câu 1. quá trình tìm đường cứu......
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, đau xót trước cảnh lầm than của đồng bào. Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.
Ngày 5-6-1911. Nguyễn Tất Thành rời đất nước ra đi tìm đường cứu nước, xem các nước làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào. Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua những bước ngoặt lớn.
Một là: Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời. Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng không đồng ý đi theo con đường của một người nào. Trong khi nhiều người còn ngưỡng mộ cách mạng tư sản, Người đã vượt qua sự hạn chế tầm nhìn của họ, đi tìm con đường cứu nước khác.
Hai là: Tìm ra chỗ hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng không giải phóng được công nông và quần chúng lao động.
Một cuộc khảo sát có một không hai ở Mỹ, Anh và Pháp đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra là ở đâu cũng có hai loại người: người giàu và người nghèo, người áp bức và người bị áp bức. Càng ngày Người càng hiểu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
Ngày 6-7-1911, Nguyễn Tất Thành đến cảng Mácxây, thấy nhiều phụ nữ nghèo khổ. Nguyễn Tất Thành nói với người bạn “Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta?”.
Làm thuê trên chiếc tàu đi vòng quanh châu Phi, tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực, chết chóc của người da đen dưới roi vọt của bọn thực dân, Nguyễn Tất Thành nghĩ: Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu.
Giữa tháng 12-1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, Người dành một phần thời gian để lao động kiếm sống, còn phần lớn thời gian dành cho học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776. Khi thăm pho tượng Thần Tự do, Nguyễn Tất Thành không để ý đến ánh hào quang quanh đầu tượng mà xúc động trước cảnh những nô lệ da đen dưới chân tượng.
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành từ Mỹ sang Anh và cuối năm 1917 trở lại Pháp.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) giết hại biết bao sinh mạng, phá huỷ vô vàn của cải. Qua đó Nguyễn Ái Quốc càng hiểu thêm bản chất của chủ nghĩa tư bản.
Quá trình nghiên cứu, xem xét Cách mạng tư sản Mỹ (1776) và Cách mạng tư sản Pháp (1789) đã giúp Nguyễn Ái Quốc học hỏi được nhiều điều. Tuy vậy, Người vẫn đánh giá những cuộc cách mạng tư sản là “những cuộc cách mạng không đến nơi”.
Chiến tranh kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị hoà bình ở Vécxây (Pháp) để chia phần. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị bản yêu sách 8 điểm. Trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết, Người chỉ đề cập những yêu sách “tối thiểu” và “cấp thiết”. Tổng thống Mỹ Uynxơn (Wilson), tác giả chương trình 14 điểm với chiêu bài dân tộc tự quyết cũng có mặt ở Hội nghị. Nhưng những yêu sách dù khiêm tốn của Người không được Hội nghị đáp ứng.
Sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn...”. Những lời tuyên bố tự do của nhà chính trị tư sản trong lúc chiến tranh thực ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ hồi bấy giờ, Người có dịp tiếp xúc, hoạt động với nhiều nhà chính trị nổi tiếng ở Pháp. Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu và hoạt động trong phong trào công nhân, liên lạc và cùng hoạt động với nhiều nhà cách mạng ở nhiều thuộc địa Pháp.
Khi được biết thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục Lênin. Người đã tham gia nhiều cuộc vận động ủng hộ nhân dân Nga bảo vệ thành quả cách mạng. Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) ra đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới. Năm 1920, cuộc đấu tranh giữa hai con đường diễn ra quyết liệt trong nhiều đảng công nhân và ngày trong Đảng Xã hội Pháp: tiếp tục theo Quốc tế thứ hai tức là tiếp tục con đường cải lương hay đi theo Quốc tế thứ ba, con đường cách mạng.
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở tìm hiểu, giúp Người thấy rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, nhận rõ lập trường của Lênin và Quốc tế thứ ba khác hẳn với những lời tuyên bố suông của Quốc tế thứ hai. Luận cương của Lênin đã có ảnh hưởng quyết định đến lập trường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Qua mười năm sống và làm việc ở những nước tư bản phát triển, Nguyễn Ái Quốc không choáng ngợp trước sự giàu có của giai cấp tư sản mà lại nhận thấy chế độ tư bản có nhiều khuyết tật. Người khẳng định dứt khoát chủ nghĩa tư bản không cứu được nước, không cứu được dân. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng nhận ra chân lý thời đại: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.
20-23 ở p thành lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, chu nhiệm tờ báo người cùng khổ
viết nhiều bài viết tố cáo tội ác của thực dân và chỉ ra nhugnw khổ cực của người lđ thuộc đia.
23-24 liên xô: đự đh quốc tế nông dân lần thứ 1, đại hội quốc tế cộng sản lần thứ 5(7/1924)
24-28TQ tập hợp các thanh niên yêu nc thành lập hội Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, ra đời tờ báo Thanh niên. Mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo đội ngủ cán bộ-> truyền bá chư nghĩ MLN. 1927 xuất bản tác phẩm đường cách mệnh tập hợp các bài giảng chính trị
Từ ngày 3 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng.
VAI TRÒ ĐỐI VS SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG
- bác là người tím thấy con đường cứu nc đó là đi theo CM vô sản. Đến vớih củ nghĩa mác lê.Năm 1923, Người sang liên xô gặp lê nin, luận cương của Lê nin đã giải đáp trúng những vấn đề mà NAQ trăn trở, giúp người hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của Đường lối giải phognf dân tộc, đó là con đường cmcs, giải phóng dân tộc gắn bó với giải phóng giai caaos,đọc lập dân tộc gắn với chủ nghĩ xh, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ GPDT găn cmdt trong nước với phong trao cách mạng vô sản thế giới và công tác chuẩn bị cho sự ra đờic ủa DCS
Bác là người tìm thấy con đường cứu nước đó là đi theo Cách mạng vô sản . Đến với chủ nghĩa Mac - Lenin
- Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình từ năm 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925). Người đã mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ nòng cốt, để thông qua đó truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam,chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập chính đảng của giai cấp vô sản.
- Khi chủ nghĩa Mác - Lenin đi vào quần chúng là lúc sức mạnh của toàn dân tộc được dâng cao . Nhưng tình hình trong nước lại tiến triển khác đó là sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ khiến mối đoàn kết không được bền chặt .Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930) đi đến thàng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tại Hội nghị Nguyễn Ái Quốc đã thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh thể hiện quan điểm đúng đắn, sáng tạo trong việc vận dụng học thuyết chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện một nước thuộc địa như Việt Nam
Như vây, trong suốt 10 năm từ 1920 đến 1930 với những hoạt sôi nổi và hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc đã đưa chủ nghĩa cộng sản từ một con người phát triển lên một tổ chức. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này là một sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ và kĩ lưỡng từ tư tưởng đến tổ chức, từ con người đến tài liệu… và đây cũng là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip