c 18:mm pl,md,nd. why? sd nén lt sb sd pt vp trục võng phản lực nền với mm

Câu 1: khái niệm móng mềm  phân loại ,mục đích và nội dung (nêu phương trình trục võng các điều kiện , quan hệ để giải phương trình,mô hình nền…) của việc giải bài toán móng mềm.Tại sao không sử sụng công thức nén lệch tâm trong sức bền mà phải sử dụng phương trình vi phân trục võng để xác định phản lực nền đối với móng mềm

   Trả lời:

Khái niệm móng mềm và phân loại :

-với những móng có dộ cứng lớn EJ=∞ khi nền bị biến dạng thì bản thân móng hầu như không bị biến dạng .Do đó phản lực nền và áp suất đáy móng có thể được coi là đối xứng nhau.Khi tính toán phản lực nền người ta sử dụng  biểu thức nén lệch tâm từ sức bền vật liệu gọi là móng cứng tuyệt đối

-với loại móng có độ cứng rất nhỏ EJ =0 thì biến dạng nền chính là biến dạng của móng gọi là móng mềm tuyệt đối

-với những loại móng có độ cứng hữu hạn EJ≠ 0 thì dưới tác dụng của tải trọng ngoài và phản lực nền móng sẽ phát sinh biến dạng uốn đồng thời biến dạng này cũng gây tác dụng đến phản lực nền gọi là móng mềm

                   + Mục đích, nội dung:

 Xác định phản lực nền (ứng suất ở mặt đáy móng) và độ lún (độ võng) của dầm từ đó xác định nội lực trong dầm P Q M

- Móng cứng: Nền biến dạng -> móng ko bị biến dạng

- Móng mềm: Nền biến dạng -> móng bị biến dạng dẫn đến phát sinh nội lực P Q M. Để xác định chúng, ta dùng phương pháp dầm trên nền đàn hồi.

- Mô hình nền: là 1 mô hình cơ học nào đó để mô tả tính biến dạng của nền trên cơ sở mô hình ấy có rút ra mối quan hệ giữa phản lực nền p(x) và độ võng S(x) hay biến dạng và ngược lại.

- Vì sao phải sử dụng:

Bởi vì nếu tính móng mà xác định phản lực nền theo công thức nén lệch tâm trong sức bền vật liệu, sai số lớn ko chấp nhận được tức là tính toán phản lực nền phân bố theo quy luật bậc nhất như đối với móng cứng. Dưới tác dụng của tải trọng ngoài và phản lực nền móng sẽ có biến dạng uốn. Ngược lại biến dạng uốn của móng lại có ảnh hưởng đến phản lực nền và phát sinh nội lực trong móng cụ thể: dưới tác dụng của tải trọng ngoài q(x) và phản lực nền p(x) móng dầm -> bị uốn –> độ võng w(x) xác định bằng phương trình vi phân trong sức bền vật liệu  EJ.d4.ư(x)/dx4=q(x) –p(x)

Chỉ 1 phương trình ko thể giải ra w(x), p(x) điều đó có nghĩa là biến dạng của dầm và nội lực của nó ko chỉ phụ thuộc vào tải trọng bên ngoài và độ cứng của bản thân dầm mà còn phụ thuộc vào tính biến dạng của nền nữa. Để giải được cần dựa vào điều kiện móng và nền cùng làm việc tức là độ võng của dầm bằng độ lún của nền w(x) = S(x)

       Dạng phân bố của phản lực nền nới chung là một đường cong ,do đó khi tính móng ,việc xác định phản lực nền theo công thức nén lệch tâm trong môn sức bền vật liệu (coi phản lực nền phân bố theo quy luật bậc nhất, không xét đến tình hình biến dạng của móng )chỉ có ý nghĩa thực dụng khi tính toán ứng suất tăng thêm trong nền , còn để tính với kết cấu móng thì  dẫn đến sai số lớn không cho phép vì thế phải sử dụng phương trình vi phân trục võng đối với nền chứ không dùng công thức nén lệch tâm trong sức bền vật liệu

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #sadfghj