Phần IV: 9.

Tôi rủa thầm với bản thân: "Cái quái gì thế nhỉ?" trong khi vừa ôm đầu vừa nhăn trán cố gắng lết ra khỏi giường để là vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ. Lại mưa. Hay là nó đã tạnh? Tôi chớp chớp mắt, liếc vội ra cửa sổ chỉ để nhận ra rằng rèm buông. May thay, tiếng nước mưa gõ vào cửa sổ, lo to bé nhỏ, khẻ thì thầm để chứng minh cho tôi thấy mưa vẫn còn, chỉ là mơ mộng và dịu dàng so với ban nãy, so với trước khi tôi mơ. Trái tim vẫn đập ổn, và đập mạnh. Nó đập để thực hiện chức năng sinh học: vận chuyển máu đi khắp cơ thể này. Không có bất kì cái gì có liên quan đến việc là đập vì vui sướng, nhói lên khi đau khổ và đại loại vậy. Trong cơn mê sảng, tôi đa thấy nhiều thứ. Thấy bản chất và sự thật được moi lên sau bao nhiêu năm bị vùi lấp. Thật ra thì tôi biết tỏng câu trả lời cho tất cả mọi thứ rồi, không cần chờ mãi cho đến khi tôi vất vả và vật vưỡng cái xứ lạnh lẽo u hoài này. Tôi thuộc lòng nó luôn chứ. Tôi luôn tự tụng, tự rao giảng cho mình - một kiểu ám thị - Ám thị nhu nhược. Giống cái lò xo, đến một lúc nào đấy không chịu nổi nữa sẽ bật ra, ép càng mạnh bật càng xa, tôi cũng đã điểm giới hạn: Một khu rừng, là khô rơi rụng, cành giòn, mặt đất khô khốc, trời hanh - một đốm lửa, đi xe máy lên Dala, - là đủ để thiêu cháy một tâm hồn người. Cuộn chặt người, tôi miên man, bảy năm, không, mười năm, mười lăm năm gì đấy, tôi chẳng nhớ nữa, tâm hồn ép lại, nhưng không bị dẹp ra, và chỉ cần tôi đụng nhẹ và cái bè mặt mỏng manh dễ tổn thương ấy, nó bung ra, ào ạt và lan tràn. Những cơn sóng dữ hết lật tôi, úp tôi sấp mặt lại móc hàm tôi, liên tục, không ngừng nghỉ chỉ trong vài chục tiếng. Tôi còn là tôi không? Tôi không rõ, đơn giản tôi vốn từ đầu không biết tôi là ai. Tôi đơn giản là hấp thụ những gì có ở xung quanh, hòa trộn nó lại tạo thành một mớ hổ lốn. Gạn lọc là một điều phải làm, nhưng sau đó còn lại gì? Vẫn là đống bầy hầy cũ? Hay là một thứ gì đấy thanh tao hơn? Hoặc bất quá chẳng còn lại gì: Tôi vốn dĩ chẳng có gì, tự nhìn lại mình có khi thất vọng mà tự sát. Tôi đã và đang tệ hại ở mức nào? Tương lai? Bối rối bởi mớ bòng bong trong đầu, tôi đi rửa mặt cho tỉnh. Bách nói đúng, tôi phải tự tìm câu trả lời cho tôi. Nếu tôi muốn tự do, độc lập và bao vào tâm bão thì tôi đứng thẳng và sải cánh được đã, chứ không thể đứng mãi trong cái bóng của Bố. Tôi sẽ phải buộc ông đưa cho tôi tấm giấy xác nhận "Trưởng Thành" mà ông luôn giấu nhẹm khỏi tôi.

Điện thoại reo ngay khi những giọt nước cuối cùng lăn khỏi gò má. Quệt tay qua mặt, tôi đi về phía giường. Là số điện thoại quen thuộc, của bố - hẳn rồi. Lại một cuộc goi khuya. Ông sẽ nói cái gì đây? Tôi, thoáng do dự, nhấc máy. Đúng là giọng ông, vẫn xưng "mày" "tao", gay gắt và đầy giận dữ, có điều cái giận lần này nhỏ nhẹ hơn, ngầm hơn và nung nấu hơn. Ông lảm nhảm điều gì đó về hiếu thuận, tôi ậm ừ. Ông la lối, chửi tôi rằng tôi mất dậy, tôi trả lời: "Dù gì con học làm người từ bố.". Ông lớn lối hơn, nói tôi không tôn trọng, và đe dọa ngày mai ông sẽ lên Dala này cho tôi một trận, tôi trả lời rằng: "Dạ vâng. Bố đánh con thì con chịu. Và con sẽ không phản kháng, nhưng suốt hai mươi lăm năm vừa qua con chẳng phản kháng lần nào.". Ông gần như rú lên, cảm tưởng như là sói tru, hay hổ gầm, rồi hồng hộc, tôi nói: "Dạ vâng, thì bố cứ lên Dala... Đà Lạt để chúng ta nói chuyện đàng hoàng. Bố hay nói với con 'Mày lớn rồi' đấy ư? Vậy tại sao hai bố con mình không nói chuyện đàng hoàng một lần? Bố có nói tôi nay bố lên xe phải không? Vậy thôi bố sửa soạn nghỉ ngơi để đi xe đường dài đi, già rồi thức khuya hại tim lắm. Thế nhé.". Tôi cúp máy, lập tức chuông lại đổ, ông gọi. Tôi lập tức bắt máy, ông rang rảng trong điện thoại. Tôi nói:" Dạ vâng, bố con mình nói chuyện như hai nguời đàn ông tâm sự với nhau. Có sao đâu?", ông nổi đóa lên, và có tiếng mẹ trong điện thoại. Tôi tiếp tục :" Thật sự ra trước giờ con không biết bố là ai, biết mẹ là ai. Không rõ hai người đích xác làm công việc gì. Con chỉ biết mình là con của bố mẹ, vậy thôi. Một đứa con trai luôn ngoan ngoãn nghe lời.", ông liền thét lên khi nghe đoạn ấy, chất vấn tôi vì sao không về nhà đi, cứ cố bứt ra làm gì. Tôi đáp: "Có những thứ con nghĩ hai bố con cần gặp mắt trực tiếp mới trả lời được. Có gì mai tính.", ông phì phò vào micro làm tai tôi nóng rãy. Khẽ tách điện thoại ra xa, tôi vuốt tai mình, chịu đựng, ông thì hóa rên rỉ, nài nỉ. Tôi không nhận ra ông đang nói gì trong điện thoại, vì những chuỗi âm cứ dính chùm lại, bết theo đường truyền rì rầm vào tai tôi như những tiếng mưa rơi. Đánh một tiếng thở dài, tôi lại gác máy. Soài người ra trên giường, cảm nhận cái mệt thấm vào từ tế bào, tôi lơ đãng nhìn quanh. Giống như một khách du lịch gấp gáp, mắt tôi hết hướng chỗ này lai ngó sang chỗ khác - những màu sắc và đồ vật đơn điệu trong phòng khách sạn, nơi tôi cảm thấy mình đã dành nửa đời người ở đây. Điện thoại lại reo, tôi lười nhác trả lời. Là giọng mẹ, tôi chào. Mẹ hỏi với tôi rằng tôi có ổn không, tôi đã nói gì khiến bố tức giận đến thế, tôi trả lời rằng: "Thưa mẹ, con nói những lời thật từ trong tim.". Mẹ tiếp tục với giọng lo lắng, tôi trấn an bà rằng: " Nói chuyện qua điện thoại không thấy nhau nên nó thế đó. Mẹ đừng lo. Sáng mai... Mọi chuyện sẽ ổn. Sẽ ổn thôi...". Rồi tôi tạm biệt bà, cúp máy - dù trước khi ngắt tín hiệu có một âm thanh chới với níu giữ. Tôi lại đánh một tiếng thở dài khác, cảm thấy mình trôi thật chậm trong dòng thời gian. Một. Hai. Ba. Bốn. Năm. Sáu. Giây. Phút. Điện thoại lại reo. Tôi vô thức nhấc máy. Lại là mẹ, giọng bà lần này thủ thỉ hơn: Bà kể lể lê thê về những chuyện diễn ra đêm hôm kia, sáng nay và những gì vừa xảy ra với bố. Đầu tiên về hậu quả của cuộc điện thoại khi bố biết chuyện tôi chia tay: Bố tôi nổi xung thiên, lên cơn đau tim nhồi máu - không phải ngay sau khi ông dứt lời với tôi mà là khi mẹ nói chuyện với tôi lần nữa; Theo mẹ thì có vẻ như cuộc nói chuyện với tôi đã làm ông xúc động mãnh liệt - Mẹ thấy ông khóc khi dứt câu, những giọt nước mắt mặn đắng, kẹt trên những nếp nhăn nheo của khuôn mặt to bè mẹ tôi ăn nằm sống chung suốt nhiều năm, một điều gần như bà chưa bao giờ thấy; Mẹ tôi nói thêm rằng chỉ có lần làm đám tang ông bà nội ông mới khóc như thế, mà cái khóc đấy chỉ là những giọt nước lăn nhè nhẹ do không kiềm lòng được, còn đêm hôm trước, ông khóc như một đứa trẻ vậy, vật vưỡng gào thét, mắt đỏ hoe, mũi phồng lên như một trái cà chua, và đôi mắt ấy - đôi mắt vô hồn ám ảnh luôn trốn biệt sau cặp kính dày - thì gần như lòa, đầy nước; Trong cái giọng đều đều trầm trầm của mẹ khi tả về bố lúc khóc, chợt trong đầu tôi ẩn hiện hình ảnh ông, lúc này còn trẻ, chưa quá bè, chưa nhiều nếp nhăn, đôi mắt còn rõ ràng quả cảm không trốn tránh, quỳ trước một linh cữu - Những hình ảnh kí ức mờ mờ nhấp nhá ẩn hiện, cảm giác chỉ cần xua tay là lớp sương mờ bao phủ kia sẽ trốn biệt, nhưng không thể; Mẹ tôi chợt hỏi tôi có tin điều đấy không; Tôi giật mình, ậm ừ vì trong lòng bán tín bán nghi; Mẹ nghe thấy thế đánh một tiếng thở dài, nói lầm rầm điều gì đấy, xong bà tiếp tục; Mẹ kể tiếp rằng lúc mẹ nói chuyện với tôi, bố tôi cứ rền rĩ ôm ngực trái bằng hai tay, mẹ vừa nói chuyện với tôi vừa lắm lét nhìn bố, quan sát xem ông có bị gì không hay chỉ là biểu hiện bên ngoài; Và lúc mẹ ngắt ngang, đấy là khi bố đổ nhào khỏi ghế, nằm nửa ra trên sàn nhà, một tay ôm ngực một tay giơ lên trần, cố gắng với lấy một cái gì đấy - Lúc này tôi hướng sự chủ ý hoàn toàn vào câu chuyện của mẹ - Tôi cắn môi lắng nghe, và khi mẹ nói bà đã quỳ xuống, hoảng loạn trong tuyệt vọng, tôi hỏi với tông lạc đi về những gì xảy ra sau đó, rồi thở phào khi biết là ông - nhờ cái sự cứng rắn bản chất -, nằm đờ đẫn một tí rồi dịu lại, hồi tỉnh và leo lên giường ngủ một mạch đến sáng hôm sau. Ngừng một chút để cả hai chúng tôi lấy hơi, mẹ kể tiếp: Ông thường ngủ sớm dậy trễ, thế nhưng hôm nay ông đã dậy lúc sáu giờ sáng, ra khỏi nhà và biền biệt mãi tận chín giờ đêm, mặt trở nên nghiêm trang lạ thường; Mẹ nói rằng bà không rõ ông đã đi đâu, và cũng không dám hỏi, chỉ biết rằng - nhờ linh cảm sống cùng nhau mấy chụp năm - có một cái gì đấy thay đổi trong ông. Tôi nghĩ ngợi mông lung - cảm giác như thể mình đã trải qua chuyện này, hai lần. Có điều tôi chưa kịp tập trung vào những suy nghĩ của mình thì mẹ lại ngắt ngang lần nữa. Bà nói tiếp là vừa nãy sau khi nói chuyện sống với tôi ông đi hút thuốc, ông vừa hút vừa ho - Khói từ trong miệng và mũi cứ giật ra giật vô, lang thang bồng bềnh quanh gương mặt ông trông rất tức cười, bà vừa nhìn vừa tủm tỉm vừa khóc. Mẹ tôi bảo tôi rằng ông hai ngày nay bày tỏ cảm xúc nhiều hơn ba mươi năm chung sống với nhau, đầu ấp tay gối. Bà cũng cay đắng lắm bởi lúc nào ông cũng im ỉm như pho tượng, làm người vợ như bà không biết lúc nào ông cần sẻ chia - Ông như một cục đá, trơ trơ ngày này qua ngày khác, mặc cho mình bị bào mòn đến mức nào đi nữa vẫn không kêu than lấy một lời. Rồi mẹ kể tiếp rằng bố và mẹ cơ cực lắm, trước khi có tôi thì họ vất vả đủ điều, cưới nhau gần năm năm mới bắt đầu tính chuyện sinh con đẻ cái. Mẹ bảo rằng bà không hối hận khi sinh ra tôi, nhưng, ngay lúc đó, hữu ý, điện thoại lại ngắt ngang giống đếm hôm trước, như thể để trêu ngươi tôi. Một sự trêu ngươi vô lối. Chợt một cảm giác hài hước rù rì như dòng điện trường trên là da tôi khiến tôi bật cười. Lắc đầu, tôi vừa cười vừa thực hiện cái lệ vệ sinh cá nhân, rồi thay đồ - bộ đồ chứa đầy những ám ảnh, hối hận, nước mắt - rồi nằm rúc mình vào trong chăn. Giống như trút bỏ được gánh nặng, trái tim phơi phới rung động đầy phấn khích, cứ như nó được tháo khỏi cũi xích vậy. Máu rần rật chạy trong người, nhột và khó chịu, chúng gây cho tôi cảm giác khó ngủ dù tôi biết tầm này là nửa đêm. Cái ấm và ẩm của hơi thở dội vào cánh tay. Lại thêm một cảm giác khó chịu khác. Mớ cảm giác khó chịu này là gì? Tôi gãi gãi đầu, vừa để gạt đi cảm giác khó chịu thứ ba, vừa giúp tịnh tâm suy nghĩ.

Chẳng lẽ là do tôi... Sống?

Tôi phì cười, cơ thể giãn ra. Buông xuôi hết tôi nhắm mắt lại mơ màng.

Ừ tôi có lẽ đang sống thật. Ít nhất là trong khoảnh khắc này. Trong tích tắc ngắn ngủi này.

Còn ngày mai?

Kệ.

Đúng, kệ nó đi. Tôi cảm thấy mình sống trong khoảnh khắc này là đủ rồi. Để dù mai này trái tim có bị tống giam một lần nữa thì nó sẽ sẵn sàng bùng hết sức nhằm dành lại tự do.

Dù sau cũng là một ngày dài. Tôi nên nghỉ ngơi.

Ngày thứ ba ở Dala của tôi đã kết thúc như thế.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip