Câu 11

CÂU 11: ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

I. Khái niệm

1. Định nghĩa ĐƯQT

- Là sự thỏa thuận giữa các CTLQT, được ký kết bằng VB và điều chỉnh bởi LQT. KHông phụ thuộc vào được ghi nhận trong 1 hay nhiều VK, tên gọi của VK...

2. Đặc trưng

a. Hình thức: VB

- Tên gọi: CT thỏa thuận nhiều tên gọi khác nhau

- Cơ cấu: Lời nói đầu, ND, phần cuối cùng

- Ngôn ngữ: Do các bên thỏa thuận

b. ND

- chứa đựng các thỏa thuận đã thành công

- Thường để trực tiếp điều chỉnh Q, NV của các bên. Có 1 số VBĐƯ trong TPQT chứa QPXĐ chỉ dẫn nguồn luật được áp dụng để điều chỉnh QHPL cụ thế.

c. Phân loại

- Căn cứ vào chủ thể:

+ ĐƯ song phương

+ ĐƯ đa phương

+ĐƯ giữa các QG với nhau, giữa các TCQT với nhau, Giữa QG và TCQT

- Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh

+ ĐƯ KT

+ĐƯ chính trị

+ ĐƯ VH - KH - KT

- Căn cứ vào phạm vi áp dụng

+ĐƯ song phương

+ ĐƯ khu vực

+ ĐƯ toàn cầu

II. Ký kết ĐƯQT

1. Thẩm quyền ký kết

a. Các QG

- Nguyên tắc: Tất cả các QG đều có thẩm quyền ký kết

- QG có thể chuyển 1 phần, toàn bộ hoặc chuyển cho 1 QG, TCQT thực hiện thẩm quyền ký kết

- Nhiều ĐƯ quy định rõ QG, TCQT nào là thành viên của ĐƯ QT đó (Điều 35 công ước luật biển 1982)

b. Các Tổ chức QT

- Xuất phát từ quyền năng chủ thể LQT được quy định trong hiến chương và cascVB pháp lý khác

- Có thể ký với QG hoặc các TCQT khác (một số ĐƯQT quy định ko có sự tham gia của các TCQT)

- Đại diện đương nhiên ko cần thư ủy nhiệm

+ nguyên thủ QG, thủ tướng CP, bộ trưởng bộ ngoại giao

+ Người thay mặt cho QG tại 1 HNQT hoặc TCQT trong việc thông qua VB của 1 ĐƯQT

+ Người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao trong việc thông qua VB của 1ĐƯQT giữa nước cử và nước nhận sở tại

+ Người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang bộ kí ĐƯQT thuộc lĩnh vực thì ko cần thư ủy nhiệm

2. Trình tự ký kết

a. Giai đoạn 1: Hình thành VBĐƯQT

- Đàm phán, soạn thảo, thông qua

+ Đàm phán: Thỏa thuận, thương lượng

Đàm phán trên cở sở đã có dự thảo ĐƯ

Đàm phán XD VBĐƯ

+ Soạn thảo: tiến hành khi Đàm phán thành công

Do 1 cơ quan do các bên lập ra tiến hành

+ Thông qua: Đây là thủ tục ko thể thiếu

Biểu quyết hoặc bằng miệng

VB được thông qua là VB cuối cùng, các bên ko được sửa đổi

b. Giai đoạn 2: Ràng buộc QG đối với ĐƯQT

- Ký, phê duyệt hoặc phê chuẩn, gia nhập

• Ký:

- Ký tắt: Các vị đại diện tham gia đàm phán XDVBĐƯ > chưa làm phát sinh hiệu lực ĐƯ

- Ký ad referendum: Ký của các vị đại diện sau đó có sự đồng ý của cơ quan thẩm quyền theo quy định LQG > có thể làm phát sinh hiệu lực ĐƯ

- Ký đầy đủ (chính thức)

Các vị đại diện ký vào VB dự thảo ĐƯ > Có thể làm phát sinh hiệu lực ĐƯ

Sau khi ký, trong thời gian ĐƯ chưa có hiệu lực, QG ko được có những hành vi làm ảnh hưởng đến mục đích và đối tượng của ĐƯQT

• Phê chuẩn hoặc phê duyệt

- Là hành vi pháp lý của CTLQT

- Xác nhận sự đồng ý ràng buộc với 1 ĐƯQT

+ Thẩm quyền phê chuẩn:

+ Thẩm quyền phê duyệt: Thủ tướng CP

- Việc có áp dụng 2 hình thức này hay ko được ghi rõ trong ĐƯ. Vd: Công ước Viên 1969: phê chuẩn

• Gia nhập:

- Hoạt động của CTLQT

- Đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của 1 ĐƯQT đa phương

- Thường được đặt ra khi: thời hạn ký kết ĐƯQT đã chấm dứt hoặc ĐƯ đã có hiệu lực mà QG đó chưa là thành viên

• thời điểm xác nhận sự đồng ý ràng buộc đối với ĐƯQT bằng hình thức phê chuẩn hoặc phê duyệt, gia nhập:

- Các bên ký kết tro đổi VK

- Nộp VK tại cơ quan lưu chiểu

- Thông báo những VK cho các QG ký kết hoặc cho cơ quan lưu chiểu

III. Hiệu lực của ĐƯQT

1. ĐK có hiệu lực của ĐƯQT

- ĐƯQT được ký trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng

- ND phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản

- Việc ký kết phải đúng thủ tục, thẩm quyền

2. Hiệu lực về thời gian của ĐƯ

- Thời điểm có hiệu lực:

+ Lễ trao đổi thưc phê chuẩn (ở thủ đô của nước ko làm lễ ký)

+ ĐƯQT đa phương: Quy định số lượng QG và 1 khoảng thời gian nhất định. Số năm của ĐƯQT luôn trùng vào thời điểm ký kết đầy đủ: Vd: Công ước Viên 1969

- Thời hạn có hiệu lực của ĐƯQT

+ ĐƯQT có thời hạn

+ ĐUQT vô thời hạn(ĐƯ về biên giới, lãnh thổ; quyền con người)

3. Hiệu lực về ko gian của ĐƯ

- ĐƯ có hiệu lực trên tất cả lãnh thổ mỗi QG thành viên

- 1 số ĐƯ có các điều khoản loại trừ hoặc hạn chế việc áp dụng đối với những bộ phận lãnh thổ nhất định hoặc mở rộng phạm vi áp dụng

4. Hiệu lực của ĐUQT và bên T3

- ko phát sinh Q, NV đối với bên T3, trừ khi có sự đồng ý của QG đó (Điều 34, công ước Viên 1969)

- Quyền: phải được sự thỏa thuận giữa các QG thành viên và sự đồng ý của QG T3

- NV: phải có sự thỏa thuận của các QG thành viên và sự đồng ý bằng VB của QG T3

- ĐƯ có thể phát sinh hiệu lực với QGT3:

+ ĐƯ có điều khoản tối huệ quốc

+ ĐƯ tạo ra các hoàn cảnh KQ

+ ĐƯ được QG T3 viện dẫn với tính chất TQQT

5. Ảnh hưởng của các yếu tố KQ, CQ đến hiệu lực của ĐUQT

a. Bảo lưu ĐUQT

- Khái niệm: là hành vi đơn phương của 1 CT đưa ra khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập. Nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của 1 hoặc 1 số điều khoản của ĐƯQT. Bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào

- Đây là quyền của các CT, nhưng quyền ko tuyệt đối, còn hạn chế

+ Cấm bảo lưu: ĐƯ quy định như vậy

- Bảo lưu chỉ áp dụng trong 1 số điều khoản nhất định

+ ĐƯ chỉ cho bảo lưu 1 số điều khoản nhất định

+ bảo lưu ko phù hợp với mục đích , đối tượng của ĐƯ

- Bảo lưu chỉ áp dụng với các ĐƯ đa phương

- Nếu ĐƯ ko có điều khoản quy định về bảo lưu thì

+ bảo lưu phải được tất cả các bên chấp nhận (nếu số QG đàm phán có hạn...)

+ Được chấp nhận nếu QG đó ko phản đối trong 12 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo bảo lưu

+Nếu ĐƯ là VK thành lập tổ chức QT thì phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức đó

- Thủ tục bảo lưu

Tuyên bố bảo lưu, ND bảo lưu, chấp thuận hoặc phản đối bảo lưu đều phải trình bày = VB và TB cho các bên liên quan

- Hậu quả pháp lý:

Làm thay đổi QH giữa các thành viên trong phạm vi có bảo lưu

+ Phản đối bảo lưu: ĐƯ vẫn áp dụng bình thường

+ Đồng ý bảo lưu: Áp dụng điều khoản bảo lưu trong mối quan hệ với 2 bên (ko thực hiện) các điều khoản khác vẫn thực hiện bình thường. Trong mối quan hệ với các QG khác vẫn bình thường

- Ý nghĩa:

+ là giải pháp pháp lý giải quyết hài hòa lợi ích riêng QG đó với lợi ích thi tham gia ĐƯ.

+ Tăng cường số lượng thành viên tham gia

b. Sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh

- Điều 62 công ước Viên 1969

c. Các yếu tố khác

- Bãi bỏ hoặc hủy bỏ ĐƯQT

- Khi có sự VP cơ bản ĐUQT

- Khi Đối tượng của ĐƯ đã bị hủy bỏ hoặc ko tồn tại 1 QP juscogen mới xuất hiện

IV. Thực hiện ĐƯQT

1. Nguyên tắc thực hiện

- Nguyên tắc Pacta sunservanda

2. Giải thích ĐUQT

- Khi các bên có có ý kiến bất đồng về ý nghĩa thực sự của 1 hoặc 1 số điều khoản trong ĐƯ.

- Yêu cầu: + Giải thích thiện chí, phù hợp với ý nghĩa thông thường của các thuật ngữ được sử dụng trong ĐƯ

+ Phải căn cứ vào ND VBĐƯ, các thỏa thuận có liên quan (trong khi ký, sau này: giải thích ĐƯ, Thực hiện ĐƯ, thực tiễn thực hiện...)

3. Công bố, đăng ký ĐƯQT

- Đăng ký: + Nghĩa vụ: Đăng ký với ban thư ký của LHQ

+ có thể ko đăng ký > ko được viễn dẫn ĐƯ trước các cơ quan của LHQ

4. Mối quan hệ giữa các ĐƯQT và với PL trong nước

a. Mối QH giữa ĐƯQT với nhau

• HCLHQ và các loại ĐƯQT - có vị trí ngang nhau

- khi NV theo ĐƯQT trái với NV của thành viên LHQ thì NV theo hiến chương có giá trị ưu tiên

• ĐƯ có trước và ĐƯ có sau

- giả sử ĐƯ 1 có trước, ĐƯ 2 có sau

+ ĐƯ 2 quy định là phụ thuộc vào ĐƯ 1 > áp dụng ĐƯ 1

+ ĐƯ 2 quy định là ND ko trái với ĐƯ 1 > áp dụng ĐƯ 1

- cùng là thành viên của 2 ĐƯ; mà ĐƯ có trước chưa chấm dứt hiệu lực hoặc bị đình chỉ thi hành thì: áp dụng những gì mà ĐƯ trước phù hợp với ĐƯ sau

- ko phải tất cả cùng là thành viên 2 ĐƯ áp dụng: ĐƯ cả 2 QG đều là thành viên được áp dụng

• ĐƯ chung và ĐƯ riêng

b. Mối quan hệ giữa ĐƯQT và PLQG

- Cách thức thực hiện : gián tiếp hoặc trực tiếp

- Vị trí ĐƯQT trong hệ thống PLQGL: Khi khác nhau hoặc mâu thuẫn: áp dụng ĐƯ

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: