Chap 2

Ăn cơm xong, nghỉ ngơi được một chút, Hùng vẫn chưa hết bực. Do cái tội buôn chuyện lúc sáng, cậu bị ông phó đại đội trưởng kia phạt phải đi trực đêm. Cậu lầm bầm suốt, không cam tâm, nhưng cũng không làm gì được. Quân lệnh như sơn, phạt thì phải chịu.

Thay đồ nghiêm chỉnh, chỉnh lại thắt lưng, cậu xách khẩu súng qua hành lang. Đi ngang qua mấy lán nghỉ, mấy cậu bạn gọi giật lại:

— Hùng, tối nay diễn Thị Mầu lên chùa nha mày! Hứa mấy hôm nay rồi, tụi tao hóng lắm rồi đó!

Hùng đứng khựng lại, ngửa mặt lên trời, cười vừa bất lực vừa bất mãn:

— Chúng mày quên chuyện gì rồi hả? Sáng nay tao bị phạt đi gác đêm hây. Kèo này tao bùng rồi nha, khỏi thắc mắc.

Mọi người đồng thanh "ớ" lên một tiếng chán trường, kẻ thì đập đùi, người thì thở dài. Hùng nhún vai, giơ tay chào:

— Ê ê, khoan trách tao, trách cái ông phó đại đội trưởng quỷ quái kia kìa. Phạt gì không phạt, phạt đúng lúc tao phải diễn. Tụi mày có giỏi thì đi mà đòi lại quyền lợi nha.

Nói rồi, cậu hùng hổ xách súng đi thẳng, để lại đám bạn ngơ ngác rồi lập tức... lao đi tìm phó đại đội trưởng "đòi công lý".

Lúc này, phó đại đội trưởng Đức vừa họp xong với các đồng chí cán bộ, nội dung xoay quanh tình hình chuẩn bị cho chiến dịch Tây Nguyên 1968 – dự kiến có biến động lớn, phải kiểm tra lại hệ thống hầm trú ẩn, cơ số vũ khí, sẵn sàng di chuyển nếu có lệnh. Cuộc họp kết thúc, đồng chí nào về lán nấy nghỉ ngơi, thì một đám lính trẻ chạy đến, bu vào người Đức như ong vỡ tổ.

— Báo cáo anh, có chuyện khẩn ạ!

Đức nhíu mày:

— Gì mà khẩn? Từ từ nói.

Một người bước lên, mặt mày nghiêm túc nhưng giọng điệu lại hơi hậm hực:

— Báo cáo, anh phạt đồng chí Hùng trực đêm, tụi em không có ai diễn vở Thị Mầu lên chùa nữa... Tinh thần anh em giảm sút nghiêm trọng.

Một người khác tiếp lời, đầy bi thương:

— Báo cáo, không có đồng chí Hùng, anh em nhớ nhà, tinh thần sa sút, đêm mất ngủ. Mong anh xét lại.

Đức đứng sững, mắt nhìn từng khuôn mặt háo hức trước mặt mà không biết nên tức hay cười. Gã gằn giọng:

— Ba cái trò vớ vẩn, đánh giặc thì không lo, suốt ngày đòi xem tuồng!

Một người lính rụt rè, nhưng vẫn nói:

— Nhưng mà đồng chí Hùng diễn duyên lắm, mỗi tối diễn là anh em quên mệt, đỡ nhớ nhà. Đồng chí ấy như... liều thuốc tinh thần đó anh.

Đức thở dài, vẫy tay:

— Về, về hết đi, đêm nay không có tuồng gì hết!

Mọi người cụt hứng, tiu nghỉu giải tán. Nhưng khi họ vừa đi khỏi, Đức lại lặng lẽ quay lưng, đi về phía khu trực gác, chậm rãi, bước chân nặng nề.

Hùng đang gác, bực dọc đá một hòn đá nhỏ dưới chân, miệng lầm rầm chửi cái số khổ. Đột nhiên, phía sau cậu có tiếng sột soạt. Cậu giật mình, quay phắt lại, chĩa súng về phía bóng tối, miệng hét:

— Đ** mẹ, đứa nào? Tao bắn bỏ mẹ giờ nghe chưa!

Tiếng cậu vang cả một khoảng, rồi im bặt khi thấy có người bước ra từ bóng đêm. Dưới ánh đèn mờ, gương mặt quen thuộc hiện lên. Đức nhìn cậu, khóe môi khẽ nhếch như đang nén cười, nhưng giọng vẫn nghiêm khắc:

— Trực mà lo chửi bậy, lỡ địch nó mò vào thì định gắt nó chết à?

Hùng sượng trân, miệng cứng đơ như cá mắc cạn, rối rít lên mà chỉ biết gãi đầu cười trừ:

— Dạ... báo cáo... tại bất ngờ quá...

Đức khoanh tay, giọng trầm nhưng ôn hòa:
— Lần sau, nếu chỉ có hai người, khỏi cần báo cáo này nọ, câu nệ làm gì. Ở chiến trường, sống chết trong gang tấc, quý nhất là lòng người thật với nhau. Cứ nói chuyện bình thường là được rồi.

Nghe vậy, Hùng xõa luôn, cười phì:
— Thế thì đúng thật, phó đại đội trưởng, báo cáo các thứ, mệt cả người, mỏi cả mồm. Nói như này có phải dễ thở hơn không.

Nói xong cậu mới nhận ra mình hơi quá lời, liền bối rối cúi đầu xin lỗi:

— Ấy... thôi, xin lỗi đồng chí phó đại đội trưởng, em lỡ lời.

Đức bật cười:

— Đừng gọi là phó đại đội trưởng nữa, nghe mệt đầu. Khi nào đông người thì cứ gọi như vậy. Lúc không ai, gọi tên là được.

Hùng ngước mắt, nheo mắt tinh quái:

— Thế để em gọi đồng chí là chú nha?

Đức giật mình, nhăn mặt, chỉ thẳng tay vào mình:

— Tôi mà được gọi là chú hả?

Hùng chống nạnh, cười gian:

— Ừ chứ không gọi là gì?

Đức hừ nhẹ:

— Tôi 29 tuổi thôi. Trông mặt già đến gần bốn chục rồi à?

Cậu trố mắt:

— Thật á? Chú 29 tuổi thật ấy ạ?

Rồi không nhịn được, cậu bật cười ha hả. Đức nhìn nụ cười ấy, tự dưng thấy trong lòng dậy lên một cảm xúc khó tả — cái cười không ồn ào, không giả lả, chỉ nhẹ nhàng nhưng mang theo thứ ánh sáng kỳ lạ giữa đêm đen. Giữa ranh giới sống chết, nụ cười ấy như một mảnh đời, một chút ấm áp rất người.

Hùng vừa cười vừa nói:

— Thôi, để em gọi đồng chí là chú đi, nghe nó gần gũi. Giữa nơi đất lạ, không người thân, gọi chú, em thấy cảm giác được gần chú thêm chút nữa.

Đức khựng lại, vành tai hơi đỏ, nhưng Hùng không nhận ra. Cả hai im lặng trong giây lát. Gió lướt qua, thổi tán lá lao xao như tiếng thì thầm.

Một lúc, Hùng chậm rãi hỏi:

— Này... chú nghĩ sau này chúng ta có về được không?

Đức nhìn xa xăm, giọng trầm tĩnh:

— Không ai biết trước. Nhưng sống ngày nào, phải sống cho trọn ngày đó. Đánh giặc thì cứ đánh, còn sống là còn hi vọng. Còn cậu, cậu sợ chết không?

Hùng cười nhạt, ánh mắt như nhuốm một tầng buồn:

— Sợ chứ. Nhưng chết một lần, còn hơn phải sống mãi mà không biết mình sống để làm gì. Em từng mơ, được lên sân khấu hát cho mọi người nghe. Nhưng giờ, mỗi đêm, hát cho mười mấy anh em nghe, em thấy cũng đủ rồi.

Đức gật đầu, ánh mắt dịu lại:

— Giữa chiến trường, còn giữ được ước mơ, cậu quý hơn vàng đấy.

— Ước mơ là thứ cuối cùng ta được giữ, trước khi mọi thứ khác bị cướp đi... — Hùng nói nhỏ, rồi ngẩng đầu nhìn bầu trời đêm thăm thẳm, nơi ánh sao như dõi theo từng bước chân người lính.

Cậu gác súng lên vai, thở dài nhìn về màn đêm trước mặt, gió từ rừng thổi qua, lành lạnh mà mát rượi.

- Chú này, hồi nhỏ em cũng thích làm diễn viên lắm đó.

Cậu bâng quơ nói, giọng khẽ như sợ đêm sẽ nuốt mất lời mình. Đức không đáp ngay, chỉ quay đầu nhìn cậu chằm chằm.

- Thế sao giờ lại ra đây, thành lính trinh sát giữa rừng già?

Cậu cười nhạt:

- Nhà em nghèo, dù không đông con, nhưng lúc nào cũng đói kém, đi làm thuê làm mướn, có cơm ăn đã là quý rồi, nói gì ước mơ... Người ta gọi đi lính, em không nghĩ ngợi gì, đi luôn.

Chú nghe mà trầm xuống, gió rừng rít qua tán lá, như gỡ nhẹ từng câu chữ. Cậu ngửa cổ nhìn trời, đôi mắt cười mà giọng nghèn nghẹn.

- Được cái vào đây vui, gặp mấy anh em, được hát hò. Dù sợ chết, nhưng ít ra... cũng thấy mình có ích, có nơi thuộc về.

Chú im lặng hồi lâu, tay siết nhẹ quai súng. Một lát sau, chú quay sang, giọng khẽ nhưng chắc nịch.

- Chiến trường này, ai chả sợ chết. Nhưng sống sao để không ân hận, mới là cái khó. Cậu làm được rồi đó, đừng coi thường bản thân."

Cậu nhìn chú, bỗng bật cười:

- Chú nói nghe hay thế, chắc từng viết thư tình cho ai chưa?"

Đức liếc xéo,

- "Không có thời gian ba cái đó."

Cậu huých nhẹ vai chú, trêu:

- Không tin, với gương mặt này của chú thể nào cũng làm cho mấy bọn con gái trong đoàn thanh niên xung phong đến rồi xúm vào mà mời nước.

Đức bật cười, rồi im lặng. Ánh mắt anh hướng về phía xa, như lắng nghe điều gì trong đêm tối. Cậu không nói nữa, chỉ im lặng cùng Đức, cảm nhận cái tĩnh mịch lặng lẽ giữa rừng, và bên cạnh, người phó đại đội trưởng ấy – trầm ổn, nghiêm nghị nhưng cũng thật gần gũi lúc này.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sáng hôm sau, vừa nhìn thấy chú, Hùng đã nhoẻn miệng cười, vui vẻ cất tiếng:

— Chú, chào chú buổi sáng.

Chú nhìn cậu, mặt nghiêm lại, giọng không chút cảm xúc:

— Đồng chí Hùng, yêu cầu chào đúng điều lệnh quân đội, nghiêm túc vào.

Cậu khựng lại, ngại ngùng đứng thẳng, nghiêm chỉnh giơ tay chào hẳn hoi:

— Báo cáo, chào phó đại đội trưởng ạ.

Chú gật đầu, lạnh lùng bước đi. Hùng nhìn theo, trợn mắt há hốc miệng, gằn trong cổ họng:

— Cái tên chết bằm này, đúng là đa nhân cách mà... ban đêm thì nhẹ nhàng tử tế, ban ngày lại như con người khác...

Cậu bực dọc quay đi, lầm bầm như bị ai trêu chọc.

...

Cả đại đội sau đó tập hợp trong căn phòng nhỏ, không khí nghiêm túc nhưng có phần nặng nề. Một đồng chí đứng lên báo cáo:

— Báo cáo các đồng chí, đêm qua tuyến phòng thủ phía Tây có dấu hiệu di chuyển của địch, cần tăng cường cảnh giới, đặc biệt gần cầu sông Re.

Một người khác tiếp lời, giọng trầm lại:

— Mậu Thân 68, Tây Nguyên là điểm trọng yếu, ta phải giữ vững không để sơ hở, nhất là trong tình hình ta vừa tổn thất một tiểu đội ở mặt trận phía Bắc.

— Tây nguyên là nơi có địa hình trắc trở, rừng sâu núi cao, vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu cho cả địch và chúng ta.

Không khí trầm lắng, rồi phó đại đội trưởng lên tiếng, giọng đanh gọn, dứt khoát:

— Địch đã rút ở nhiều nơi, nhưng Tây Nguyên vẫn căng. Chúng ta sẽ chia nhỏ tổ trinh sát, tổ chức đánh lẻ, vừa đánh vừa giữ vị trí, sẵn sàng chi viện.

Một đồng chí già hơn, mắt đỏ hoe, cất tiếng:

— Thành tích có, nhưng thiệt hại cũng nhiều. Sáng nay có thư báo tin, ở Huế, cũng đã có mấy chục đồng chí hi sinh, mà mấy chú ấy còn trẻ lắm, còn có người là sinh viên tri thức nữa. Hy sinh của đồng đội không thể phí. Phải đánh, nhưng đánh phải chắc, giữ mạng cho nhau.

Tất cả đồng loạt hô:

— Rõ!

Họp xong, chú thấy người nặng trịch nên đi ra rừng một chút cho thoáng. Ánh nắng sớm len qua tán lá, trời dịu, không khí đầy mùi cỏ dại và đất ẩm. Bất chợt, chú nghe tiếng hát vang từ con suối gần đó. Chú bước nhẹ, nép vào bụi cây, nhìn ra.

Cậu đang múc nước, lưng hơi cong, dáng nhỏ con, mỗi lần múc là xô nước nặng trĩu, suýt tràn cả ra ngoài. Vậy mà miệng vẫn hát, giọng không nữ tính nhưng trong, ấm, có cái gì đó kéo người ta phải lắng nghe:

"...Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu, Bao đêm nằm mơ, tôi thấy phố xưa rì rào, không bóng người..."

Chú đứng lặng, ánh mắt không rời. Hát nhạc vàng, lại còn là "Nhớ một chiều xuân" – giọng hát không quá điêu luyện, nhưng mang cảm xúc thật thà, từng lời từng chữ lôi cuốn chú không thoát ra được.

Chợt cậu ngừng hát, đôi mắt ánh lên như phát hiện điều gì đó, rồi chạy vội vào bụi cây phía bên phải. Chú nghi hoặc, nhíu mày:
— Tưởng trốn việc hả? Lại để tôi bắt gặp là không xong với cậu đâu.

Chú định lao ra thì khựng lại. Cậu đang cúi người, chăm chú ngắm bụi hoa dã quỳ vàng rực. Cánh hoa mỏng, màu như nắng pha mật, ngả nhẹ theo gió, quanh chúng là những giọt sương chưa tan, lấp lánh như pha lê.

Cậu cẩn thận hái vài cành, nhẹ nhàng cắm vào túi áo ngực, rồi quay lại, gánh nước, lại hát, lại cười, như không có gì trên đời này làm cậu nặng lòng.

Chú nhìn, ngực có chút nghẹn. Cậu nhỏ bé, lạc giữa khung cảnh rừng núi hoang dã, hát về Hà Nội trong tiếng suối chảy, ôm mấy cành hoa dại, mà trong lòng chú – hình ảnh đó đọng lại rất lâu.

Chú siết tay, mắt trầm xuống.

"Nhóc con này... không sợ gì, chỉ biết cười, chỉ biết hát. Nhưng giữa chiến tranh, ai có thể giữ mãi nụ cười đó?"

Cảm xúc dồn nén, không tên. Đầu chú như có gì đó rối loạn, không biết là lo lắng, hay... một thứ khác, khó gọi thành tên.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip