trịt về với bà.
Khi mùi hương bà rán gà từ tận phòng bếp đã thoát ra khỏi lổ thoáng khí, thì tôi đã về đến. Bà đảo gà, thì dầu kêu búp búp, gà rán nóng bỏng vừa lên dĩa thì tôi đã có mặt sau bà. Tôi nhanh nhẩu bóc miếng da ra ăn trước, bà thấy thế lại gõ cái đủa lên đầu, nhưng bà nói rằng: "Muốn ăn thì lấy thẳng thoi, bà chiên nhiều lắm.", ló qua góc kệ gỗ thì bà lấy hủ gia vị gì đó rắc lên. Một gia vị xanh, tôi nếm thử thì mùi vị nó hơi lợ lợ mà thơm phức đến nổi dậy bùng hương vị gà.
Bà thấy gà cũng nhiều nên kêu tôi mang sang cho em họ xa của tôi, bà chỉ nó gần khúc sâu tận trong đường hẻm kế tiệm bánh cô thu. Tôi ậm ừ, ăn nốt miếng này rồi đem gà sang.
Ngoài trời, mặt trời bữa trưa đã ló dạng sau buổi sáng ngủ dậy muộn, chắc chạt khoảng 11 giờ kém, tôi sánh bước đi vào hẻm nhỏ gọn. Mấy chú mèo hoang đang xơi chuột nhìn tôi cận kẽ suốt dọc đường, "số nhà 235 hẻm mai xuân" gắn chặt sau phía cuối hành trình. Lớp dây leo tự do, đơm những cuộn rối nùi mà nỡ ra hoa trắng biếc. Tôi vén mấy cái sợi dây leo trên dàn trước cổng ra, chui vô khu vườn của chú họ, thấy những đóa hoa ngái đung đưa qua lại, thấy có hồ cá xanh trong vắt với đám cá tung tăng uốn lượn điêu luyện vô trật tự. Tôi nhón gót giày xuống để giới tới chuông cửa. mở cửa, thì một ông chú râu ria bòm xòm đang xách xô đất với cái xẻng xuất hiện, ông ấy hung hăng lướt nhìn lấy tôi. Chú bỏ mọi thứ xuống, ôm chầm lấy cơ thể tôi, tôi cố đánh trả nhưng ông chú lại nói "Lâu lắm mới thấy cháu, lớn cỡ chừng này rồi cơ à.", tiếng khóc vang vọng lên tai.
Tôi thấy dường như có gì đó không lành, tôi kháng cự quyết liệt hết sức bình sinh. Ông chú dữ tợn, giữ tôi như một khóa ổ, tôi òa khóc vì sợ hãi. Kế bên, dàn hoa hồng khiêng mùi hương xải dài khu vườn địa đàng, nhưng hiện giờ một tên ác quỷ đang túm lấy tôi. Không cách, không giải pháp nào có thể khiến tôi thoát ra khỏi hoàn cảnh này. Một con quạ đen, bay lên nóc nhà, nhìn xuống như một vở kịch bi hài.
Chất giọng trầm ấm khởi lên câu nói "Chú Long dở hơi của cháu đây.", khi tôi nín dứt cơn mít ướt thì chú lướt xem tôi với ánh mắt triều mến, bữa trưa rực rỡ tỏa nhiệt độ ập lên hai chúng tôi. Chú ấy từ từ thả ra, tôi hoàn hồn, quá khứ xô lên đầu óc tôi một vài vệt ký ức. Tôi lệ nhòa, mắt rơi vào lỗ trống tâm trạng. Chú ôm, rồi hôn lên trán một vụ hôn gió nhẹ, rồi lại cười, tôi cũng giống chú cười, cười cho những gì ta đã bỏ lỡ, cười cho ta giây phút đánh mất nhau trong quá khứ.
Thì ra đó là chú họ làm ăn trên thành phố mới chuyển về đây sau hai năm,
Chú giờ lạ lắm, ngoại hình đã khác xưa rất nhiều. Trông gầy hơn xưa hẵng, chú nói với tôi là "Chú mới mua nhà này từ chú họ cháu cách đây cũng mấy tháng, chưa kịp cho cháu.". Chú khoe là chú mới có một em bé nữa, chú lịch sự mời tôi vào thăm cháu tôi mà bỏ bê việc làm vườn.
Chú mở cửa, hành lang nối liền một dãy phòng, gỗ bên dưới trơn bóng. Hắt ánh sáng từ cửa sổ cuối hành lang thành một dòng sáng trắng. Bên trong treo lững treo lơ các chậu cây kiểng, bên dưới mát mẻ khi bước lên sàn nhà. Chiếc đồng hồ vừa điểm 12 giờ trưa, con mèo từ cầu thang tầng hai bên phải leo xuống dẫn đường, một ít lông mèo hòa vào không khí động lên mũi tôi vài cọng.
Tôi rón rén nhẹ nhàng để không phát ra tiếng động, hành lang treo những bức hình về gia đình. chú mở cánh cửa phòng, dẫn tôi đến một chiếc nôi bằng gỗ, nhưng chưa kịp ngước vào nôi, thì tôi thấy dì đang thíp đi trên giường rộng rãi, mái tóc bết dính sau mấy những ngày ở cữ.
Quạt trần quay ù ù trên trần, làn gió làm những lọn tóc mai của dì cử động. Tiếng trẻ em trong nôi, tiếng cây bên ngoài thấm vào bên trong phòng. Làm lòng tôi yên bình, một đứa trẻ sơ sinh bầu bĩnh, hai đôi má bánh bao, tay chân tròn xoe thiên thần phất lên một khuôn mặt phúc hậu nhìn tôi bằng cặp mắt như bi. Dì mệt mỏi nhìn chú, chú kêu tôi pha sữa cho cháu tôi.
Tôi mò vào bếp, lò lửa còn ấm chút thang đang tàn phai, bên trong còn lẹt đẹt hai ba viên thang hồng đỏ thắm. Ấm nước đã hết sạch nước nóng, nhưng vẫn còn một xô nước lạnh. Tôi bắt bếp, nhúm lửa lên trong cái đỉnh điểm của nhiệt độ. Lửa phừng phực nhon nhen ra ngoài để dạo chơi, khói bay lên với bụi bếp làm đen xì ấm nước. Nước sôi lên, rồi lại nâng độ nóng, nước tạo ra những bong bóng li ti trong suốt tung tăng.
Tôi nhắc xuống đất, pha sữa theo tỉ lệ trên bao bì, tôi cho dần nước quyện vào bột sữa, hương thơm ngọt ngào tự đựng trên lưỡi. Tôi bỏ nữa bình sữa vào thao nước nguội, nhiệt độ bắt đầu giảm sâu.
Sữa vừa độ ấm là lúc tôi quay về phòng chú dì, lò lửa tắt như cái nắng chói chang ngoài kia, cái lò vẫn còn nóng nhưng lớp khói đã tan đi hết tất cả. Mồ hôi tuông xuống càm, đến bộ váy, tôi đi lên thềm phòng bếp thì nhìn mái tóc chút chút. Ngạt nhiên tôi lấy thấy chính là cô bạn ở sáng!.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip