bai tap logic hoc
Câu 1: tự làm
Câu 2:
Định nghĩa sau đây đúng hay sai? Tại sao?
"Suy luận là hình thức tồn tại cơ bản của tư duy"
Định nghĩa trên sai, định nghĩa quá rộng
Vì vi p[ham quy tắc của định nghĩa là định nghĩa phải cân đối. tức là ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa (Dfn) phải đúng bằng ngoại diên của khái niệm được định nghĩa (Dfd)
Định nghĩa quá rộng: khi ngoại diên của khái niệm dùng để dịnh nghĩa lớn hơn ngoại diên của khía niệm được định nghĩa (Dfn>Dfd), tức là quan hệ giữa ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa(Hình thức tồn tại cơ bản của tư duy) và ngoại diên của khía niệm được định nghĩa(suy luận) là quan hệ bao hàm. trong đó khái niệm dùng để định nghĩa là khái niệm bao hàm.
Câu 3:
Cho suy luận:
"Ông A không phải là nhà hành chính học vì thế ông ta không phải là người nắm vững khoa học quản lý"
Hỏi:
a) Suy luận đã cho thuộc loại suy luận nào? Khôi phục về dạng đầy đủ của loại đó và xác định loại hình.
b) Xác định tính chu diên của các thuật ngữ logic (S, P, M) trong suy luận vừa khôi phục được.
c) Suy luận như vậy về mặt logic đúng hay sai? Hãy phân tích.
d) Hãy thực hiện phép chuyển hóa (đổi chất), phép đảo ngược (đổi chỗ), phép đối lập vị từ (kết hợp đổi chất và đổi chỗ) với tiền đề lớn của suy luận trên.
e) Hãy thay đổi sao cho suy luận trên trong khuôn khổ của loại hình đã được xác lập trở thành hợp logic.
a)suy luận trên thuộc loại suy luận diễn dịch gián tiếp dươi dạng là 1 tam đoạn luận rút gọn
*Khôi phục về dạng đầy đủ:"Ông A không phải là nhà hành chính học vì thế ông ta không phải là người nắm vững khoa học quản lý"
- "Ông ta (ông A) không phải là người nắm vững khoa học quản lý" : là kết luận vì nó đứng sau từ "vì thế". Vậy suy ra:
+ S là "ông ta(ông A)
+P là "người nắm vững khoa học quản lý"
- "ông A không phải là nhà hành chính học" là tiền để nhỏ vì nó chứa S (Ông A). Vậy suy ra M là: "nhà hành chính học"
=>Khôi phục: có thể khôi phục theo loại hình I hoặc loại hình II
- theo loại hình I: M P
S M
Nhà hành chính học là người nắm vững khoa học quản lý
M+ là P- (A)
Ông A không phải là nhà hành chính học
S+ không phải là M+ (E)
__________________________________________________ ____
Ông A không phải là người nắm vững khoa học quản lý
S+ không phải là P+ (E)
b) Xác định tính chu diên của các thuật ngữ logic (S, P, M) trong suy luận vừa khôi phục được.
c) Suy luận như vậy về mặt logic đúng hay sai? Hãy phân tích.
Suy luận trên sai về mặt logic.
- nó vi phạm quy tắc chung số 3: S hoặc P không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận. Ở đây P không chu diên ở tiền đề nhưng lại chu diên ở kết luận
-Về quy tắc riêng của laọi hình I thì vi phạm quy tắc riêng của loại hình I:Tiền đề lớn là phán doán toàn thể, tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định
Nhưng ở trên tiền đề lớn là phán đoán toàn thể (A) nhưng tiền đề nhỏ là phán đoán phủ định (E)
(có thể chứng minh phản chứng để thấy rõ hơn).
-Không đúng dạng đúng của loại hình I. Suy luận trên có dạng AEE
d) Hãy thực hiện phép chuyển hóa (đổi chất), phép đảo ngược (đổi chỗ), phép đối lập vị từ (kết hợp đổi chất và đổi chỗ) với tiền đề lớn của suy luận trên.
- thực hiện phép đảo ngược (đổi chỗ):
Nhà hành chính học là người nắm vững khoa học quản lý
S+ là P- (A)
Đây là phán đoán A đổi chỗ sẽ thành I
=>Một số người nắm vững khoa học quản lý là nhà hành chính học
P- là S+
-Thực hiện phép chuyển hóa (đỗi chất)
Đổi chất A thành E
Nhà hành chính học là người nắm vững khoa học quản lý
S+ là P- (A)
=>Nhà hành chính học không là người không nắm vững khoa học quản lý
- Thực hiện phép đối lập vị từ (đổi chỗ kết hợp đổi chất)
Nhà hành chính học là người nắm vững khoa học quản lý
S+ là P- (A)
=>Người không nắm vững khoa học quản lý không là nhà hành chính
S+ không là P+
học
(E)
e) Hãy thay đổi sao cho suy luận trên trong khuôn khổ của loại hình đã được xác lập trở thành hợp logic.
Trong khuôn khổ loại hình I ta xác lập trở thành hợp logic:
Nhà hành chính học là người nắm vững khoa học quản lý
M+ là P- (A)
Ông A là nhà hành chính học
S+ là M- (A)
__________________________________________________ ____
Ông A là người nắm vững khoa học quản lý
S+ là P- (A)
=>suy luận trên hợp logic
Câu 4:
a) Có thể rút ra được kết luận gì từ 2 tiền đề sau và dựa vào suy luận nào để suy ra được kết luận ấy?
- "Nếu không nắm vững khoa học hành chính thì không có cơ sở để học chuyên ngành quản lý nhà nước và không thể trở thành nhà hành chính giỏi"
- "Có cơ sở để học chuyên ngành quản lý nhà nước hoặc trở thành nhà hành chính giỏi"
b) Viết công thức logic của suy luận trên và chứng minh công thức đó là hằng đúng (chứng minh bằng phương pháp phản chứng)
bài làm
a) Có thể rút ra được kết luận gì từ 2 tiền đề sau và dựa vào suy luận nào để suy ra được kết luận ấy?
- "Nếu không nắm vững khoa học hành chính thì không có cơ sở để học chuyên ngành quản lý nhà nước và không thể trở thành nhà hành chính giỏi"
- "Có cơ sở để học chuyên ngành quản lý nhà nước hoặc trở thành nhà hành chính giỏi"
ta đặt :
-không nắm vững khoa học hành chính là: a
-không có cơ sở để học chuyên ngành quản lý nhà nước là: b
-không thể trở thành nhà hành chính giỏi : là c
-Có cơ sở để học chuyên ngành quản lý nhà nước hoặc trở thành nhà hành chính giỏi là phủ định b và phủ định c
=>kết luận được rút ra là:
Nắm vững khoa học quản lý (phủ định a)
dựa vào suy luận diênc dịc gián tiếp mà tiền đề chỉ toàn phán đoán phức trong đó có suy luận phân liệt có điều kiện cụ thể là song đề phá hủy đơn
b) Viết công thức logic của suy luận trên và chứng minh công thức đó là hằng đúng (chứng minh bằng phương pháp phản chứng)
a->b
a->c
- -
b v c
____
-
a
=> công thức: {[(a->b)^(a->c)]^_ _}->_ =1
b v c a
các bạn thông cảm nhé mình viết bằng chữ không viết bằng ký hiệu được các bạn cứ thế mà suy ra ha
Gọi (a kéo theo b hội với a kéo theo c ) hội với phủ định b hoặc phủ định c là X ta có công thức X kéo theo phủ định a = 1 có nghĩa là luôn đúng
chứng minh phản chứng
Giả sử X kéo theo phủ định a không đúng có nghĩa là = 0
để X kéo theo phủ định a bằng 0 thì X=1 và phủ định a phải =0
và để X =1 thì:
-a kéo theo b =1
-a kéo theo c = 1
phủ định b hoặc phủ định c = 1
Ta thay phủ định a =0 vào a kéo theo b = 1 vậy 1 kéo theo b= 1=>b=1
Ta thay phủ định a=0 vào a kéo theo c=1 vậy 1 kéo theo c=1 =>c=1
thay c=1 và b=1 vào phủ định b hoặc phủ định c=1 ta được 0v0=1 vô lý đúng phải là 0v0 bằng 0(điều giả sử là sai)(ĐPCM)
=>công thức rút ra từ suy luận là hằng đúng
đây là bài mình tự làm nếu có sai xót gì thì các bạn sửa và bổ sung cho mình ha
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip