Untitled Part 4
2. Thực tiễn khám bệnh, chữa bệnh ở Việt Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác khám bệnh, chữa bệnh cho NKT còn những hạn chế nhất định, đó là:
Thứ nhất, thiếu nhân lực và kinh phí cho khám bệnh, chữa bệnh cho NKT. Tại các địa phương, việc triển khai công tác này hiện đang rất thiếu nhân lực và không có kinh phí hoạt động vì kinh phí chủ yếu vẫn do ngành y tế cấp. Bên cạnh đó, hệ thống mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh mỏng, thiếu cán bộ; mô hình tổ chức các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Cũng theo kết quả khảo sát, hầu hết cơ sở y tế cấp xã thiếu người có chuyên môn, kinh nghiệm về khám, chữa bệnh cho NKT. Rất ít trạm y tế xã thực hiện việc lập hồ sơ quản lý đối tượng, theo dõi tình hình sức khỏe của NKT theo quy định.Đây là thiệt thòi rất lớn đối với họ.
Theo bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), các dịch vụ chăm sóc y tế, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc chữa bệnh cho NKT. Thực tế cho thấy, đến nay phần lớn NKT tại nước ta chưa được tạo điều kiện để khắc phục những khó khăn liên quan đến chức năng cơ thể để phát huy năng lực, chủ động tham gia vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội.Chính việc nhận thức chưa đầy đủ, sự kỳ thị phân biệt đối xử với NKT là một trong những nguyên nhân của tình trạng này[6].
Thứhai, tỷ lệ NKT sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện đi khám bệnh tại các cơ sở y tế không cao, khoảng 70%; hoặc đối tượng không thực hài lòng với chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm.Việc triển khai chính sách này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Một số rào cản trong sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đối với NKT là phải khám theo đúng tuyến mà trạm y tế xã chưa có đủ trang thiết bị và nhân lực đảm bảo chất lượng cho công việc này; thủ tục sử dụng dịch vụ còn phức tạp; thời gian chờ đợi lâu, mất thời gian.Việc nhân viên y tế không nhiệt tình hay chất lượng trang thiết bị và loại thuốc được bảo hiểm chi trả nghèo nàn cũng là những nguyên nhân khiến NKT tật không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ ba, nhiều NKT chưa biết quyền được khám bệnh, chữa bệnh hoặc biết nhưng không thể tiếp cận với dịch vụ này do hoạt động truyền thông chưa sâu rộng, phương pháp truyền thông chưa phù hợp với các dạng tật khác nhau nên thông tin chưa đến được với đông đảo NKT.
3. Thực tiễn phục hồi chức năng ở Việt Nam
Để CSSKcho NKT, Bộ Y tế đã triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho NKT. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện mới chỉ có khoảng 10% số NKT được tham gia vào các chương trình phục hồi chức năng.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1109/QĐ–TTg, phê duyệt đề án hỗ trợ NKT giai đoạn 2012 – 2020. Theo đó, giai đoạn 2012 – 2015, phấn đấu mỗi năm có 70% NKT được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển, được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 60.000 trẻ em và NKT được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp... Giai đoạn 2016–2020, tiếp tục thực hiện các nội dung của giai đoạn 2012–2015 với chỉ tiêu cao hơn cho từng lĩnh vực như tiếp cận y tế là 90%, 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 70.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp...[7]
Từ số liệu trên có thể thấy, nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ phục hồi chức năng cho NKT.Tuy nhiên, tỷ lệ NKT được tiếp cận các chương trình phục hồi chức năng còn tương đối thấp. Do đó, đòi hỏi cần phải tích cực hơn nữa trong việc thực hiện các chính sách nhằm giúp cho NKT hòa nhập với cộng đồng xã hội.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip