Bài 4 : những cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào
Bài 4
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN LÀO
(đầu thế kỷ XX)
Từ giữa thế kỷ XIX khi các nước châu Âu và Bắc Mỹ căn bản đã hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa thì ở hầu hết các nược khu vực Đông Nam Á, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị và đều lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội. Nhân cơ hội này, các nước thực dân phương Tây mở rộng từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á
Ba nước Việt Nam, Lào, Cam - pu - chia là đối tượng xâm lược vủa thực dân Pháp.Đến cuối thế kỷ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược 3 nước trên bán đảo Đông Dương
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương, vốn được coi là quan trọng và giàu có nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Chính sách khai thác tàn bạo và chế độ thuế khoá, lao dịch nặng nề đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương
Lào thực sự biến thành thuộc địa của Pháp năm 1893. Ngay từ đầu thế kỷ XIX, nhân dân Lào đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh bất khuất trên toàn lãnh thổ để chống lại ách nô dịch tàn bạo của thực dân Pháp
- Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901 - 1903) dưới sự chỉ huy của Pha - ca - đuốc
- Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô - lô - ven, do Ong Kẹo, Com - ma - đam chỉ huy, nổ ra năm 1901 và kéo dài đến năm 1937
- Cuộc khởi nghĩa của người Mèo do Chậu Pa - chay lãnh đạo kéo dài trong những năm 1918 - 1922 ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam
Trước khi tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Lào, chúng ta sẽ cùng điểm qua một và nét về đất nước Lào:
- Lào là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không có đường biển, là nước láng giềng thân thiện của Việt Nam, Hiện nay so với các nước trong khu vực, Lào còn là một nước nghèo, kinh tế phát triển chậm. Song nhìn về quá khứ, Lào còn là một nước có lịch sử văn hoá lâu đời, có nền văn minh khá phát triển. Khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều dấu vết của thời kì nguyên thuỷ trên đất nước Lào. Đặc biệt ở Lào còn tồn tại một nến văn hoá độc đáo, mà thế giới còn gọi là văn hoá cự thạch (đá lớn) tiêu biểu những chum đá rất lớn ở Xiêng Khoảng (cánh đồng chum - Xiêng Khoảng), hiện nay còn khoảng 630 chum đá lớn có niên đại ở vào cuối thời kì đồ đá mở đầu thời kì đồ đồng, minh chứng cho cọi nguồn dân tộc và căn hoá bản địa Lào
- Cư dân Lào gồm 2 bộ phận chủ yếu là người Lào Thăng và người Lào Lùm. Thời cổ cư dân sống trong các mường cổ (các bộ tộc). Năm 1353, Pha Ngừm đã chinh phục các Mường cổ, thống nhất các bộ lạc, lên ngôi vua lập nên vương quốc Lan Xang (Triệu Voi), xây dựng kinh đô đầu tiên ở Mường Xoa (Luông - pha - băng ngày nay)
- Lào, Cam - pu - chia và cả Việt Nam có nhiều nét tương đồng: cùng năm trên bán đảo Đông Dương, cùng nằm trong vành đau khí hậu nhiệt đới gió mùa, có cùng cội nguồn mẫu số chung đó là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Nhất là từ giữa thế kỷ XIX, Lào, Cam - pu - chia, Việt Nam có cung một hoàn cảnh lịch sử, số phận: bị thực dân Pháp xâm lược
1. Phong trào chống Pháp của Pha Ca - đuốc (1901 - 1903)
a) Tiểu sử: Là một nông dân ở tỉnh Xavannakhẹt, Pha - ca - đuốc vô cùng căm tức trước hành động xâm lược, bóc lột của Pháp, nên đã lãnh đạo nhân dân đứng dậy khởi nghĩa vào năm 1901
b) Diễn biến:
- Mùa xuân năm 1902, cuộc khởi nghĩa phát triển mạnh ở vùng đồng bằng Xavannakhẹt
- Tháng 3 - 4 năm 1902, nghĩa quân chiếm Kheemarát, Xoỏngkhôn và bao vây thị xã Xavannakhẹt
- Quân đội Pháp vội điều lực lượng từ Nam kỳ lên và đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa, giết chết 200 nghĩa quân
- Nghĩa quân rút về hoạt động ở vùng Xêpôn trên đường số 9 gần biên giới Lào - Việt
- Sau đó căn cứ của nghĩa quân lại lui về Huội Longcong vùng Kengcốc
- Cuối cùng năm 1902, trong một cuộc tấn công của Pháp, Pha - ca - đuốc và nhiều nghĩa quân rơi vào tay kẻ thù
- Cuộc khởi nghĩa kéo dài đến hết năm 1903 thì tan rã
c) Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại
2. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com - ma - đam (1901 - 1937)
a) Nguyên nhân: Cao nguyên Bô - lô - ven là vùng đất rộng lớn, giàu có, thuận lợi cho cây công nghiệp, lại có vị trí chiến lược quan trọng nằm gần khu vực ranh giới 3 nước Đông Dương (Nam Lào). Sự đóng chiếm và cai trị thực dân Pháp đã làm đảo lộn cuộc sống vốn tương đối đầy đủ của cư dân vùng này. Người dân rơi vào cảnh đói khổ. Năm 1902, có nơi trong vùng dân bị chết đói đến một nửa. Sự bất bình của người dân đã dẫn đến cuộc nổi dậy của nhân dân do Ong Kẹo lãnh đạo
b) Tiểu sử:
- Cuối năm 1900, ở Xanavẳn bắt đầu tiến hành những buổi lễ kỳ lạ trên núi Phù Kham và xuất hiện một người tên My (tên thật của Ong Kẹo) có uy tín lớn trong nhân dân. Lời sấm truyền "Đã đến lúc tống cổ bọn xâm lược" lưu truyền rộng rãi trong nhân dân đã tạo nên một bầu không khí chống Pháp mới
- Ong Kẹo (tên thường gọi là My hay Nai My) là người dân tộc Nghé (một chi của Lào Thowng) ở tỉnh Xaravắn. Ông đã cùng với Com - ma - đam tập hợp lực lượng của người Lào Thowng phát động khởi nghĩa, nhân dân tôn kính gọi ông là Ong Kẹo (có nghĩa là viên ngọc)
- Ong Kẹo hy sinh ngày 13 - 10 - 1907, sau đó Com - ma - đam trở thành lãnh tụ thứ hai của cuộc khởi nghĩa
- Com - ma - đam là lãnh tụ tài năng, am hiểu về quân sự và tài chính, có đầu óc tổ chức. Năm 13 tuổi, ông bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Mường May. Chính ở trong tù ông đã học đọc, học viết. Ra tù, ông đi thẳng tới căn cứ của Ong Kẹo, ra nhập nghĩa quân và trở thành lãnh tụ thứ hai của cuộc khởi nghĩa. Khi Ong Kẹo đi đàm phán với Phen - Le, Com - ma - đam được cử lãnh đạo phong trào
c) Diễn biến:
- Ngày 12 - 4 - 1901, nghĩa quân tấn công lính Pháp ở chùa Tha Teng, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa
- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra khắp cao nguyên Bôlôven, nghĩa quân sử dụng chiến thuật du kích, tập kích quân Pháp gây cho chúng nhiều thiệt hại
- Tháng 5 năm 1901, nghĩa quân tấn công và chiếm đồn Konketu trên biên giới Lào - Việt
- Sau những trận đánh trong năm 1905 - 1906, nghĩa quân tạm ngừng hoạt động để củng cố lực lượng. Nhân cơ hội này. Biết không thể đàn áp được nghĩa quân, Pháp đã sử dụng kế lừa bỉ ổi. Công sứ Pháp là Phenle giả vờ thương lượng mời Ong Kẹo đến chùa Xaravẳn. Tại đây tên công sứ Phele đã bắn chết Ong Kẹo vào ngày 13/10/1907. Từ đây nghĩa quân lại xiết chặ hàng ngũ xung quanh Com - ma - đam
- Dưới sự lãnh đạo của Com - ma - đam nghĩa quân tiếp tục đánh tan các cuộc tấn công của Pháp, mở rộng địa bàn hoạt động
- Tháng 9 năm 1936, Pháp huy động một lực lượng quân đội lớn với 5 tiểu đoàn bộ binh, 200 thớt voi, nhiều đơn vị kỵ binh với sụ hỗ trợ của không quân tấn công vào căn cứ Phù Luống. Com - ma - đam đã hi sinh
- Ba con trai của ông tiếp tục chiến đấu đến hết tháng 7 năm 1937 mới bị bắt
d) Kết quả: Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thất bại.
e) Kết luận: Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu diễn ra trong thời gian lâu nhất 37 năm với hai nhà lãnh đạo là Ong Kẹo và Com - ma - đam
3. Khởi nghĩa Chậu Pa - chay (1918 - 1922)
a) Nguyên nhân: Do chính sách thuế thuốc phiện bắt người H' mông phải nộp 2 kg thuốc phiên trong một năm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Pa - chay
b) Tiểu sử: Chậu Pa - chay là người đứng đầu bản H' mông ở Mường Sơn, Sầm Nưa. Ông mang họ Vue, sinh trưởng tại Vân Nam, gần biên giới Miến Điện. Mồ côi từ thủa còn nhỏ, vừa mới lớn, ông di cư sang Bắc Việt Nam để tìm bà con ở Na Ou, một làng miền núi gần Điện Biên Phủ. Ông được trưởng làng Vue Song Tou nhận làm con nuôi
c) Diễn biến:
- Cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một vùng rộng lớn gồm Bắc Lào và nhiều tỉnh Tây Bắc Việt Nam với nhiều thành phần tham gia, chủ yếu là người H' mông
- Ngày 4 tháng 12 năm 1918, nghĩa quân đánh trận phục kích đoàn xe Pháp ở bản Nậm Ngan, quân Pháp tung lực lượng tấn công căn cứ của nghĩa quân, Pa - chay rút lui về Sơn La (Việt Nam). Nghĩa quân đã phục kích tiêu diệt nhiều lính Pháp (trong đó có tên quan Goochiê)
- Mùa hè năm 1919, cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp vùng Tây Bắc Việt Nam và Đông Bắc Lào trên một diện tích rộng 4 vạn km2. Nghĩa quân đã nhiều lần đánh tan các cuộc tấn công vào căn cứ của địch
- Trong năm 1920, diễn ra các trận giao chiến dữ dội giữa quân đội Pháp và nghĩa quân. Mặc dù chênh lệch lực lượng nhưng nghĩa quân tiếp tục sử dụng chiến thuật du kích, quấy rói kẻ thù
- Từ cuối năm 1920, khởi nghĩa bị suy yếu dần. Đẻ tránh sự truy lùng của địch, các đơn vị của Pa - chay phải phân tán từng lực lượng nhỏ
- Cuối năm 1922, kẻ thù đã thực hiện nội gián, má sát Pa - chay. Cuộc khởi nghĩa bị tan rã
d) Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại
e) Kết luận: Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu với sự tham gia của dân tộc H' mông hai nước Lào và Việt Nam
4. Ý nghĩa: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào đã thể hiện tinh thần yêu nước và tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp
5. Nhận xét:
- Các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỷ XX có đặc điểm sau:
+ Diễn ra rất sôi nổi, liên tục và quyết liệt, thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất vì độc tự do của mỗi dân tộc
+ Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang
+ Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước và nông dân
+ Mục tiêu chống Pháp giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, song còn ở giai đoạn tự phát
- Các phong trào đều thất bại là do:
+ Các phong trào đều mang tính chất tự phát
+ Thiếu đường lối đúng đắn, tổ chức vững vàng, cục bộ địa phương và thường gắn với yêu cầu cụ thể của cư dân từng vùng
+ Vẫn còn mang nặng yếu tố tôn giáo và thần linh trong các cuộc khởi nghĩa
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip