Untitled Part 6


3. Thực tiễn về tìm kiếm việc làm, chế độ việc làm đối với người khuyết tật

Hiện nay năm 2017 có hơn 15.000 lao động là NKT và khoảng trên 16.000 lao động khuyết tật khác đang làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình hoặc được hỗ trợ từ Quỹ việc làm.

Báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH cho biết, trong số những NKT nhận được hỗ trợ về dạy nghề và tạo việc làm, có gần 41% nhận được tư vấn về học nghề, tư vấn việc làm và giới thiệu việc làm, gần 18% được miễn giảm học phí...

Đáng chú ý số cơ sở dạy nghề ở Việt Nam đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Tính đến nay có 156 cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho NKT, trong đó có 55 cơ sở dạy nghề chuyên biệt, 200 cơ sở có tham gia dạy nghề cho NKT và trên 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh của NKT.

Bên cạnh đó các tổ chức của NKT cũng đóng góp tích cực gia tăng số lượng NKT học nghề và tạo việc làm hàng năm.

a. Thực tế về tìm kiếm việc làm của người khuyết tật

b. Thực tế thực hiện quy định pháp luật về chế độ việc làm đối với người khuyết tật

Mặc dù đã có tương đối nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết việc làm đối với người khuyết tật và đặc biệt là sự ra đời của luật khuyết tật vào năm 2010, nhưng không thể phủ nhận chính sách như hiện nay là một trong những mặt hạn chế khiến việc giải quyết việc làm đối với người khuyết tật chưa thực sự đạt hiệu quả.

– Thứ nhất, Luật người khuyết tật có hiệu lực từ 1/1/2011 nhưng phải đến gần đây Chính phủ mới ban hành nghị định hướng dẫn thi hành (Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012) và tại nghị định vấn đề giải quyết việc làm đối với người khuyết tật chỉ được đề cập ở 3 điều 8, 9, 10 quy định về chính sách khuyến khích các cơ quan, tổ chức cá nhân giải quyết việc làm đối với người khuyết tật nên việc thực hiện các quy định về giải quyết việc làm đối với người khuyết tật vẫn còn gặp nhiều khó khăn, dễ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau trên thực tế. Vì vậy nhà nước cần sớm có những quy định chi tiết hơn nữa các vấn đề liên quan đến giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Đây là đòi hỏi cấp thiết khi bộ máy thực thi pháp luật còn có nhiều hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm

– Thứ hai, tại Khoản 3, Điều 33 Luật người khuyết tật quy định trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật. Nhưng như thế nào được coi là môi trường làm việc phù hợp thì pháp luật chưa có quy định cụ thể.

– Thứ ba, Luật người khuyết tật được ban hành thì quy định chính sách nhận người khuyết tật tại điều 35 theo hướng không bắt buộc các đơn vị sử dụng lao động về nhận lao động là người khuyết tật mà chỉ khuyến khích các đơn vị này nhận người khuyết tật vào làm việc vì kết quả của quy định hiện hành bắt buộc doanh nghiệp nhận tỉ lệ 2-3% người khuyết tật vào làm việc rất hạn chế. Đa số các doanh nghiệp không tuyển đủ 2- 3% người khuyết tật vào làm việc với nhiều lí do khác nhau như: việc làm tổ chức theo dây truyền , sức khỏe, trình độ của người khuyết tật không đáp ứng được yêu cầu của công việc, phần lớn doanh nghiệp không tuyển được người khuyết tật vì họ ít được đào tạo....các doanh nghiệp cũng chưa thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào quỹ việc làm cho người khuyết tật theo quy định. Một số ít địa phương lập được quỹ song lại bế tắc trong việc sử dụng quỹ cho việc giải quyết việc làm đối với người khuyết tật do thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về cơ chế thu chi và sử dụng quỹ. Do vậy, chính sách nhận người khuyết tật được quy định theo hướng khuyến khích, mang ý nghĩa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động là người khuyết tật phù hợp với hoạt động của mình.

III- Kiến nghị giải quyết

Phần lớn NKT sống ở nông thôn (chiếm 87,27%), có khoảng 65% NKT trong độ tuổi lao động và khoảng 40% NKT còn khả năng lao động, trong số này chỉ có 30% đang tham gia lao động tạo thu nhập cho bản thân và gia đình. NKT chủ yếu làm các nghề nông - lâm - ngư nghiệp, có thu nhập rất thấp so với các công việc khác. NKT có trình độ học vấn thấp, 41,01% số NKT từ 6 tuổi trở lên không biết chữ, 19,5% người có trình độ từ tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên, 93,4% người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 16 tuổi trở lên, chỉ có 6,5% người có bằng cấp từ chứng chỉ trở lên.

Hai là, đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước quốc tế về quyền của NKT. Cân đối nguồn lực và ưu tiên bố trí ngân sách đề thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật và các chương trình, đề án về NKT. Rà soát sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách về dạy nghề, tạo việc làm; chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác NKT ở các trung tâm bảo trợ xã hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống dữ liệu thống kê đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, cập nhật, đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác quản lý Nhà nước về NKT; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về NKT.

Ba là, đối với các địa phương, cần tăng cường thực hiện quản lý Nhà nước về công tác NKT, cụ thể hóa các mục tiêu, giải pháp về công tác NKT vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ban hành các chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trợ giúp NKT. Chủ động cân đối nguồn lực phù hợp để thực hiện chính sách NKT. Trong phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của mình thực hiện việc miễn, giảm giá vé một số dịch vụ cho NKT, đẩy nhanh tiến độ thực hiện lộ trình tiếp cận các công trình xây dựng cho NKT theo quy định trong Luật NKT.

KẾT LUẬN

"NKT dù họ bị khiếm khuyết về cơ thể nhưng họ là những người không khiếm khuyết về nghị lực chính vì vậy chúng ta cần nhiều hơn nữa " chiếc cầu" để NKT có điều kiện, cơ hội được làm việc và ổn định cuộc sống. Trong đó đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề, tạo việc làm đối với NKT là một nhân tố vô cùng quan trọng giúp NKT có cơ hội có việc làm ổn định để hòa nhập với xã hội ", 

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip