Untitled Part 3


3. Phục hồi chức năng

Theo quy định của pháp luật về người khuyết tật, cụ thể tại Điều 24 và Điều 25 Luật người khuyết tật 2010 quy định nội dung phục hồi chức năng người khuyết tật bao gồm: Phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Người tàn tật được phát hiện và phục hồi chức năng tại cộng đồng theo kỹ thuật phù hợp. Hình thức này có tính xã hội hóa cao, người tàn tật, gia đình người tàn tật, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đều tham gia. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

2. Thực tiễn thực hiện quyền của người khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe

CSSKban đầu là việc làm vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay khi mà nhận thức của người dân về chăm lo sức khỏe cho bản thân ngày càng tăng cao, đặc biệt là đối với NKT. Theo đó tổ chức có trách nhiệm trong tuyến đầu này thuộc về trạm ý tế cấp xã.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: hầu hết các cơ sở y tế cấp xã hiện nay thiếu người có chuyên môn, kinh nghiệm về khám, chữa bệnh cho NKT. Đa số là y tá, số lượng bác sĩ thì cực kì hiếm. Thêm vào đó rất ít trạm y tế xã thực hiện việc lập hồ sơ quản lý đối tượng, theo dõi tình hình sức khỏe của NKT theo quy định.NKT, nhất là NKT vận động, người khiếm thị ở các vùng nông thôn vốn đi lại đã khó khăn, trong khi các cơ sở y tế xã lại thiếu sự quan tâm.Cơ sở vật chất thì vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng được hết các nhu cầu hiện nay.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một phần là do điều kiện kinh tế tài chính còn hạn chế nên không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, đặc biệt là đối với bộ phận NKT. Một nguyên nhân khác nữa là những người có trình độ chuyên môn cao thường không về làm trong các cơ sở ý tế ở địa phương. Do đó dẫn đến tình trạng "thừa chỗ nọ mà thiếu chỗ kia". Hơn nữa, giai đoạn này lại rất cần thiết cho việc phòng ngừa, phát hiện kịp thời, nhưng cũng phải hết sức chính xác để mà có phương án chữa trị đạt hiệu quả cao. Do đó, yếu tố trình độ chuyên môn giữ một vai trò vô cùng quan trọng, tiếp đến là các trang thiết bị.

Do đó, cần có giải pháp để khắc phục tình trạng trên. Giải pháp bao quát nhất là kiện toàn mạng lưới y tế ở địa phương, cụ thể là: thứ nhất, có những chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại các cơ sở y tế địa phương(chủ yếu đánh vào nguồn thu chính là tăng lương). Thứ hai, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ y tế ở địa phương. Thứ ba, chú trọng đầu tư các trang thiết bị hiện đại mà thiết thực nhất đối với mỗi cơ sở ý tế. Có như vậy mới phát huy được một cách tối đa vai trò của công tác CSSKban đầu đối với NKT nói riêng và với toàn thể nhân dân nói chung.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip