Chuyện tình không biên giới 1
Tiếng chuông reo tan học, Nhất Bác cầm theo cái cuốn tập vẽ đi ra biển đi kiểm cảm hứng. Chủ đề của bài kiểm tra lần này là về biển, nên anh phải xách đồ nghề ra biển coi có cái vỏ ốc nào đẹp để làm bài tập không. Bà cô dạy môn thiết kế của anh có cái nết ngộ lắm, nộp trễ 5 phút cũng đánh người ta không đạt học phần, nên anh phải tranh thủ từng giây từng phút mà hoàn thành bài tập.
Bình thường thì Nhất Bác rất sang, nhưng khi anh cầm cái bọc nilon đi dọc theo bờ biển kiếm vỏ ốc, vò sò thì trời ơi nó bần. Có điều, nhờ tướng tá cao ráo, nên cũng cứu rỗi phần nào. Nhờ vậy mà anh nhặt cũng kha khá vỏ ốc đẹp về để làm bài tập. cảm hứng đang dào dạt trong đầu.
Trong đầu Nhất Bác nghĩ đến cảnh bà cô thấy bộ sưu tập mới của anh chắc là lát mắt luôn. Nó đẹp quá mà. Gì thì gì, chứ anh hoàn toàn tự tin vào kĩ năng vẽ vời của mình lắm.
Tiếng sóng biển rì rào, tháng 5 trời đã 9-10 giờ trưa nhưng vẫn còn rất sớm, nên là Nhất Bác tranh thủ lấy cái cào đất mới mua cào vài con nghêu đem về hấp sả.
Cào, nhặt khá nhiều, Nhất Bác thấy đằng xa có một con cá khổng lồ mắc cạn, hình như là cá voi. Nhưng anh chợt nhận ra:
- Cá voi đâu có ở biển Việt Nam mà mắc cạn, dị cá gì trời. Cá Ông hả?
Khi tới nơi, Nhất Bác sững sờ, quăng luôn cả túi nilon xuống cát. Đó không phải cá voi, càng không phải cá Ông. Trước mặt anh bây giờ là một sinh vật nửa người, nửa cá đang nằm dài trên bãi cát, đáng ngáp ngáp do bị mắc cạn, bộ vảy vàng óng ánh dưới ánh mặt trời.
Trong đầu Nhất Bác bây giờ xuất hiện 1001 câu hỏi, nào là tại sao người cá này lại ở đây. Ban đầu anh tưởng là mô hình quay phim của các đoàn phim gần đây, nhưng mà khi anh nhìn kĩ lại thì có gân máu, có hơi thở...
Nhất Bác sốc đến đứng đơ tại chỗ:
- Người cá thiệt hả trời?
Tuy rằng người cá trước mặt Nhất Bác đang ngáp ngáp, nhưng vẫn tranh thủ trước khi ngoẻo lên tiếng trả lời câu hỏi của anh:
- Anh nghĩ coi.
Một câu nói ngắn gọn nhưng nói lên toan bộ thắc mắc, Nhất Bác bắt đầu đấu tranh tư tưởng là ném người cá này xuống biển hay là báo chính quyền địa phương tới xúc con cá lai người đem về viện hải dương, cho người ta trả về. Anh vốn biết luật bảo vệ người rất nghiêm ngặt, nên không muốn ngồi tù vì con cá này đâu.
Trời nắng hơn, Nhất Bác nghĩ tới lui quyết định làm người tốt cho trót, vác con cá này trong hầm chứa nước lọc của nhà trọ. May là mỗi một nhà đều có bồn chứa nước, không thôi là anh thua rồi.
Nhất Bác nhìn sinh vật nặng trịch trước mặt, thở dài:
- Mình đi nhặt vỏ ốc, để làm bài tập. Ai dè nhặt luôn quả nợ đời là sao?
Mặc dù Nhất Bác hay tập thể hình, và cố vác người cá lên vai, nhưng vảy trơn quá, suýt trượt chân:
- Ê, đừng có giãy. Cậu muốn tui thả lại xuống đất cho dính cát không?
Người cá tuy đang ngáp ngáp, nhưng vẫn tía lia:
- Giãy đâu... Tui trơn sẵn rồi.
Mỗi ngày anh đi học về đều mua cá tươi cho người cá ăn.
Sau khi trình báo cho chính quyền, thì Nhất bác cũng yên tâm khi nghe chú cảnh sát biển nói là sẽ liên lạc với vương quốc biển sớm nhất có thể. Nếu như tìm được thân nhân của người cá này thì sẽ liên hệ, còn không thì cứ quăng vào viện hải dương giống như trung QUốc bảo vệ gấu trúc.
Cho ở, thì phải cho ăn, sau khi làm bài tập xong, Nhất Bác đi hỏi mấy chú nuôi cá kế bên nhà hỏi coi cá ăn gì, thì người nói cá lớn ăn cá bé. Vậy là anh quyết định mỗi ngày anh đi học về đều mua cá tươi cho người cá ăn.
Mấy cô bán cá ngoài chợ, thấy Nhất Bác mua toàn cá chim, cá bông mú... toàn cá mắc tiền, thì cũng tò mò:
- Mua cá cho mèo hay gì vậy con trai?
Nhất Bác hơi nhột, vì anh nuôi cá chư không phải nuôi mèo:
- Dạ đúng rồi cô. Con mèo hơi bự, nó khoái ăn cá lắm
Bà bán cá vừa cân cá vừa chọc ghẹo:
- Trời, mèo nhà con ăn sang quá he, ăn cá nâu luôn.
Trong lòng Nhất Bác hơi bực, nhưng vẫn làm thin, nhưng àm anh thấy bà thím này nói đúng mà. Anh đâu dám nói sự thật rằng "con mèo" của anh là một con mèo nửa người, nửa cá, ăn gì cũng phải chọn lọc. Cái cảnh mỗi ngày xách cá về cho "người bạn bất đắc dĩ" này đúng là vừa kỳ cục, vừa hao tốn.
Cá nâu mắc lắm, vô mùa mà còn hai trăm ngàn một ki, thì nói gì tới chưa vô mùa sinh sản của cá nâu. Trái màu sinh sản nó mắc thì thôi nhé luôn. Năm ngoái ba anh mua về năm chục kí để làm khô bán Tết, mà gần mười triệu tiền cá. Nhưng mà nghĩ tới cái cảnh một ngày nào đó người cá trong nhà mình được người thân đón đi thì anh lại cảm thấy ngày tháng tốn tiền của mình cũng không dài lắm. Chỉ mong chính quyền sớm tìm được gia đình của người cá này để đưa cậu ta về đúng chỗ. Chứ với cái tính "ngáp ngáp" hay than vãn này, Nhất Bác bắt đầu thấy dây thần kinh của mình sắp... đứt rồi.
Lúc quăng cá vào trong bồn nước, người cá đột nhiên ném cá ngược ra ngoài. Nhất Bác nghĩ là cậu dói quá nên dỗi:
- Tui tan học trễ, nên mới đi chợ giờ này. Cậu ăn tạm cá này đi đi. Mai tui mua cá tươi cho ăn.
Người cá kia trồi đầu lên mặt nước:
- Tui hông ăn cá, tui ăn tép. Có cơm nguội cho tui cũng được.
Nhất Bác không biết vì sao mà người cá mà không ăn cá, nhưng anh vẫn vào bếp vét cơm nguội đem ra cho người cá ăn, và đúng quả thật là 'con boss' này của anh ăn cơm nguội còn hơn người ta bào bắp chuối bằng máy. Anh không biết nên vui hay buồn khi một sinh viên nghèo như anh sẽ phải nuôi một cái máy bào hạng nặng như thế này.
Đang rầu rĩ vì chưa cuối tháng mà đã hết gạo, tiền trong tài khoản chỉ còn khoảng hai triệu. Đã vậy anh lại còn phải làm người cứu hộ bất đắc dĩ trong khi tháng 12 tía má của anh mới bắt đầu cắt lúa rồi gởi gạo lên. Anh thật không biết trong tháng này mình sống bằng cái gì. Ăn cơm chợ thì ngán tiền, mà mua gạo thì không có gạo nào rẻ. Gạo nhà anh trồng là gạo Rum, loại rẻ nhất trong những loại gạo ngon rồi, mà trên Sài Gòn này bán cái gì cũng mắc. Mua cả chục kí gạo là chuyện anh chẳng dám nghĩ đến.
Nhất Bác ngồi bên bàn tính toán thu chi trong tháng mà thở dài. Nhìn số tiền vượt ngưỡng chi tiêu của một sinh viên nghèo, anh chán nản ủi cả người lên giường
- Giờ đâu chỉ lo mỗi mình. Bây giờ còn thêm "ông thần" này, ăn uống chắc không dừng lại ở mức cơm nguội rồi. Đúng là nghèo mà hay làm phước.
Đến chiều, chú phó ban khóm đi đến từng nhà gọi người dân treo cờ mừng Tết dương lịch. Nhất Bác thểu não đi treo cờ, nhưng mà trong lòng anh không có một miếng Tết nào sắp xuất hiện. Đúng lúc bác Tám hàng xóm đang tỉa tót mấy cây mai giống vừa nghêu ngao:
- Hết mùa đông nắng xuân lại về
Ngắm vườn bên thấy mai đào nở
Trên gác nghèo đem bút đề thơ
Ghi tình ta vào trong lòng giấy
Rượu chẳng nồng chưa uống đã say...
Bác Tám vốn là một nghệ sĩ cải lương, chuyên đóng vai kép nghèo. Hồi xưa, bác từng tham gia kháng chiến khi đi lính, rồi sau khi hòa bình lập lại, bác trở về tiếp tục hát cải lương một thời gian. Tuy nhiên, không lâu sau đó, bác quyết định về hưu. Có điều lạ là mỗi lần bác hát những bài về nghèo, giọng hát của bác lại làm cho nỗi nghèo thê thảm hơn, Nhất Bác nghe mà muốn rớt nước mắt.
Đang cuối tháng, gạo, mắm, muối... gì cũng rủ nhau hết sạch, chỉ còn lại một đống giấy báo đóng tiền trọ, tiền điện, tiền nước. Thêm vào đó là giọng hát thê lương của bác Tám nữa, trời ơi, nghèo mạc luôn
Nghe bác Tám hát hết bài này đến bài khác, nhưng toàn mấy bài nghèo không à. Cứ mỗi lần hát xong là cái nghèo lại kéo đến nặng trĩu, khiến ai nghe cũng phải thở dài:
- Bác Tám ơi! Đang cuối tháng mà bác hát mấy bài nghèo hoài, làm con nghe mà nghèo mạc luôn á bác tám.
Bác Tám cười hề hề:
- Bác quên. Bác quên sinh viên tụi bây cuối tháng là nghèo...
Miệng thì nói thông cảm cho đám trẻ, thế mà bác Tám cứ hát một tràng liên khúc toàn bài nghèo. Nhất Bác treo cờ xong thì trở vào nhà với tâm trạng không thể nào sầu não hơn.
Người ta trông tới Tết để sắm sửa, còn sinh viên nghèo nghe đến Tết là thấy một chữ 'nghèo' và cần trợ cấp từ phụ huynh.
Mấy ngày sau, Nhất Bác đang ngồi hái rau dại bên bãi đất trống bên cạnh nhà thì có một bàn tay khều anh:
- Xin chào! Tui là cá vàng Tiêu Chiến, nhưng anh cứ gọi tui là Chiến cá vàng cho nó thân mật. Tui thấy cái tên này vừa ngắn gọn, vừa dễ nhớ, lại hợp với hình tượng của tui nữa. Ủa mà tui quên chưa giới thiệu gia đình: cha tui là cá chép rồng, nghe tên thấy ghê chưa? Ổng còn làm bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữa người và cá đó! Bự dữ hông? Ổng mà nói một câu, cả cái đại dương này ai cũng phải nghe theo. Mà... tui thấy làm bộ trưởng chắc chán lắm, lúc nào cũng phải đi họp, phải thương lượng này nọ. Tui thì khác, tui thích tự do, nên mới lén ổng trốn lên đây chơi... pla...pla...
Bị khều, còn nghe tiếng nói phát ra từ sau lưng. Nhất Bác giật mình quay sang thì thấy nguyên một cái mặt đang dí sát vào mặt anh, còn có cái mụt ruồi ngay khoé môi. Anh hơi ngạc nhiên, hồi bữa vác cậu về anh đâu có thấy mụt nào đâu. Sao bây giờ xuất hiện vậy. Đã vậy, cậu còn nói liên hồi, anh chưa kịp tiêu hoá hết câu này, là cậu nói chêm qua câu kia, anh lùng bùng hết cả tai.
Thông tin duy nhất mà Nhất Bác nghe được là cậu tên là Chiến và là con trai út của bộ trưởng bộ ngoại giao giữa người và cá.
Vì nghe cậu nói nhiều quá, nên Nhất Bác đành lên tiếng chặn lại:
- Khoan, cậu nói từ từ. Nói chậm chậm. Cậu là người cá tui vác về quăng trong bồn nước. Ba cậu là bộ trưởng Bộ Ngoại giao của thế giới người cá. Rồi sao nữa?
Chiến đập đập cái đuôi cá xuống đất, hai mắt cười híp lại miệng bắt đuầ liếng thoắng:
- Tui trốn ba tui đi chơi bị sóng quánh vô bờ mắc cạn, nhờ anh cứu nên sống hông thôi thành cá chép hấp gừng rồi.
Nhất Bác gật đầu lia lịa:
- Hiểu rồi, nhưng mà cậu ra khỏi nước coi chừng chết khô bây giờ, vô bồn đi. Hái xong mớ rau này tui vô nấu cơm rồi tui mua cá về cho ăn.
Chiến lắc đầu nguầy nguậy:
- Tui hông có ăn cá, cá là đồng loại của tui ăn cá là phạm vô phương châm sống của tui. Anh nghĩ coi, cá mà ăn cá thì giống như con người ăn người vậy, đúng hông? Trời ơi, cái đó mà ba tui biết chắc la tui chết. À, anh biết không, dưới biển tụi tui có luật riêng, ai mà ăn cá là coi như phạm tội nặng lắm luôn á... pla...pla...
Nhất Bác bât lực giơ tay đầu hàng:
- Dừng... Dừng... Hiểu rồi. Hông ăn cá, vậy ăn tôm, tép, chịu hông? Lanh quá.
Chiến lại cười tít mắt và bắn liên thanh:
- Tui hông thích nói nhiều, nói nhiều sẽ làm cho minh xin mệt mỏi, khô họng. nhưng mà tại anh hỏi tui mới trả lời. Với lại, nói chút xíu thì không tính là nói nhiều đâu ha? Mà anh biết hông, tui là người cá mà nói được tiếng người là hiếm lắm luôn á, anh phải công nhận là tui giỏi chứ hả? À, anh có để ý cái giọng tui không? Tui học phát âm chuẩn lắm đó nha, hồi nhỏ tui còn được ba tui cho học lớp ngoại giao dưới biển luôn. Nhưng mà anh biết sao không? Học ngoại giao xong rồi gặp toàn người nghiêm túc, chán ơi là chán, nên tui mới trốn lên đây á. À, anh nói tui khô họng đúng hông? Đừng lo, người cá như tui uống nước biển là khỏe liền à! Thôi, tui hông nói nữa, khô họng rồi... Nhưng mà khoan, trước khi im tui nói nốt cái này, nghe cho kỹ nha...pla...pla...
Nhất Bác cảm thấy hối hận vì mình đã cứu con cá nói nhiều này, anh vội lên tiếng cắt ngang vì lỗ tai anh bắt đầu lùng bùng:
- Stop. Đủ rồi. Hiểu rồi, lặn vô bồn ngủ đi ha. Tui đi làm công chuyện. Chút tui mua tép về cho ăn.
Chiến gật đầu lia lịa, nhưng miệng thì vẫn chưa chịu ngừng:
- Được á, được á...
Nhất Bác thở dài bất lực đi vào nhà, tất nhiên là con cá vàng nào đó cũng lốc theo chạch chạch sau lưng, nhưng mà anh coi như không thấy gì. Vì anh quá bất lực trước cái sự nói nhiều của Chiến, nên anh không dám nói chuyện với cậu. Chỉ cần cậu nghe câu hỏi thôi, là cây súng liên thanh xuất hiện liền.
Đang cuối tháng cái gì cũng hết mà phải nghe tra tấn màng nhĩ nữa thì Nhất Bác đột quỵ mất.
Không nghe tiếng chạch chạch nữa, Nhất Bác tưởng Chiến về bồn nước rồi, nên anh tiếp tục làm bài tập:
- Hên ghê, con cá vàng nói nhiều đó nín rồi. Muốn tiền đình.
Nhất Bác đang ngồi bên bàn làm việc, đôi mắt chăm chú vào màn hình laptop, tay thì thoăn thoắt phác thảo. Không gian im ắng đến mức chỉ nghe thấy tiếng bút chì sột soạt trên giấy.
Bất chợt, anh khựng lại. Một luồng hơi lạnh ngắt chạm vào da tay, kèm theo một mùi tanh tanh lạ lùng len lỏi vào mũi. Nhất Bác nhíu mày, trong đầu lập tức bật lên báo động. Hình như có gì đó... không ổn.
Nhất Bác liếc mắt sang bên phải. Và rồi...
BÙM! Đúng như linh tính mách bảo, điều sai sai đó hiện nguyên hình.
Là Chiến – cái sinh vật nửa người nửa cá phiền phức ấy – đang tì cằm lên tay Nhất Bác, đôi mắt to tròn như hai quả trứng cá lấp lánh ánh mắt tò mò:
- Ủa, anh là nhà thiết kế thời trang hả? Hèn chi vẽ đẹp quá trời, mà tui thấy hình như nó thiếu sự sống động. Tui thấy hình này đẹp á, nhưng hơi thiếu cảm giác chuyển động. Bộ sưu tập này lấy cảm hứng từ tui đúng không? Pla... pla...
Nhất Bác giật mình:
- Má ơi hết hồn. Đâu mà lù lù xuất hiện như ma vậy? Rồi cậu hông có chân sao mà theo tui được.
Chiến cười hì hì:
- Trườn.
Nhất Bác nhìn vệt nước dài ngoằn đang chảy lênh láng trên sàn gạch, dùng cái đuôi cá của Chiên đang đập bộp bộp xuống gạch thì chỉ biết lấy tay đỡ trán, thở dài đầy bất lực:
- Trời đất. Sao tui rước cái của nợ này về nhà chi vậy hông biết. Mới quét nhà luôn á.
Nhất Bác vội đứng lên lấy thùng nước khác đi lau lại cái nhà. Tháng 12 âm lịch này là mùa gió ngược, quét dọn kiểu gì cũng sạch không nổi. Đã vậy còn bị con cá vàng ham chơi này dây nước ra sàn, nhà cửa tanh rình, đánh không được, mà mắng cũng không xong. Anh phải lau bằng nước lau sàn chuyên dụng để khử mùi tanh, và xông hơi bằng nhang trầm hương lê để khử mùi.
Nhang trầm hương lê cúng thần tài, lấy đi xông nhà khử mùi tanh. Nhất Bác thấy mình hơi bị sang rồi đó. Hộp nhang tía anh mới gởi lên cho anh, tiền công với tiền nguyên liệu còn mắc hơn tiền làm nhang trầm thông thường. Người ngoài mà tin anh là sinh cuối tháng anh khen hay liền.
Với một người cá lần đầu tiên lên bờ như Chiến thì làm gì biết người mặt đất đều có thói quen lau dọn nhà cửa mỗi ngày. Ở dưới nước, sàn nhà cậu chỉ bám rêu và rong, công việc dọn có tụi cá lau kiếng lo hết rồi. Thậm chí, cậu có thể vây sình bùn ra mà không ai dám nói gì, nhưng cậu nào biết đó là cậu ở dưới biển và cậu là con trai của bộ trưởng bộ ngoại giao, thì ai mà dám phàn nàn. Tuy rằng không bị gì, nhưng mà bị mất việc.
Cá thì cũng cần công việc mà.
Lau nhà xong, Nhất Bác lại tiếp tục làm bài tập cho xong rồi mới đi tắm. Anh cứ nghĩ con cá vàng tên Chiến kia về bồn nước rồi. Ai dè, cậu lại lù lù lên tiếng:
- Vảy của tui làm đồ mỹ nghệ được á. Anh gỡ lên làm đồ thủ công tặng bạn gái được á. À đúng rồi chừng nào anh thấy có ông chú mặt giống vua thủy tề là ba tui á nghe. Ổng có hỏi tui đâu nhớ nói là hông biết nghe, cho tui ở trên bờ chơi ít bữa nữa đi. Ở dưới biển toàn lịch, lươn thủy hải sản chán thí mồ... pla...pla...
Lần này, là Chiến lôi ra một đống vảy cá để trước mặt Nhất Bác:
- Nè, cậu không mỏi miệng, nhưng mà tui mệt lỗ tai. Trườn thẳng vô bếp quẹo trái có cái bồn tắm trong nhà tắm leo vô đó nằm đi, cho tui làm công chuyện. Ở ngoài này một hồi là cậu thành con khô cá vàng một nắng liền đó.
Bị đuổi như đuổi tà, Chiến hừ giọng một cái rồi trườn vào nhà tắm:
- Người đẹp trai mà lạnh lùng. Có bồ được chắc kì tích lắm nè.
Nhất Bác vừa mới lau nhà, nghe tiếng bộp bộp từ cái đuôi cá của Chiến đập xuống gạch. Anh nhìn cái nhà mình vừa lau mệt bở hơi tai, nên khi thấy cậu vây nước ra sàn lần nữa, anh bắt đầu phát quạo:
- Cậu tin cậu nói tiếng nữa là tui vác cậu ra quăng ngược lại xuống biển cho ba cậu đem cậu về phạt một trận nên thân hông? Tui báo chính quyền vụ cậu bị mắc cạn rồi đó.
Nghe tới bị trả về nhà, Chiến lật đật im lặng:
- Thôi...thôi...tui im liền.
Ba của Chiến- tức là bộ trưởng bộ ngoại giao cá chép rồng Tiêu Long, có một hình phạt cho con trai rất nghiêm khắc. Ông chú sẽ đánh đòn cậu bằng roi san hô đỏ vì cái tội cậu trốn đi chơi, và cấm túc cậu mấy tháng trời. Tới khi nào cậu ngoan thì thôi, thêm vào đó là cậu sẽ phải dọn rong biển ở khu vực xung quanh biệt thự.
Nhất Bác nhìn theo Chiến bò vào trong nhà tắm mà thở dài. Anh ước gì ông ba người cá của cậu đến đón cậu về dùm, chứ cậu ở nhờ có hai tuần mà dây thần kinh của anh nó giật điên cuồng luôn rồi. Bây giờ là anh phải lau cái nhà lại lần nữa.
- Con cá vàng này bộ nó ăn ớt bị lột lưỡi hay gì mà nó nói dữ vậy hông biết?
Cảnh sống chung đầy tréo ngoe giữa Nhất Bác và Chiến thật sự là một chuỗi dài những câu chuyện dở khóc dở cười. Ngày đầu tiên, ngay sau khi cậu chuyển vào ở trong bồn tắm, anh đã gặp phải tình huống, khiến anh chỉ muốn độn thổ.
Chiều ngày thi học kì III xong, Nhất Bác lê tấm thân tàn tạ vì học hành quá mức, trở về nhà trọ trong cơn mệt mỏi, mà quên bẵng đi sự tồn tại của vị khách bất đắc dĩ này họ Tiêu tên Chiến- cá vàng mắc cạn. Anh thản nhiên cởi quần áo bước vào phòng tắm. Anh nghĩ rằng Chiến vẫn đang ngoài bồn lớn, ngâm mình lười biếng như mọi khi. Nhưng không, Chiến đã "định cư" ngay trong bồn tắm nhỏ của anh.
Bên trong bồn tắm, Chiến mở to đôi mắt ngơ ngác, không rời nổi ánh nhìn khỏi cơ thể săn chắc của Nhất Bác. Cơ bắp như được điêu khắc, những đường nét mạnh mẽ được ánh sáng phản chiếu dưới làn nước ấm càng thêm quyến rũ. Và khi Nhất Bác đứng dưới vòi sen, làn nước chảy dọc theo từng thớ thịt, mái tóc ướt đẫm ôm lấy khuôn mặt góc cạnh, Chiến như bị thôi miên.
Tuy Chiến là cá, nhưng mà cậu cũng là người, nên khi nhìn thấy vẻ đẹp tưởng chừng như vô thực của Nhất Bác, thì nước dãi của cậu chảy tỏng tỏng. Chính xác là cậu ngắm thể hình của anh tới chảy nước dãi:
- Wow... thể hình của anh đẹp quá à. Ở dưới biển, thể hình của mấy ông anh tui cũng bá cháy bò chét lắm, mà hông có mê bằng anh đâu.
Nghe tiếng của Chiến vang lên bên tai, Nhất Bác quay sang nhìn thì thấy cậu đang đập nước nghe bõm bõm. Anh đỏ bừng mặt, một tay vội chụp lấy chiếc khăn, cuốn nhanh quanh eo, tay còn lại chỉ vào cậu, giọng bực bội:
- Cậu... cậu làm gì ở đây? Ai cho phép cậu nằm lì trong bồn tắm của tôi hả?
Chiến cười tươi rói, miệng bắt đầu liếng thoắng, hoàn toàn không thèm để ý đến mặt của Nhất Bác đang đỏ chạch như trái cà chua:
- Là anh cho tui vô bồn tắm của anh ở mà. Anh làm sao mà thể hình đẹp vậ, mai một đi tắm nhớ cho tui coi với nghe. Tui hứa với anh, tụi hông làm gì anh đâu. Tui chỉ ngắm thôi.
Nhất Bác chỉ biết ôm trán thở dài đầy bất lực, cảm giác như máu trong người anh nó đang dồn hết lên não. Một phần, anh hối hận vì mang cái của nợ "phiền phức biết nói" này về nhà, một phần vì anh chẳng biết làm sao để đối phó với Chiến- một con "cá vàng" cứ thích nhìn chằm chằm vào mình như thế.
Chiến vẫn cười hì hì, đôi tay nghịch nghịch mấy bọt nước trong bồn, như chẳng hề hay biết mình vừa khiến Nhất Bác trải qua một phen ngượng chín cả mặt.
Ngày thứ nhất ác mộng, thì ngày thứ hai kinh hoàng. Nhất Bác có thói quen uống càfe trước khi đi học, nên sau khi ăn sáng anh đem hết chén tô bỏ vào bồn rửa, trưa về sẽ rửa sau. Ai dè, vừa quay lưng đi thay đồ thì anh nghe một cái xoảng. Anh thở dài bất lực quay sang thì thấy Chiến đang loay hoay tập đứng với chiếc đuôi cá, nên mới làm đổ cả kệ bát. Những mảnh sứ vỡ nằm la liệt trên sàn, trong khi Chiến nhe răng cười:
- Tui chỉ định... giúp anh xếp lại bát thôi mà.
Nhất Bác đứng chết lặng một giây, rồi gằn từng chữ:
- Cậu... NGỒI YÊN cho tui. Tui đi học về cậu mà bày bừa ra là tui đem cậu đi hấp gừng cuốn bánh tráng ráng chịu.
Vậy là một buổi sáng của Nhất Bác đi tong, và không có giấc ngủ trưa khi đi học về là bắt tay vào dọn bãi chiến trường của Chiến gây ra hồi sáng.
Ngày thứ ba
Trong phòng ngủ, Chiến đắp chăn nằm lăn lộn trên giường, nước từ đuôi cá thấm ướt cả đệm. Nhất Bác bước vào, giơ lên bộ đồ ngủ vừa giặt, nay lại dính mùi tanh:
- Cậu có biết đây là cái áo cuối cùng sạch của tui không hả? Từ bữa cậu vô nhà tui tới giờ là đồ của tui giặt không kịp khô luôn biết không hả?
Chiến tròn mắt, kéo chăn trùm kín:
- Tại giường anh ấm quá thôi mà...
Nhất Bác chỉ biết trợn mắt nhìn lên trời, trong lòng niệm thần chú:
- Không ăn cá, không sát sanh, không phạm luật...
Ngày thứ tư
Nhất Bác đặt vé xe về quê, anh nghe mùi khét trong bếp và tiếng la thất thanh của Chiến. Lúc chạy vào, thì anh thấy cái đuôi vàng óng của cậu bị cháy xém.
Chiến cầm con khô mực, thút tha thút thít:
- Tui muốn nấu bữa tối cho anh, nhưng mà...
Nhất Bác vội chạy tới dập lửa, thở hổn hển:
- Cậu muốn đốt luôn nhà tui à? Vô bồn tằm nhanh lên, cho tui nấu cơm.
Ngày thứ năm
Vừa đi học về, Nhất Bác thấy căn nhà bỗng trở thành hồ bơi mini. Chiến hì hục đổ nước vào bồn tắm bằng một chiếc xô lớn, vừa làm vừa nói:
- Tui chỉ muốn cái bồn tắm này giống biển hơn thôi.
Nhất Bác nhắm mắt, hít vào thở ra để không bùng nổ mà quát Chiến. Sau một hồi, anh trợn mắt nhìn lên trần nhà, giọng khản đặc:
- Tui xin cậu, tha cho cái nhà này đi...
Ngày thứ sáu
Nhất Bác đang xếp quần áo để cuối tuần về quê ăn Tết. Anh thấy ngoài phòng khách tràn ngập ánh đèn nhấp nháy từ chiếc tivi. Chiến nằm dài trên sàn, đuôi cá quật quật lên bàn phím, khiến tivi chuyển kênh liên tục:
- Tui đang tìm cái phim gì đó hay hay... nhưng cái này nhiều nút quá.
Nhất Bác nhìn Chiến với ánh mắt vô hồn, chỉ lẳng lặng rút dây nguồn tivi, ngồi phịch xuống ghế:
- Cậu giết tui luôn đi cho lẹ...
Sáng hôm sau, Nhất Bác đang rầu rĩ nhìn Chiến đang ngồi bệt trên sàn, chăm chú xăm soi chiếc remote. Đúng 8 giờ rưỡi anh sẽ ra bến xe về quê, nhưng cậu nhóc này sẽ phải ở lại Sài Gòn một mình. Nghĩ đến chuyện Chiến có thể phá banh cái nhà thuê này, Nhất Bác không khỏi rùng mình.
Ở nhờ nhà anh chưa đầy một tháng rưỡi, Chiến đã khiến anh mấy phen suýt tiền đình. Từ chuyện bày bừa đến làm hỏng đồ, mỗi ngày đều là một thử thách với thần kinh của Nhất Bác. Anh không dám tưởng tượng khi mình không có mặt, cậu sẽ làm ra những chuyện gì.
Đang lúc lo lắng vẩn vơ, tiếng chuông cửa vang lên. Nhất Bác ra mở cửa thì trước mặt anh hiện ra một người đàn ông tầm hơn năm mươi tuổi, cao ráo, phong thái đường bệ. Ông mặc một bộ vest xám tinh tế, cổ áo gắn ghim cài ngọc trai.
Vừa thấy Nhất Bác, ông lịch sự lên tiếng giới thiệu:
- Chào cháu, bác là Tiêu Long - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữa người và cá. Người cá mà cháu cứu mấy hôm trước, Tiêu Chiến, là con trai bác. Bộ Ngoại giao Thế giới Loài Người đã báo tin, nên hôm nay bác đến để đón nó về.
Nghe đến việc Chiến có ba đến đón, Nhất Bác vừa mừng vừa ngạc nhiên, vội nép sang một bên nhường đường:
- Dạ, mời bác vào ạ.
Nhất Bác không biết nên mừng hay lo. Anh quay đầu nhìn Chiến, vẫn đang lăn lộn trên sàn với chiếc remote, hoàn toàn không để ý có người lạ vào nhà.
Ông Long bước vào, ánh mắt nghiêm nghị nhưng thoáng chút ấm áp khi nhìn thấy Chiến. Ông lên tiếng, giọng trầm mà đầy uy quyền:
- Chiến! Về nhà thôi. Ba đã dặn không được làm phiền người ta mà... trời ơi, mày lại ở đây gây rắc rối thế này hả con?
Chiến ngẩng đầu lên, đuôi cá khẽ vẫy, mắt tròn xoe:
- Ba! Sao ba lên đây sớm vậy? Con còn chưa làm quen với cuộc sống trên bờ đủ mà!
Nhất Bác nghe xong khoé môi giật giật:
- Làm quen hay làm loạn vậy anh bạn? Bác, con xin chân thành trả quý tử của bác về cho bác.
Ông Long khẽ thở dài, ánh mắt quét qua căn phòng. Từ bồn tắm đầy nước, mớ bát đĩa vỡ trong góc, đến đống đồ đạc bừa bộn Chiến gây ra, ông nhíu mày:
- Mày phá phách đến mức này mà người ta còn chịu được mày...Nhất Bác! Bác thật sự rất xin lỗi cháu. Thời gian qua nó làm phiền con quá rồi.
Nhất Bác vội xua tay:
- Dạ, không sao đâu bác. Coi như... trải nghiệm mới ạ.
Chiến trườn tới chân ông Long, ngẩng mặt lên cười hì hì:
- Ba yên tâm, con với anh Bác hợp nhau lắm. Anh ấy chẳng mắng con đâu, còn cho con ăn ngon nữa.
Nghe thằng quý tử của mình nói xong Long nhướng mày, nhìn Nhất Bác với vẻ tò mò. Anh cười gượng, quyết định không khai báo mấy lần suýt gào khóc vì Chiến.
Vì để cảm tạ Nhất Bác, ông Long gọi cho vệ sĩ của mình. Một vài người lập tức tiến vào, nhẹ nhàng dẫn Chiến ra ngoài, hướng về chiếc tàu đợi gần đó, nơi sẽ đưa cậu về lại thế giới của những người cá. Chiến ngoái lại, vẫn cười hì hì như chẳng có gì thay đổi, miệng thì ríu rít cảm ơn. Anh bất đắc dĩ vẫy tay chào, lòng thầm cảm ơn vì cuối cùng cũng có thể được sống yên ổn thêm chút ít.
Khi vệ sĩ đã dẫn Chiến rời đi, ông Long quay sang Nhất Bác với ánh mắt trầm ngâm, rồi lấy từ trong túi áo ra một hộp ngọc trai tinh xảo, ánh lên màu sắc lung linh huyền bí. Ông nhẹ nhàng đưa hộp ngọc cho anh, giọng nói nghiêm túc mà không thiếu phần thân tình:
- Cảm ơn cháu đã chịu đựng con trai bác trong suốt thời gian qua. Đây là món quà nhỏ, mong cháu nhận lấy như lời cảm tạ.
Nhất Bác nhìn hộp ngọc trai trong tay, không thể giấu được vẻ bất ngờ, nhưng vẫn cúi đầu, khẽ cười:
- Dạ, con cảm ơn bác. Thật ra, là con phải cảm ơn bác đã... Bác đã cứu vớt con khỏi những ngày bị tra... tấn... tinh thần...
Ông Long mỉm cười nhẹ đầy cảm thông, rồi gật đầu ra hiệu cho vệ sĩ chuẩn bị về vương quốc. Nhất Bác cũng đóng cửa nhà đi ra bến xe để về quê.Anh đi ra bến xe, về quê đón Tết, hy vọng sẽ có những ngày thư thái, không còn lo lắng về những tình huống bất ngờ, chẳng ai có thể ngờ tới.
Không khí Tết đã tràn ngập khắp nơi, đường phố đông vui với những chiếc đèn lồng đỏ, cờ xuân bay phấp phới. Mùi nhang trầm, bánh chưng, và hoa mai, hoa đào nở rộ ở khắp các góc đường khiến lòng anh cũng ấm áp lạ thường. Nhất Bác mỉm cười, nghĩ về những ngày vui vẻ, ấm cúng bên gia đình. Nhưng anh đâu biết, niềm vui chỉ là tạm thời. Sau Tết, không phải deadline nào đó đang đợi anh mà là thánh phá hoại họ Tiêu tên Chiến sẽ quay lại, không chỉ để thăm hỏi, mà còn tiếp tục ở nhờ nhà anh, đem theo vô vàn rắc rối và trò nghịch ngợm khiến anh không thể nào lường trước được
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip