Untitled Part 5


III- Những sai sót hay gặp phải và kiến nghị khắc phục khi tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình

1. Khi tiếp xúc với khách hàng

- Người tư vấn có thái độ thô lỗ, thiếu kiên nhẫn, không kiềm chế cảm xúc. Có thể khách hàng của mình là người sai và họ luôn cho rằng mình đúng, hay họ đang mất bình tĩnh, nhưng người tư vấn phải có thái độ khách quan và phải hướng đến bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Nếu người tư vấn không làm được vậy thì khách hàng sẽ không có thiện chí, cảm thấy không được tôn trọng.

- Người tư vấn không nắm bắt được yêu cầu cần thiết đối với từng loại khách hàng. Có những khách hàng không thích người khác thể hiện hiểu biết hơn họ, nhất là trường hợp khách hàng nước ngoài, họ có trình độ, văn hóa khác biệt người tư vấn không biết thì sẽ gặp phải sai lầm khi tiếp xúc với họ, tạo cho họ sự "ác cảm" ngay từ ban đầu.

- Người tư vấn luôn thể hiện ý chí chủ quan, áp đặt ý chí của mình vào khách hàng và đưa ra sự tư vấn không có tính khách quan, không có độ tin cậy cao.

Cách khắc phục:

- Chuẩn bị chu đáo về tài liệu, thông tin, địa điểm và kể cả bề ngoài (phong cách ăn mặc cần chỉnh chu, gọn gàng) bởi có nhiều khách hàng khó tính và họ chú trọng những điểm này.

- Phân loại khách hàng, vì tùy đối tượng khách hàng mà có cách tư vấn khác nhau, mỗi loại khách hàng này người tư vấn phải nắm bắt được kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp, tránh những điều khách hàng cho là "kỵ".

- Bên cạnh kiến thức chuyên môn, người tư vấn cần phải trau dồi các kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi và diễn giải, tổng hợp vấn đề.

- Người tư vấn cần có thái độ điềm tĩnh, cởi mở, biết trấn an cho khách hàng khi khách hàng mất bình tĩnh. Xuyên suốt quá trình tư vấn phải luôn tôn trọng khách hàng, nhưng không phải nghe theo mọi yêu cầu của họ.

- Cần có sự tinh tế và nhạy bén trong việc nắm bắt yêu cầu, thái độ khách hàng thông qua giọng nói, ngôn từ...

2. Khi nghiên cứu hồ sơ và phân tích hồ sơ, tài liệu

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu không phù hợp với vụ việc

- Xác định vấn đề pháp lý không đúng

Cách khắc phục:

- Cần xác định các phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phân tích vụ việc theo diễn biến xuôi, diễn biến ngược

+ Phân tích vụ việc trên cơ sở yêu cầu của khách hàng

+ Phân tích theo vấn đề

+ Phân tích theo kinh nghiệm nghề nghiệp của tư vấn viên hoặc Luật sư

- Để xác định đúng vấn đề pháp lý,nếu cần có thể liên hệ, hỏi ý kiến cấp trên hoặc xin trợ giúp từ các chuyên gia để cùng thảo luận, giải quyết song quan trọng nhất vẫn là giữ bảo mật thông tin khách hàng.

3. Xác định luật áp dụng

- Tìm văn bản luật đã hết hiệu lực

- Áp dụng văn bản luật sai thời điểm

Cách khắc phục:

- Cần tra cứu văn bản để xác định xem văn bản đó còn hiệu lực tại thời điểm áp dụng hay không?

- Xem văn bản còn hiệu lực hay không là yếu tố quan trọng, nhưng cũng cần xem xét thời điểm xảy ra vụ việc và quy định trước đây cùng hiện tại để áp dụng đúng.

KẾT LUẬN

Kỹ năng tư vấn như chúng ta đã biết thực chất đó là một kinh nghiệm, thói quen của người Luật sư khi tiếp xúc với một vụ án mà mình nhận. Người Luật sư giỏi là người biết sử dụng kỹ năng một cách thành thạo và uyển chuyển. Người Luật sư giỏi đồng thời cũng là người có đầy kinh nghiệm nghề nghiệp, có uy tín, và có phương án bảo vệ khách hàng hiệu quả nhất. 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI), Văn phòng luật sư INVESTLINKCO, OXFAM, Sổ tay kỹ năng tư vấn pháp luật, Hà Nội tháng 11/2011.

2. Liên đoàn luật sư Việt Nam, JICA Pháp luật 2020, Sổ tay luật sư tập 2, Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2017.

3. Luật hôn nhân gia đình 2012.

4. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

5. Luật Luật sư năm 2012.

6. https://danluat.thuvienphapluat.vn/nhung-sai-sot-thuong-gap-trong-tu-van-phap-luat-va-cach-khac-phuc-163265.aspx

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip