Chương 2
Hy Lạc Uất cái tên khiến cô có cảm giác rất quen thuộc tựa như đã nghe qua ở đâu đó. Đây chẳng phải là tên nam chính của bộ truyện "Công Chúa Của Ta Lại Là Nam Nhân" sao? Nghĩ đến đây cô chợt nhận ra khung cảnh trước mắt rất nhiều người mặc đồ cổ trang tựa như những bộ phim cung đấu đã từng xem qua. Các cô gái thì mặc đồ màu xanh tóc búi cao gọn gàng còn nam mặc đồ người hầu xám đây chẳng phải đúng như mô tả nhân vật gia nhân mà cô đã ghi trong cuốn tiểu thuyết đó sao? Bất chợt một cơn đau đầu kéo đến khiến cô choáng váng mà ngất đi, mọi thứ trước mắt cô bao phủ một màu đen u tối. Chợt có một giọng nói máy móc vang lên :
"Chào mừng tác giả Phạm Minh Nguyệt đến với "Hệ Thống Bảo Vệ Độc Giả"của chúng tôi. Hiện tác giả đang trong cuốn tiểu thuyết [Công Chúa Của Ta Lại Là Nam Nhân] do cái kết của tác giả khiến rất nhiều độc giả cảm thấy phẫn nộ tột độ vì vậy theo yêu cầu của độc giả.Chúng tôi buộc phải trừng phạt tác giả bằng cách cho bạn xuyên vào chính tác phẩm của mình để sửa lại đoạn kết. Mọi hành động của bạn trong tiểu thuyết sẽ được chúng tôi ghi nhận và chỉnh sửa trực tiếp lên tiểu thuyết. Nhân vật bạn xuyên vào là Phạm Kiều Minh Nguyệt con gái nhà Phạm tướng quân. Do rất nhiều độc giả ghét nhân vật này nên chúng tôi quyết định chọn nhân vật ấy để dễ chỉnh sửa tác phẩm. Mong bạn sẽ cho chúng tôi một kết truyện hoàn hảo và không tạo thêm nghiệp chướng. Lời cuối cùng xin chúc bạn thượng lộ bình an !"
Vừa dứt câu Minh Nguyệt chợt mở mắt ra một lần nữa, xung quanh cô vẫn là khung cảnh náo loạn cùng tiếng chân chạy qua lại của đám gia nhân. Mọi thứ khiến cô cảm giác như bản thân đang trong một phim trường phim cổ trang . Mẹ cô vẫn còn khóc trong lòng ba cô, nhìn vào hoàn cảnh hiện tại khiến cơn đau đầu của cô lại khéo đến làm tâm trạng cũng không dễ chịu. Cô dùng chút sức lực còn sót lại trong cơ thể mà ngồi dậy quát to:
"Im hết coi ! mọi người ồn ào quá?"
Vừa dứt câu mẹ cô lấy khăn tay chấm nước mắt đang rơi, bà hỏi thăm:
"Ôi Nguyệt nhi của ta, tiểu thư khuê các sao lại ăn nói lớn tiếng như vậy. Có phải đầu bị đập hư rồi không? . Trời ơi tất cả là tại lão gia đó. Sao lại gả Nguyệt nhi nhà ta cho cái tên quái vật ấy chứ, khiến cho nữ nhi nhà ta uất ức đến mức tự sát. Ta không biết đâu lão gia phải giải quyết chuyện này cho ta"
Mẹ cô vừa khóc vừa trách móc cha cô bà dùng đôi bàn tay của của mình mà đập nhiều phát vào vai của cha . Thấy cảnh này khiến cô nhìn cũng phì cười. Bình thường do mẹ cô suốt ngày cằn nhằn ba nên trong cuốn tiểu thuyết cô cũng lấy hình ảnh thường ngày và tính cách của cha mẹ cô làm nguyên mẫu cho phụ -mẫu nhà tiểu thư Minh Nguyệt. Cái tên của vị tiểu thư nhà họ Phạm này cũng là do không suy nghĩ ra được cái tên hay nên cũng lấy tên của chính mình rồi thêm chữ "Kiều" làm tên lót. Cô nhìn quanh có chút cảm thán " quá chân thật rồi" cũng đã ngầm chấp nhận được việc bản thân xuyên vào chính cuốn tiểu thuyết của mình. Thực ra việc xuyên không vào tiểu thuyết cũng không quá bất ngờ, do yêu thích tiểu thuyết nên cô đã đọc hơn chục cuốn về thể loại xuyên không này. Chỉ không ngờ đến bản thân lại xuyên vào chính cuốn truyện mình viết còn là nhân vật bị độc giả ghét nhất. Nhân vật Phạm Kiều Minh Nguyệt này bị ghét cũng bởi nhân vật này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nam chính Hy Lạc Uất. Theo như cuốn tiểu thuyết gốc, Nam chính Hy Lạc Uất cũng bởi vì yêu Châu Huyền Trân vị tứ công chúa của nước hắn. Mãi sau này hắn mới biết người hắn yêu là nam nhân, thân phận thật sự lại là tứ hoàng tử Châu Huyền Âu nhưng vì tình yêu của hắn với Huyền Âu quá lớn mà chấp nhận hi sinh tất cả nguyện một lòng trung thành phò tá Huyền Âu lên ngai vàng. Trớ trêu thay người hắn yêu lại nảy sinh tình cảm với Kiều Minh Nguyệt còn bày mưu gán tội danh phản nghịch cho hắn. Sau khi xử tử Lạc Uất hắn ta còn công khai lập Minh Nguyệt làm phi tần. Ngẫm nghĩ lại cô cũng cảm thấy cái kết mình viết ra quá tàn nhẫn rồi. Thẫn thờ được một lúc cô quay sang hỏi phụ thân :
" Cha... à không phụ thân người thật sự muốn gả con cho Lạc Uất tướng quân để cầu hòa thật à ? "
Phụ thân cô lúc này lúng túng, khuôn mặt ông hiện rõ sự áy náy cứ ngập ngừng mà không dám đáp lời chỉ nhìn cô, khó khăn lắm mới nói nên câu:
" Là phụ thân không tốt, lớn tuổi rồi sức khỏe không được như trước. Để bại trận dưới tay của bọn người Châu Quốc khiến cho Nam Quốc chúng ta tổn thất nặng nề còn bị ép đến bước dùng liên hôn để cầu hòa... ta...ta thật sự có lỗi với bệ hạ có lỗi với bách tính Nam Quốc"
Vừa nói dứt câu phụ thân cô đã quỳ xuống dưới đất, thân hình cao lớn uy phong của ông giờ đây lại đang quỳ khóc trước mặt con gái mình. Trong một khoảnh khắc cô cũng quên việc bản thân không phải Kiều Minh Nguyệt thật còn trước mắt cô cũng chỉ là một nhân vật trong tiểu thuyết nhưng nhìn vào khuôn mặt giống người cha của mình ở hiện đại, cô cảm thấy thương cho ông. Minh Nguyệt nhẹ nhàng đỡ lấy đôi bàn tay to lớn của ông.Đôi tay ấy chi chít những vết sẹo do đao kiếm để lại, đủ để thấy ông đã vì quốc gia mà đánh rất nhiều trận mới để lại vô số vết sẹo như thế này. Cô bật khóc, giọt nước mắt nhẹ nhàng rơi xuống đôi bàn tay của cha cô. Ông ấy vừa giống cha cô nhưng cũng không giống, ngay từ nhỏ người cha thật sự của cô chưa bao giờ rơi nước mắt vì cô, ông luôn dạy cô rằng là một võ sư không để nước mắt rơi trước mặt người khác vì đó là hành động yếu đuối. Võ sư luôn phải kiên cường, dũng cảm, mạnh mẽ dù đau cũng không được khóc. Không được để người khác đoán được cảm xúc thật. Nhất định phải che giấu cũng vì thế mà cô rất ít khi khóc trước mặt ai đó, dù có buồn cũng không khóc có đau cũng cắn răng mà chịu đựng. Còn nhớ năm cô 10 tuổi bị các anh lớn trong võ đài của cha trêu chọc, họ bảo cô là "cục bông nhỏ" do chênh lệch tuổi tác cũng như về mặt thể lực. Khi ấy cô chỉ 10 tuổi có chiếc má bánh bao còn buộc kiểu tóc củ tỏi khi ấy nhìn cô chẳng khác nào cục bông trắng chạy lon ton đến học võ. Cú đấm khi ấy của cô không có tí lực nào nên rất hay bị các anh chọc đến phát khóc, còn bé không phản kháng lại được cô liền mếu máo khóc chạy đến bên cha mà mách lẻo.Cứ tưởng ông ấy sẽ bênh vực cô mà mắng họ, nào ngờ ông lại quát cô còn phạt đứng tấn suốt 30 phút để nghe ông thuyết giảng về tinh thần võ học. Với một cô bé 10 tuổi khi ấy là một nỗi ám ảnh không bao giờ quên được. Có lẽ nhân vật Phạm tướng quân được cô miêu tả với nỗi khao khát về một người cha vừa có tính cách ôn nhu yêu thương cô nhưng vẫn oai phong bá khí. Vì thế mà cô rất có thiện cảm với người phụ thân trước mặt :
" Phụ thân, người đừng khóc nhi nữ không giận người. Người cũng vất vả rồi, chỉ là nhi nữ không nỡ xa mọi người cũng không nỡ để bản thân mình bị xem là cống phẩm . Đường đường là nữ nhi nhà tướng quân sao có thể chấp nhận sự sỉ nhục như vậy.Dù hôm nay người có cầu xin , con cũng quyết không gả. Thà người đưa con ra chiến trường liều chết với họ cũng không muốn dùng cách nhục nhã này để đổi lại hòa bình. Phụ thân người có chắc khi con gả qua đó họ sẽ không gây chiến với nước ta nữa không? Cuộc đời con sẽ đổi được bao nhiêu năm bình yên cho Nam Quốc ? Một năm , hai năm, ba năm lâu nhất cũng chỉ đến 5 năm lúc ấy lực lượng Châu Quốc hùng mạnh chúng lại bội ước mà xâm chiếm nước ta. Nhi nữ không sợ bị gả đi chỉ sợ sau khi gả đi cả đời sau cũng không được gặp lại người và mẫu thân nếu vậy thà chết cũng không gả."
Giọng nói khi ấy của cô từng câu từng chữ vừa đanh thép , vừa kiên định. Lời nói của cô khiến trời cao cũng cảm động mà thổi một làn gió xuyên qua khung cửa gỗ. Làn gió ấy khiến tóc cô bay ngược về sau đôi mắt đen óng ánh còn đọng lại những giọt nước mắt càng khiến cho đôi mắt cô khi ấy tựa như những cơn sóng biển mạnh mẽ. Phụ thân cô nhìn với ánh mắt đầy sự tự hào có lẽ chính ông cũng không ngờ được thường ngày cô chỉ thêu thùa may vá, đàn ca ngâm thơ mà lời nói, câu từ lại đanh thép như vậy. Ông ôm cô vào lòng, đôi bàn tay ông vỗ nhẹ vào lưng của cô an ủi :
" Đúng vậy , con nói rất hay. Phạm gia chúng ta đời đời trấn giữ biên cương, dù có bại cũng không đầu hàng trước địch. Luôn ngẩng cao đầu mà sống chỉ cúi đầu trước thiên tử không cúi đầu trước tặc tử vậy mà hôm nay ta vì bản thân bại trận mà nghe theo lời đề xuất của bọn quan thần trong triều mà đem con gái gả cho tướng địch. Xém chút nữa ta không còn mặt mũi nhìn liệt tổ liệt tông , không còn mặt mũi nhìn con gái ta rồi. Dù có chết ta cũng không để con bị gả đi như vậy, ta lập tức nhập cung xin bệ hạ cho xuất binh một lần nữa. Thà chết trên chiến trường làm một đại anh hùng còn hơn để con gái ta chịu khổ."
Mẫu thân cô lúc này đã không còn đứng vững , bà ngồi bên cạnh giường cô khóc nức nở. Tiếng khóc của bà khiến cô cảm nhận được bà đang có rất nhiều nỗi sợ trong lòng, có lẽ bà sợ phu quân mình sẽ chết nếu đánh thêm trận nữa. Cũng sợ sau khi ông mất bà không có sức bảo vệ được Minh Nguyệt. Do bà khó sinh nên lúc trẻ chỉ sinh ra một nữ hài tử là Minh Nguyệt tuy không sinh được con trai nhưng tướng quân không trách .Vì năm xưa, lúc đang mang thai đứa thứ hai cũng vì cứu ông trong lúc bị sát thủ tập kích mà đỡ một nhát dao đâm trực diện vào bụng. Sau cùng tuy giữ được mạng sống nhưng đứa trẻ trong bụng không giữ được, đó cũng là lí do mà Minh Nguyệt trở thành đứa con duy nhất của phủ tướng quân.Cũng vì vết thương cũ mà bà không thể sinh thêm nữa, nhiều lần bà cũng khuyên ông nạp thiếp nhưng vì trọng tình trọng nghĩa với bà mà tướng quân chấp nhận việc không có con trai để thừa kế tước vị. Cũng không ép Minh Nguyệt phải làm một nữ tướng mà để cô ấy sống như một tiểu thư khuê các với hi vọng sau này bình an gả đi có cuộc sống an yên.Tình yêu của họ được dân chúng trong thành ngưỡng mộ ca tụng nhưng cũng không ít lời dèm pha nói mẫu thân không trọn đạo làm thê nhưng đối với phụ thân bà là vị thê tử duy nhất của ông.
Còn tiếp...
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip