1
New York, thập niên 1970
Nó thích hợp để ngồi trong một góc yên tĩnh, điều chỉnh ánh sáng phù hợp nghe đi nghe lại ca khúc Niên Thiếu Hữu Vi.
Chúng ta nói về điều gì khi nói về tình yêu?
Bạn đã bao giờ tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu một siêu đô thị như New York bị mất điện trong 25 giờ chưa?
Bạn đã đọc "Love in a Fallen City" của tác giả Trương Ái Linh chưa? Sự sụp đổ của Hồng Kông đã tác thành Bạch Lưu Tô và Phạm Liễu Nguyên, trong khi sự tàn phá của New York đã tác thành cho tôi và Vương Nhất Bác.
Đây đã là lần điều trị thứ tư sao? Tôi cũng không nhớ nữa. Ban đầu tôi nghĩ rằng kinh nghiệm sống của mình còn mờ nhạt, không ngờ có thể nói luyên huyên không dứt như vậy. Không phải sao? Cảm ơn bạn đã khen.
Thật ra, khởi đầu bao giờ cũng khó khăn nhưng nói chuyện với người không liên quan khiến tôi cảm thấy thư thái hơn. À, đã đến lúc bắt tay vào vấn đề rồi, sẽ luôn có cảm giác căng thẳng khi quay lại vấn đề chính. Tôi cần sắp xếp lại từ ngữ để xây dựng một bức tranh trong trí nhớ, và xem xét nó một cách kỹ lưỡng. Không cần thiết sao? ĐƯỢC RỒI, bắt đầu thôi.
Thực tế, lúc tôi nói tiếng Anh dường như là một người khác. Tôi có thể lược bớt một phần bản chất ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, linh hoạt, dễ thay đổi, kiềm chế, cầu thị, ẩn sau những câu từ không chính xác để diễn đạt một cách lung tung bừa bãi. Đôi khi tôi thích khía cạnh nói tiếng Anh của mình hơn, thẳng thắn và trẻ con, giống như khi còn trẻ. Điều buồn cười là, những ký ức về người ấy đều nằm trong con người bản địa đó, một phần trong tôi mà tôi không thể nói ra cảm giác của mình. So với tôi, em thấy thẳng thắn và ngọt ngào hơn nhiều.
Bạn đã bao giờ tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu một siêu đô thị như New York bị mất điện trong 25 giờ chưa? Đó là một ngày mùa hè năm 1977 và cũng là đêm tôi gặp em.
Trên tàu điện ngầm, vài người đàn ông vô gia cư, nồng nặc mùi rượu và nước tiểu nằm vắt ngang ngay cửa ra vào. Không khí nóng nực và dơ bẩn. Tôi buộc phải rúc vào người em trong tư thế gối kề gối, tay kề tay, và trong sự hỗn loạn ngột ngạt, một ý nghĩ đột nhiên nảy ra. Tôi liếc nhìn khuôn mặt lạnh lùng và mệt mỏi của em từ khóe mắt, và đoán xem câu chuyện của người lạ mặt bên cạnh tôi là gì. Chúng tôi không nói một lời nào, thậm chí không dám nhìn thẳng vào nhau, tình cờ xuống cùng một nhà ga nên chúng tôi cùng đám đông đi bộ về lối vào tàu điện.
Đột nhiên toàn bộ ga tàu chìm vào trong bóng tối, khoang tàu vừa mới đóng cửa im lặng trong giây lát, sau đó lập tức vang lên tiếng kêu sợ hãi đi cùng tiếng đập cửa chói tai. Đám đông phía trước vùng chạy tán loạn, họ lần lượt nhảy qua cửa quay soát vé và chúng tôi không ngừng bị đẩy về phía trước.
Trong lúc bối rối, em ấy nắm lấy tay tôi và nói: "Làm ơn đừng bỏ lại tôi". Tôi không kịp phản ứng, liền nắm chặt tay em. Hai người cùng nhau lăn ra khỏi cửa quay, cuối cùng cũng được hít thở không khí trong lành. Lúc đó, chúng tôi nhận ra một điều: ga tàu điện ngầm đã bị tê liệt, nhiều người bị mắc kẹt ở bên trong, đèn đường không bật, biển quảng cáo cũng tắt, đèn giao thông biến mất, đường hầm đóng cửa, ô tô chen chúc nhau như ruồi không đầu. Không một ai biết chuyện gì đã xảy ra.
Hướng nào cũng có người chạy, còn chúng tôi đứng bên đường bị ép đến mức đứng không vững, nhưng đôi bàn tay vẫn nắm chặt vào nhau.
Cửa hàng bên đường đã kéo hàng rào lên và nến bên trong cũng đã được thắp. Đột nhiên, cả con phố vang lên tiếng hát chói tai của một ca sĩ đường phố. Anh ta ngày càng đến gần hơn, tiếng ca như tìm bạn tri kỷ. Đó là một người đàn ông da đen vui vẻ, hát một ca khúc thính phòng, đầu ngẩng cao và tiếng hát phóng đãng vang vọng trong những con phố chật hẹp với những tòa nhà cao tầng, đệm cho sự hỗn loạn đang ập đến.
Ngay lúc đó, nhiều người chạy về phía các cửa hàng. Những kẻ ngông cuồng phóng xe đến trước cửa, buộc dây vào hàng rào, khởi động xe kéo sập hàng rào rồi xông vào cướp bóc. ATM, đồ điện, bàn ghế, trang sức, thực phẩm. Tôi thậm chí còn thấy một đám người mang đàn guitar và dàn âm thanh ra khỏi cửa hàng nhạc cụ, ngang nhiên huýt sáo, thách thức lái xe đi.
Bạn hỏi cảnh sát ư? Tất nhiên là toàn bộ Sở cảnh sát thành phố New York đã được huy động, nhưng vô ích, không ai có thể ngăn chặn một cuộc bạo loạn ở cấp độ này. Chúng tôi cứ chạy và chạy, suy nghĩ duy nhất trong đầu là nhanh chóng rời khỏi nơi này.
Dọc đường chúng tôi hòa vào đám đông, đi qua một quảng trường đã từng đến lúc này đang rực cháy. Giữa âm thanh gãy đổ, em hét lớn vào mặt tôi, TÔI SỐNG Ở GẦN ĐÂY, ĐI VỚI TÔI.
Không ai trong chúng tôi biết rằng, liệu có an toàn để về nhà vào lúc này hay không, nhưng chúng tôi không có nơi nào để đi, phổi của chúng tôi đau nhức vì chạy, một hơi chạy lên lầu cao và vén rèm nhìn ra đường phố hỗn loạn bên ngoài.
Người của sở cảnh sát vung dùi cui và gầm lên, chiến đấu với những kẻ cướp bóc. Vì không đủ còng nên những người bị bắt lần lượt bị trói vào một sợi dây dài như một đàn châu chấu. Họ vẫn còn huýt sáo và không ngừng la hét.
Năm đó, Charlie Chaplin, Elvis Presley và Vladimir Vladimirovich Nabokov qua đời. Star Wars và Close Encounters of the Third Kind được phát hành. Câu lạc bộ Studio 54 ở Manhattan khai trương ngay lập tức trở thành một trung tâm disco, và mọi thứ gần như bị đảo lộn.
Sau đêm New York mất điện, em ấy và tôi quyết định sống cùng nhau. Chúng tôi góp tiền chuyển từ Brooklyn đến Manhattan để tiện đến trường. Một du học sinh con nhà nghèo, và người nhập cư trái phép từ Mexico, không ai hơn ai, thậm chí chúng tôi còn nghèo hơn những người vô gia cư ở New York.
Chúng tôi nhặt một bé mèo con bẩn thiểu, đi lạc ở lối vào tàu điện ngầm, cho nó uống một ít sữa và nói với một nụ cười rằng chúng tôi sẽ đặt tên cho nó là Kiên Quả. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, nó quả nhiên là một con mèo con xinh xắn, lăn lộn trên giường, hào hứng đuổi theo và cắn mấy sợi dây thừng.
Lúc đó tôi làm rửa bát ở bếp sau của một nhà hàng trong khu phố Tàu, mỗi ngày tan học về là xắn tay áo, vùi đầu vào đống chén dĩa đầy dầu mỡ.
Thời gian đó tôi thiếu ngủ trầm trọng. Thiếu ngủ đến mức độ nào sao? Buổi sáng lên lớp, tối về rửa bát, vì vậy tôi chỉ có thể làm bài tập cho đến tận khuya. Ở nhà hàng, lúc tôi đứng ở bàn đợi khách gọi món, trong khi họ vẫn đang chần chừ với những món ăn, tôi ngả người ra sau ghế và thiếp đi trong chốc lát.
Sau khi đóng cửa vào buổi tối, trong khi tôi đang rửa vĩ nướng, mơ mơ màng màng tôi trực tiếp chạm tay vào nó. Da trên cánh tay tôi bị tấm sắt vừa mới ủ làm cho bị bỏng, sau này còn để lại một vết sẹo dài. Nhưng tôi đặc biệt vui mừng vì đổi lại tôi đã nhận được ba ngày nghỉ có lương xa xỉ, và cuối cùng tôi cũng có thể làm xong bài tập của mình.
Vương Nhất Bác cũng bận rộn cả ngày lẫn đêm. Em ấy bị mắc kẹt ở New York , không thể đến trường và làm ba công việc rẻ tiền cùng một lúc.
Để không làm phiền giấc ngủ của em vào ban đêm, tôi đã mua một tấm màn ở chợ trời để bao quanh bàn học, bật đèn bàn yếu ớt, lắng nghe hơi thở đều đặn của em và tiếp tục viết bài tập cảm thụ văn học ở trường.
"Chúng ta nói về điều gì khi nói về tình yêu?"
Các nhân vật trong các tác phẩm của Raymond Carver đều quẫn bách, thất nghiệp, nghiện rượu, phá sản và hôn nhân đổ vỡ. Những câu từ súc tích, lạnh lùng khiến lòng tôi đau đáu một nỗi niềm.
Vào ngày sinh nhật của Vương Nhất Bác, chúng tôi được nghỉ một ngày. Buổi tối chúng tôi nắm tay nhau đi bộ từ đầu này sang đầu kia của cầu Brooklyn, trở về quảng trường mà chúng tôi đã gặp trước đây.
Trước đây tôi đã vẽ một bức graffiti trên tường. Đó là hình bóng thô sơ của hai đứa và mô phỏng hoàn chỉnh hình dáng của Kiên Quả với từng chi tiết. Tôi đã tranh thủ vẽ nó trong hơn mười ngày.
Em cẩn thận nhìn hai cái bóng chỉ có đường viền, cũng không phân rõ giới tính, nhặt sơn trắng vứt bên vệ đường và xịt lên một cách xiêu vẹo: Yibo Loves Sean và Waldo.
Sau khi suy nghĩ một lúc lâu, em xóa tên tiếng Anh của Kiên Quả, chỉ để lại "Yibo Loves Sean".
Tôi hỏi em ấy tại sao, và em ấy nói, bởi vì anh khác biệt.
Tôi bật cười, giật lấy sơn từ tay em, viết thêm một dòng chữ bên cạnh bức vẽ mèo con đang liếm chân: Waldo tội nghiệp, Sean yêu con!
Vương Nhất Bác rất không hài lòng hỏi, còn em ấy thì sao?
Tôi véo mũi em ấy và nói, vì EM KHÁC BIỆT.
----
Một số tác phẩm và nhân vật được đề cập đến
"Love in a Fallen City": ẩn sau chuyện tình lãng mạn là lời tố cáo một xã hội cổ hủ, nơi mà những người phụ nữ từng li dị như Bạch Lưu Tô bị xem như nỗi ô nhục của gia đình và bị tìm cách tống ra khỏi nhà. Đáng buồn thay, quan niệm đó vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ, dù có phần bớt gay gắt hơn trước.
Charlie Chaplin: Sir Charles Spencer Chaplin Jr. KBE là một nam diễn viên hài, nhà làm phim và nhà soạn nhạc người Anh nổi tiếng trong kỷ nguyên phim câm. Ông đã trở thành một biểu tượng toàn cầu thông qua nhân vật màn ảnh của mình, Sác-lô, và được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong ngành công nghiệp điện ảnh
Elvis Aaron Presley, hay còn được gọi đơn giản là Elvis, là nam ca sĩ, diễn viên người Mỹ. Ông được coi là một trong những biểu tượng đại chúng quan trọng nhất của thế kỷ 20 và thường được mệnh danh là "Ông hoàng nhạc Rock and Roll"
Vladimir Vladimirovich Nabokov: còn được biết đến với bút danh Vladimir Sirin, là một tiểu thuyết gia, nhà thơ, dịch giả và nhà côn trùng học người Mỹ gốc Nga
Star Wars : Chiến tranh giữa các vì sao là loạt tác phẩm hư cấu sử thi không gian của Mỹ sáng tạo bởi George Lucas, tập trung chủ yếu vào một loạt các phim điện ảnh được công chiếu kể từ năm 1977. Loạt phim kể về những cuộc phiêu lưu của các nhân vật khác nhau tại một thiên hà xa xôi.
Close Encounters of the Third Kind(tạm dịch: Sự tiếp xúc của thế giới thứ ba) là một phim điện ảnh của Mỹ năm 1977 do đạo diễn kiêm viết kịch bản. Nội dung phim nói về Roy Neary, một thường ngày ở ; cuộc sống của anh bị thay đổi sau khi tiếp xúc với một (UFO).
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip