Câu 1: Đặc điểm và các giai đoạn của miến dịch thu được?
Câu 1: Đặc điểm và các giai đoạn của miến dịch thu được?
Trả lời:
Đặc điểm:
- Miễn dịch thu được hay miến dịch không đặc hiệu là trạng thái miến dịch xuất hiện do kháng thể đặc hiệu kết hợp với kháng nguyên được tạo ra sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên. Có 2 cách tiếp xúc kháng nguyên:
Tiếp xúc một cách ngẫu nhiên trong cuộc sống: có nhiều người có phản ứng mantoux dương tính nhưng chưa bao giờ bị lao cũng chưa tiêm phòng BCG, thực ra trước đó họ đã tiếp xúc với vi khuẩn lao nhưng không biết.
Tiếp xúc chủ động: do tiêm các vaccine phòng bệnh.
- Sản phẩm chủ yếu của miễn dịch thu được là các kháng thể đặc hiệu( kháng thể tế bào, kháng thể dịch thể) và các chất có hoạt tính sinh học( cytokin)
- Miễn dịch thu được giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi 2 đặc điểm: khả năng nhận biết được hầu hết các kháng nguyên và để lại trí nhớ miễn dịch.
- 2 phương thức của miến dịch thu được:
Miến dịch thể dich: các tb lympho B đảm nhiệm với các globulin miễn dịch lưu hành trong các dịch: IgG, IgM, IgA, IgD, IgE.
Miễn dịch qua trung gian tế bào do các tế bào lympho T đảm nhiệm với các dưới nhóm của chúng: Ts, Tc, Tdth, Th.
Các giai đoạn của miến dịch thu được:
Nhận diện kháng nguyên: một số kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức do các tb lympho B nhận diện nhờ thụ thể BCR của chúng, hầu hết các kháng nguyên khác phải được các tế bào trình diện kháng nguyên xử lí thành các đoạn peptid nhỏ cùng với phẩn tử MHC thì tb T mới nhận diện được nhờ thụ thể TCR. Những kháng nguyên ngoại bào thì được các ĐTB với phân tử MHC lớp II xử lí và trình diện cho tb Th, những KN nội bào( KN ung thư, vius) trong các tb có nhân với phân tử MHC lớp I trình cho Tc.
Hoạt hóa: sự tiếp xúc giữa phức hợp MHC-peptid với thụ thể của tb T cùng với các phân tử khác trên bề mặt( phân tử kết dính) tạo ra các tín hiệu truyền vào trong tế bào làm cho các tế bào hoạt hóa. Hoạt hóa thực chất là một chuỗi phản ứng bên trong tế bào nhắm củng cố và tăng cường khả năng nhận diện kháng nguyên. Những tb được hoạt hóa này tiết ra các cytokine có tác dụng hoạt hóa nhiều tb khác, kích thích tăng sinh. Phần lớn các tb hoạt hóa này sẽ biệt hóa thành các tb sản xuất kháng thể đặc hiệu với các kháng nguyên được nhận diện( KT dịch thể: Globulin miến dịch, KT tế bào: KT bám trên bề mặt tb T). Một số hoạt hóa thành tb nhớ. Nếu KN xâm nhập trở lại thì các tb nhớ này nhanh chóng phát triển và sản xuất ra một lượng lớn KT đặc hiệu nhiều hơn và kéo dài hơn so với đáp ứng lần đầu.
Hiệu ứng: sau khi mẫn cảm, các tb lympho sản xuất ra các KT đặc hiệu, KT này sẽ kết hợp với KN tương ứng để loại trừ KN ấy. Trong miến dịch qua trung gian TB sự kết hợp KN-KT có thể xảy ra như sau: nếu là KN gắn trên bề mặt tb sẽ kết hợp trực tiếp với KT tương ứng trên bề mặt tb Tc. Sự kết hợp này dẫn đến Tc sản xuất ra chất perforin tiêu diệt các tb mang KN, nếu là KN hòa tan thì KN sẽ kết hợp với KT tương ứng trền bề mặt Th. Phản ứng KN-KT này làm cho KN mất hiệu lực, Th tiết ra IL-2 có tác dụng hoạt hóa nhiều tb miến dịch khác như: Tdth, hỗ trợ tb B sán xuất ra KT, hoạt hóa ĐTB…Trong miến dịch dịch thể sự kết hợp KN-KT tạo thành các phức hợp miến dịch, các phức hợp này sẽ bị ĐTB ăn và xử lí. Khả năng thực bào tăng lên khi các phức hợp được gắn thêm bổ thể. Một số phức hợp có thể lắng đọng tại chỗ( thừa KT- Hiện tương Arthus), hoặc ở dạng hòa tan( thừa KN), gây lắng đọng ở thành mạch, màng khớp, màng đáy cầu thận… dẫn đến viêm rải rác.
Phân loại miến dịch thu được:
- Miến dịch chủ động: cơ thể chủ động sản xuất ra KT đặc hiệu sau khi được mẫn cảm với KN
MD chủ động tự nhiên: do tiếp xúc ngẫu nhiên với KN trong cuộc sống.
MD chủ động có chủ ý: chủ động mẫn cảm cho cơ thể một laoị KN nào dó để cơ thể tự sản xuất ra KT: tiêm chủng vaccine.
- Miễn dịch thụ động: đưa KT từ ngoài vào.
Miến dịch thụ động tự nhiên: KT từ mẹ chuyển sang con qua nhau thai, sữa.
Miễn dịch thụ động có chủ ý: huyết thanh điều trị bệnh nhân, KT đặc hiệu tương ứng cho người bệnh: huyết thanh chống bạch hầu, chống uốn ván…
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip