NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA
HÀ NỘI- NAM ĐỊNH

1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

­ Giới thiệu chung về công ty

? Tên chính thức :CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI- NAM ĐỊNH

? Tên viết tắt :HANABECO

? Địa chỉ: Số 5 Đường Thái Bình, phường Hạ Long, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

? Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Nam Định chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0600161270 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Nam Định cấp ngày 06 tháng 12 năm 1999 thay đổi lần thứ 4 ngày 11 tháng 5 năm 2017.

­ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Được hình thành năm 1969 lấy tên là nhà máy Bánh mỳ Ba Lan hoạt động dưới sự quản lý của Ty lương thực Nam Hà. Năm 1985 Xí nghiệp bắt đầu hợp tác với Viện công nghiệp thực phẩm nghiên cứu sản xuất bia ở quy mô nhỏ.

Năm 1999, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước; ngày 19 tháng 11 năm 1999 Đại hội cổ đông thành lập Công ty cổ phần Ba Lan đã được tiến hành và chính thức đi vào hoạt động.

Năm 2007 đổi tên thành Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Nam Định với số vốn điều lệ là 20.000.000.000 đồng, trong đó vốn Nhà nước do Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội nắm giữ là: 10.200.000.000 đồng; vốn góp của cổ đông khác: 9.800.000.000 đồng đồng thời sửa đổi điều lệ của Công ty cho phù hợp với mô hình Công ty mẹ - Công ty con của Tổng Công ty Bia rượu NGK Hà Nội

­ Các thành tích đã đạt được: Được Nhà nước tặng thưởng:

ü Huân chương lao động hạng ba hạng năm 1988

ü Huân chương lao động hạng hai năm 1995

ü Trong các năm 2012, 2013, 2014,2016 Công ty được Bộ Công thương tặng cờ thi đua vì các thành tích sản xuất kinh doanh

ü Ngoài ra, Công ty còn Nội đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các ngành, các cấp cho các mặt công tác sản xuất, kinh doanh, xã hội, quốc phòng, đời sống .....

1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI- NAM ĐỊNH

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Doanh nghiệp hoạt động không chỉ với mục định sản suất sản phẩm mà còn hoạt động cả trong các lĩnh vực kinh doanh liên quan, với các chức năng và nhiệm vụ là:

ü Sản xuất kinh doanh các loại bia, cồn, rượu và nước giải khát.

ü Sản xuất, chế biến và mua bán lương thực, thực phẩm.

ü Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch.

ü Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

ü Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc, thiết bị, ô tô.

ü Đại lý tiêu thụ sản phẩm.

ü Sản phẩm chính của Công ty là Bia và Bánh mỳ.

1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Nam Định là một trong những công ty con của Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội cung cấp các sản phẩm sau:

Ø Bia hơi Hà Nội – Nam Định đóng chai 0,75 lít

Ø Bia hơi Hà Nội đóng keg 20 lít, 30 lít

Ø Bánh mì Ba Lan

Ø Bia hơi tươi HANABECO đóng keg 1 lít, 2 lít

Hiện nay, bia là loại thức uống phổ biến nhất, xuất hiện hầu hết trong các cuộc vui của mọi người dan Việt Nam, với lượng nồng độ cồn không cao, khoảng 4% - 5%, không gây nhiều tác hại cho những người sử dụng chúng và nếu sử dụng bia một cách hiểu quả, hợp lí thì nó còn đem lại nhiều tác dụng tốt.

Tuy nhiên, bia miền bắc có tính thời vụ khá cao. Ở khu vưc phía Bắc với khí hậu bốn mùa, thì mùa hạ và mùa thu là điều kiện lý tưởng cho thị trường bia do khách hàng có nhu cầu giải khát và tiêu dùng cao trong các buổi tụ họp, đây là khoảng thời gian bia có lượng tiêu thụ cao nhất trong năm. Khi mùa đông đến, nhu cầu giải khát của người dân giảm nên làm cho sản lượng tiêu thụ của bia giảm đáng kể. Còn ở khu vực phía Nam, khí hậu lại chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, phần lớn thời tiết là nắng nóng nhất là vào mùa khô nên bia hơi được sử dụng quanh năm. Vì vậy mà sức tiêu thụ bia ở khu vực miền nam luôn hơn miền bắc.

1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty

Quy trình sản xuất bia hơi Hà Nội với Nguyên liệu bao gồm: Malt, Gạo, nước, Houblon ( hoa viên, hoa cao), đường kính, khí CO2, nấm men...

Ø Xay nghiền: Malt và gạo được xay ở 2 máy khác nhau, đều được xay bằng máy nghiền trục.

Ø Quá trình hồ hóa: Gạo sau khi được nghiền nhỏ sẽ được sử lí hồ hóa trước khi mang đi đường hóa, mục đích là dùng nhiệt độ cao để nấu chín tinh bột gạo.

Ø Quá trình đường hóa: mục đích của quá trình đường hóa nguyên liệu là tạo ra các vùng nhiệt độ thích hợp cho hệ thống enzim hoạt động

Ø Quá trình lọc thô: lọc và rửa bã Malt, mục đích của quá trình lọc dịch đường là tách pha lỏng của hỗn hợp. Mục đích của quá trình rửa bã là để hòa tan, khuếch tán các thành phần chất tan còn sót lại trong bã.

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất bia

Ø Quá trình nấu hoa bia: mục đích của quá trình nấu dịch đường với hoa Houblon. Sau khi nấu hoa ta sẽ để lắng trong và làm hạ nhiệt độ.

Ø Quá trình lên men: Mục đích của quá trình lên men chính là tạo điều kiện thích hợp cho nấm men hoạt nhằm định hình hương vị cho sản phẩm bia.

Ø Quá trình lên men phụ và lưu trữ: Mục đích là lên men phụ và tàng trữ là tiếp tục lên men lượng chất hòa tan còn sót lại trong quá trình lên men chính.

Ø Quá trình lọc bia: Giúp loại bỏ nấm men và các hạt phân tán cơ học chất protein-phenol, ngựa đắng và nhiều hạt nhỏ li ti khác

Ø Quá trình hoàn thiện sản phẩm: gồm các quy trình như bão hòa CO2, chiết rót bia, quá trình rửa chai, siết nắp chai, đóng thùng,...

1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức công ty

Cơ cấu bộ máy quản lý của ty, với các chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:

Ø Hội đồng cổ đông: Hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của công ty. Hội đồng cổ đông sẽ quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển của công ty và kế hoạch sản xuất kinh

Ø Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của công ty phù hợp với pháp luật Việt Nam

Ø Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.

Ø Ban giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty

Ø Phòng nghiệp vụ: theo dõi tình hình hoạt động của trang thiết bị máy móc, các công trình kiến trúc nhà xưởng, theo dõi và thực hiện xuất nhập bảo quản vật tư thiết bị nguyên vật liệu trong công ty.

Ø Phòng tổ chức hành chính: Quản lý và lưu giữ hồ sơ cán bộ công nhân viên lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng đào tạo nhân lực cho phù hợp với từng thời kỳ. Quản lý mặt bằng trụ sở làm việc nhà xưởng và các trang thiết bị văn phòng trong toàn công ty.

Ø Phòng kế toán: tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê thông tin kinh tế và hoạch toán kinh tế của công ty đồng thời kiểm tra kiểm soát các khoản chi phí sản xuất theo đúng chế độ.

Ø Phòng kỹ thuật công nghệ-KCS: chịu trách nhiệm toàn bộ kỹ thuật công nghệ trong sản xuất đối với các chỉ tiêu lý, hóa, sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố.

Ø Phòng thị trường: thực hiện các công việc liên quan đến công tác thị trường của công ty.

Ø Xưởng sản xuất bia: có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm bia hơi các loại. Thực hiện các công đoạn sản xuất theo đúng quy trình công nghệ.

Ø Phân xưởng bánh mì: có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm bánh mì các loại thực hiện các công đoạn sản xuất theo đúng quy trình công nghệ từ khâu trộn bột, ủ bột nướng bánh đến giao sản phẩm phục vụ bán hàng.

1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Bảng 1.1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu cân đối kế toán

Năm 2020

Năm 2019

Năm 2018

Tài sản ngắn hạn

17.485.315.099

18.964.690.269

21.244.933.459

Tiền và các khoản tương đương tiền

6.026.637.745

4.482.131.322

1.364.869.656

Đầu tư tài chính ngắn hạn

5.000.000.000

8.000.000.000

14.000.000.000

Các khoản phải thu ngắn hạn

1.125.554.545

1.228.870.207

524.234.127

Hàng tồn kho

4.709.535.374

4.776.312.546

5.073.989.068

Tài sản ngắn hạn khác

623.587.435

477.376.194

281.840.608

Tài sản dài hạn

21.332.319.266

20.521.393.585

22.100.421.659

Các khoản phải thu dài hạn

-

-

-

Tài sản cố định

17.788.018.921

17.458.114.991

19.529.548.942

Bất động sản đầu tư

1.286.182.947

1.423.667.991

858.123.240

Tài sản dở dang dài hạn

-

55.880.909

-

Đầu tư tài chính dài hạn

-

-

-

Tài sản dài hạn khác

2.258.117.398

1.583.729.694

1.712.749.477

TỔNG tài sản

38.817.634.365

39.486.083.854

43.345.355.118

Nợ phải trả

12.458.779.740 1

13.132.832.769

17.916.875.241

Nợ ngắn hạn

12.458.779.740

13.132.832.769

15.664.944.332

Nợ dài hạn

-

-

2.251.930.909

Vốn chủ sở hữu

26.358.854.625

26.353.251.085

25.428.479.877

Vốn chủ sở hữu

26.358.854.625

26.353.251.085

25.428.479.877

Nguồn kinh phí và quỹ khác

-

-

-

TỔNG nguồn vốn

38.817.634.365

39.486.083.854

43.345.355.118



Bảng 1.2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu

Năm 2020

Năm 2019

Năm 2018

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

56.385.848.017

60.939.860.886

56.330.412.332

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

80.634.400

-

-

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

56.305.213.617

60.939.860.886

56.330.412.332

4. Giá vốn hàng bán

40.496.140.834

44.542.308.491

41.104.771.460

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

15.809.072.783

16.397.552.395

15.225.640.872

6. Doanh thu hoạt động tài chính

741.936.362

1.107.263.184

488.569.640

7. Chi phí tài chính

Trong đó: Chi phí lãi vay

-

35.287.671

-

8. Chi phí bán hàng

6.611.144.151

6.465.748.135

6.290.422.057

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

6.805.366.110

6.936.400.767

5.870.295.723

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

3.134.498.884

4.067.379.006

3.553.492.732

11. Thu nhập khác

277.542.829

227.273

271.574.592

12. Chi phí khác

113.992.333

10.285.815

157.356.360

13. Lợi nhuận khác

163.550.496

(10.058.542)

114.218.232

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

3.298.049.380

4.057.320.464

3.667.710.964

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

489.445.840

839.921 256

1.116.144.854

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

-

-

-

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN

2.808.603.540

3.217.399.208

2.551.566.110

- Từ bảng cân đối kê toán trên ta có thể thấy tổng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp biến đổi qua từng năm. Năm 2018, có tổng tài sản và nguồn vốn cao nhất trong 3 năm với 43.345.355.118 VNĐ. Và năm 2020, tổng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp là 38.817.634.365 VNĐ

- Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta có thể thấy,. Với sức tiêu thụ sản phẩm năm 2019 cao hơn năm 2018 đã giúp cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 665.833.098 VNĐ. Từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 nên lợi nhuận của doanh nghiệp có sự sụt giảm, cụ thể là giảm 408.795.668 VNĐ so với năm 2019.

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀHỆ THỐNG KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – NAM ĐỊNH

2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán của công ty

Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận kế toán:

v Kế toán trưởng: là người lãnh đạo của phòng, chịu trách nhiệm trước công ty về tất cả hoạt động của phòng. Có trách nhiệm quản lý chung, trông coi mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán

Nhiệm vụ của kế toán trưởng:

ü Quản lý hoạt động của bộ phận kế toán

ü Giám sát việc quyết toán

ü Đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách kế toán

ü Lập báo cáo tài chính

ü Tham gia phân tích và dự báo

v Kế toán tổng hợp: là công việc lưu trữ và phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp

Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp

ü Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu

ü Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các chế độ quản lý

ü Tổ chức công tác thông tin và phân tích hoạt động kinh tế.

ü Ghi chép vào sổ tổng hợp, bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu

ü Giúp kế toán trưởng làm báo cáo phân tích hoạt động kinh tế của đơn vị

v Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ lập và quản lý các chứng từ thu - chi, quản lý dòng tiền thu - chi của doanh nghiệp khi diễn ra các giao dịch thanh toán bằng tiền hoặc chuyển khoản.

Nhiệm vụ:

ü Quản lí các khoản thu - chi

ü Kiểm soát họt động thu ngân

ü Theo dõi và quản lí quỹ tiền mặt

v Kế toán thuế: phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế của doanh nghiệp, chủ yếu là xác định cơ sở tính thuế và kết hợp với kế toán tổng hợp để lập các báo cáo, thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến thuế của doanh nghiệp

Nhiệm vụ:

ü Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cuối năm

ü Làm việc với các cơ quan thuế khi có vấn đề

ü Theo dõi, bám sát, nắm bắt tình hình nộp, tồn đọng, hoàn thuế của công ty.

ü Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế

ü Theo dõi việc giao nhận hóa đơn

v Kế toán tiền lương: phụ trách việc hạch toán tiền lương dựa trên các dữ liệu như: bảng chấm công, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán,... để lập bảng tính lương, thanh toán lương và chế độ bảo hiểm cho người lao động

Nhiệm vụ

ü Tính lương và các khoản trích theo lương

ü Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc hạch toán kế toán tại các bộ phận

ü Phân tích tình hình sử dụng các quỹ

v Kế toán kho: chịu trách nhiệm kiểm soát tình hình xuất nhập hàng hóa, kiểm soát hàng tồn kho, làm báo cáo trình lên lãnh đạo về quy trình làm việc trong các kho

Nhiệm vụ

ü Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi làm thủ tục Xuất/ Nhập hàng hóa vào kho Kiểm tra các hóa đơn

ü Đối chiếu và nhập dữ liệu hàng hóa vào hệ thống

ü Hạch toán việc xuất nhập hàng hóa, nguyên vật liệu

ü Làm báo cáo hàng tồn kho, báo cáo xuất nhập tồn

ü Tham gia công tác kiểm kê định kỳ

ü Tham gia tính giá vốn nhập/ xuất kho hoặc hạch toán chi phí theo từng đơn hàng

v Kế toán vật tư hàng hóa: chịu trách nhiệm quản lý kho và hàng tồn, số lượng hàng hóa cũng như chất lượng hàng hóa. Khảo sát tình hình xuất nhập hàng và chịu trách nhiệm để đảm bảo được lượng hàng trong quá trình hoạt động và cập nhật tình trạng thường xuyên báo với cấp trên.

Nhiệm vụ:

ü Theo dõi ghi chép tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa

ü Tuân thủ đúng nguyên tắc trong xuất nhập kho.

ü Thường xuyên phải đối chiếu lại thông tin trong kho

ü Xử lý kịp thời quá trình vật liệu thiếu, tồn kho, kém chất lượng

ü Lập báo cáo kế toán thường xuyên

v Kế toán thu chi: là người quản lý chứng từ thu chi vào ra phát sinh. Những chứng từ này chính là cơ sở để quan trọng để chứng minh và giải trình với cơ quan thuế về những chi phí phát sinh liên quan đến các cơ quan khác

Nhiệm vụ

ü Kế toán thu chi phải quản lý mọi khoản thu/ chi phát sinh theo quy định

ü Kiểm tra nội dung, số tiền trên Phiếu Thu/Chi phải khớp với chứng từ gốc

ü Kiểm tra ngày, tháng lập Phiếu Thu – Phiếu Chi

ü thực hiện các nghiệp vụ thu tiền: thu tiền của thu ngân hàng ngày & thu khác.

ü theo dõi các khoản tiền gửi ngân hàng.

ü Quản lý và rà soát các chứng từ liên quan đến thu chi

ü Lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp theo chu kỳ hàng tuần, hàng tháng

ü Chủ động liên hệ với nhà cung cấp trong trường hợp kế hoạch thanh toán không đảm bảo.

v Kế toán công nợ: là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu để cấp quản lý những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doang nghiệp

Nhiệm vụ:

ü Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ

ü Tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh

ü Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán phát sinh

v Kế toán bán hàng: có nhiệm vụ quản lý, ghi chép tất cả các công việc liên quan đến nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp

Nhiệm vụ:

ü Ghi chép đấy đủ kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hoá dịch vụ

ü Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện các kế hoạch

ü Cung cấp thông tin về tình hình bán hàng

2.2.TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

2.2.1. Các chính sách kế toán chung

Ø Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư số 200/2014/TTBTC ngày 22 tháng 12 năm 2014, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo.

Ø Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND)

Ø Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Ø Công ty sử dụng kỳ kế toán theo năm: Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch

Ø Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đuực hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

ü Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.

ü Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phữơng pháp bình quân gia quyền. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Ø Phương pháp tính khấu hao TSCĐ:

ü Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, vô hình: Tài sản cô định hữu hình, vô hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, giá trị hao mòn luỳ kế và giá trị còn lại.

ü Phương pháp khẩu hao TSCĐ hữu hình Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đuừng thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.

2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ.

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính sách sinh liên quan đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số. Các chứng từ được lập bằng máy tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán.

u Tổ chức chứng từ kế toán:

- Xác định chủng loại, số lượng, nội dung, kết cầu và quy chế quản lý, sử dụng chứng từ kế toán cho các đối tượng kế toán.

- Thiết kế khối lượng công tác hạch toán ban đầu trên hệ thống các bảng chứng từ hợp lý, hợp pháp theo một quy trình luân chuyển chứng từ nhất định.

- Tổ chức hệ thống thông tin ban đầu cho quản lý vật tư, tiền vốn, hoạt động thu chi tiền...

u Tổ chức chứng từ kế toán cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

ü Nguyên tắc thống nhất

ü Nguyên tắc đặc thù

ü Nguyên tắc bằng chứng

ü Nguyên tắc cập nhật

ü Nguyên tắc hiệu quả

Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư số 200/2014/TTBTC ngày 22 tháng 12 năm 2014, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành

Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán doanh nghiệp

ü Tuân thủ đúng bảng hệ thống tài khoản kế toán

ü Thiết kế các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4... chưa quy định trong hệ thống tài khoản kế toán sao cho phù hợp với quy mô, đặc điểm doanh nghiệp

ü Thiết kế mã cấp hàng hóa, công nợ

Công ty mở các tài khoản chi tiết phù với với đặc điểm sản xuất kinh doanh. Việc mở các tài khoản chi tiết giúp nhân viên kế toán tiện hơn trong việc hạch toán.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được công ty sử dụng là phương pháp

kê khai thường xuyên.

- Giá vốn xuất kho trong kì là phương pháp nhập trước- xuất trước..

- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra công tác kế toán và lập báo cáo kế

toán theo quy định hiện hành.

2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

- Hình thức sổ kế toán: theo hình thức chứng từ ghi sổ

Chứng từ kế toán

Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình công ty đã lựa chọn
hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sự lựa
chọn này đều tuân thủ theo chế độ hiện hành vừa vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tế của công ty, công tác kế toán của công ty đều được thức hiện phần lớn trên máy. Đối với các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, số lượng nghiệp vụ nhiều, kế toán tiến hành phân loại, tập hợp vào bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, cuối tháng từ các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại ghi chứng từ ghi sổ vào sổ cái các tài khoản liên quan. Cuối quý căn cứ vào các sổ chi tiết, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, số phát sinh và đối chiếu số liệu với sổ cái. Sau đó từ các sổ cái kế toán lập bảng cân đối số phát sinh và đối chiếu số liệu với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.


Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại

Số/Thẻ kế toán chi tiết

Sổ quỹ

Chứng từ ghi sổ

Sổ đăng kí

Chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài chính



Ghi chú: : ghi chú hàng ngày

: ghi chú cuối kỳ

: quan hệ kiểm tra đối chiếu

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

- Kỳ kế toán theo năm: Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch

- Nơi gửi BCTC: Cơ quan tài chính, Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê, Doanh nghiệp cấp trên, Cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Trách nhiệm lập báo cáo: phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong năm.

ü Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán;

ü Thực hiện các đánh giá và các ước tính một cách hợp lý và thận trọng;

ü Nêu rõ các chuẩn mực kế toán áp dụng cho Công ty có được tuân thủ hay không và tất cả các sai lệch trọng yếu đã được trình bày và giải thích trong Báo cáo tài chính;

ü Lập Báo cáo tài chính dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh liên tục, trừ trường họp không thể cho rằng Công ty sẽ tiếp tục hoạt động liên tục;

ü Thiết lập và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.

2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH CỤ THỂ

­ Kế toán tiền lương

Các chứng từ sử dụng:

· Bảng chấm công.

· Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.

· Hợp đồng lao động.

· Bảng thanh toán lương và KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN.

· Lập đề nghị thanh toán lương.

· Bảng tạm ứng lương.

· Báo cáo quyết toán thuế TNDN.

· Bảng thanh toán tiền thưởng.

· Các quyết định thôi việc, chấm dứt Hợp đồng.

· Các hồ sơ, giấy tờ khác liên quan.

Tài khoản sử dụng:

· Tài khoản 334: Phải trả người lao động

· Tài khoản 338: Phải trả phải nộp khác

Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương

Công ty cổ phần bia Hà Nội – Nam Định sử dụng hình thức tra lương theo ngày công. Hằng ngày nhân viên sẽ được chấm công theo bảng công quy định. Cuối tháng người phụ trách bộ phận sẽ kiểm tra lại các công đi làm và công đi làm thêm của toàn bộ nhân viên sau đó kí vào bảng chấm công và chuyển cho phòng kế toán làm chứng từ. Các chứng từ này sẽ được kiểm tra, đối chiếu lại và làm căn cứ hạch toán tiền lương.

Công ty hiện đang làm việc 5 ngày / tuần. Riêng lãnh đạo công ty, lãnh đạo đoàn thể, trưởng, phó phòng ban ngoài lương cơ bản sẽ được cộng thêm hệ số cấp bậc, chức vụ.

Hệ số lương x Mức lương tối thiểu



Số ngày công theo quy định

Tiền lương theo thời gian = x Số ngày công thực tế


Hệ số lương x Mức lương tối thiểu+PCTN

Phụ cấp trách nhiệm = Mức lương tối thiểu x Hệ số trách nhiệm


x Số ngày làm thêm x 150% (250%)

Lương làm thêm giờ


Số ngày công theo quy định

=


Hệ số lương x Mức lương tối thiểu+PCTN



x Số ngày việc đêm x 30%

Tiền phụ cấp làm ca ba


Số ngày công theo quy định

=



STT

Họ và tên

Ngày trong tháng

Tổng công

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

1

Phan Văn Yên

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

O

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

O

X

X

22

2

Phùng Văn Hòa

X

X

X

X

X

X

X

O

X

X

X

X

X

X

O

X

X

X

X

X

X

X

20

3

Võ Thị Lan

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

O

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

21

4

Vũ Thu Hà

X

X

X

X

O

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

21

5

Phan Đức Thinh

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

22

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng 11 năm 2021

Kí hiệu chấm công

Lượng thời gian X

Nghỉ phép O

Phụ Trách đơn vị Tổ trưởng Người kiểm tra

Bảng 2.1: Bảng chấm công phòng tổ chức hành chính


Ví dụ: Tính tiền lương cho ông Phan Văn Yên – trưởng phòng Tổ chức hành chính. Với các thông tin như sau:

- Ngày công theo quy định công ty: 22 công

- Ngày công thực tế: 21 công

- Hệ số lương cơ bản: 5,76

- Hệ số trách nhiệm: 0.6

- Tiền ăn ca: 21x10.000= 210.000

- 2 ngày công làm thêm giờ vào chủ nhật:

Vậy ta tính được tiền lương của ông Phan Văn Yên:

- Tiền lương thời gian= 5,76 x 830.000x1.2= 5.736.960

- Phụ cấp tách nhiệm= 0.6x830.000x1.2= 597.600

- Lương làm thêm giờ=

- Tiền khấu trừ vào lương là: (5,76 x 830.000)x 8,5%= 406.368

- Tiền lương thực lĩnh: 5.736.960+597.600+ -406.368=7.079.930

­ Kế toán bán hàng

Chứng từ sử dụng:

· Hoá đơn GTGT (áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)..

· Hoá đơn bán hàng (áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc kinh doanh những mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT)

· Phiếu xuất kho hay Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

· Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý

· Báo cáo bán hàng; Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ; Bảng thanh toán hàng đại lý.

· Thẻ quầy hàng; Giấy nộp tiền; Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày

· Các Biên bản thừa thiếu hàng, Biên bản giảm giá hàng bán, Biên bản hàng bán bị trả lại...

· Phiếu thu, giấy báo Có...

· Các chứng từ liên quan khác

Tài khoản sử dụng:

· Tài khoản 156: Hàng hóa

· Tài khoản 157: Hàng gửi bán

· Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

· Tài khoản 521: Các khoản giảm trừ doanh thu

· Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán

· Tài khoản 641: Chi phí bán hàng

· Tài khoản 642: Chi phí quản lí doanh nghiệp

· Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng

Sơ đồ 2.4: Quy trình ghi sổ kế toán bán hàng

Khi phát sinh các giao dịch mua bán, sẽ luôn có theo các chứng từ gốc. Các chứng từ này sẽ được tổng hợp lại và chuyển cho phòng kế toán. Các chứng từ này sẽ được kiểm tra, đối chiếu lại và làm căn cứ hạch toán bán hàng

­ Kế toán kho

Chứng từ sử dụng:

· Phiếu nhập kho

· Phiếu xuất kho

· Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

· Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

· Bảng kê mua hàng

· Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Tài khoản sử dụng:

· Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường

· Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu

· Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ

· Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

· Tài khoản 155 – Thành phẩm

· Tài khoản 156 – Hàng hóa

· Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán

· Tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế

Yêu cầu xuất-nhập kho

Lập phiếu xuất-nhập kho

Ghi thẻ kho

Ghi sổ kế toán vật tư

Kí phiếu và nhận-chuyển hàng

Nhận phiếu và xuất-nhập kho


Sơ đồ 2.5: Quy trình ghi sổ kế toán kho

Khi có yêu cầu xuất-nhập kho, kế toán sẽ lập phiếu xuất-nhập kho, sau đó kí phiếu và nhận – chuyển hàng. Thủ kho sẽ nhận phiếu và xuất – nhập hàng hóa trong kho, sau đó ghi thẻ kho và thu thập tất cả các phiếu và chuyển cho kế toán làm chứng từ. Các chứng từ này sẽ được kiểm tra, đối chiếu lại và làm căn cứ hạch toán kho.

Đơn vị: Công ty cổ phần Bia Hà nội - Nam Định Mẫu số: 02 - VT

Địa chỉ: Số 5 Đường Thái Bình (Ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC

Phường Hạ Long, Tp Nam Định, tỉnh Nam Định ngày 26/12/2014 của Bộ Tài chính)

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày..17..tháng..11..năm..2021.. Nợ:..TK 632..

Số:...06..... Có:..TK 156..

Họ và tên người nhận: Nguyễn Đức Long

Lý do xuất:......Xuất bán cho khách hàng...................

Xuất tại kho:.....Số 08...

STT

Tên hàng hóa

Mã số

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Yêu cầu

Thực xuất

A

B

C

D

1

2

3

4

1

Bia keg 20 lít

keg

200

200

600.000

120.000.000

Cộng

120.000.000

Tổng cộng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm hai mươi triệu đồng

Số chứng từ gốc kèm theo:.......................................

Ngày ..17..tháng..11..năm..2021...

Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng

(Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)

Đơn vị: Công ty cổ phần Bia Hà nội - Nam Định Mẫu số: 01 - VT

Địa chỉ: Số 5 Đường Thái Bình (Ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC

Phường Hạ Long, Tp Nam Định, tỉnh Nam Định ngày 26/12/2014 của Bộ Tài chính)

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày..20..tháng..10..năm..2020.. Nợ:..TK 155..

Số:...06..... Có:..TK 154..

Họ và tên người giao: Phùng Văn Luân

Ngày 20 tháng 10 năm 2020

Nhập tại kho:.....Số 05... Địa điểm: Kho 121

STT

Tên hàng hóa

Mã số

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Yêu cầu

Thực xuất

A

B

C

D

1

2

3

4

1

Bia keg 30 lít

keg

458

458

940.000

430.520.000

Cộng

430.520.000

Tổng cộng số tiền (Viết bằng chữ): Bốn trăm ba mươi triệu năm trăm hai mươi nghìn

Số chứng từ gốc kèm theo:.......................................

Ngày ..20..tháng..10..năm..2020...

Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng

(Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI

CÔNGTY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – NAM ĐỊNH

3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

v Ưu điểm:

ü Vì được tổ chức theo mô hình trực tuyến nên có sự quản lí trao đổi trực tiếp giữa kế toán trưởng và kế toán các phần hành nên thông tin được cung cấp à tổng hợp một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Mọi thắc mắc về nghiệp vụ kế toán đều được giải quyết một cách nhanh chóng kịp thời.

ü Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ: việc ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, số liệu kế toán dễ kiểm tra đối chiếu.

ü Do là một doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng công việc hạch toán nhiều nên các kế toán viên cần chuyên môn trong từng phần hành của mình, để tích lũy kinh nghiệm và giải quyết một cách nhanh chóng.Việc sắp xếp số lượng kế toán như hiện nay là tương ứng với các phần hành kế toán là tương đối hợp lí.

v Nhược điểm:

ü Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ: việc ghi chép dễ bi trùng lặp nếu kế toán không kiểm soát chặt chẽ.

ü Với việc chuyên môn hóa trong từng phần hành kế toán cũng gây ra một số khó khăn cho người phụ trách. Khi thành viên của một phần hành kế toán nghỉ phép thì người làm thay sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để quen với công việc.

3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

v Ưu điểm:

Bộ máy kế toán của công ty được đặt dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc Công ty, toàn bộ nhân viên kế toán dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Bộ máy kế toán được tổ chức hợp lý, chặt chẽ, phù hợp với khả năng, trình độ, chuyên môn của mỗi người. Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn, năng lực nhiệt tình và trung thực hầu hết nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác kế toán. Cán bộ nhân viên kế toán đã biết vận dụng linh hoạt sáng tạo những quy định lí thuyết vào thực tế của công ty và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

v Nhược điểm:

Việc luân chuyển chứng từ còn chậm dẫn đến tình trạng công việc dồn dập vào cuối kỳ nên nhiều khi việc hạch toán không được chính xác làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho lãnh đạo quyết định ảnh, do vậy kinh doanh sẽ gặp khó khăn.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #ketoan