cau 11: Phuong phap day hoc
Khái quát về PPDH
1.1. Khái niệm: PPDH là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của GV và HS được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của GV nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học.
1.2. Đặc điểm của PPDH
- PPDH chịu sự chi phối của mục đích dạy học
- Chịu sự chi phối của NDDH
- Phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ sư phạm của GV
- Bị chi phối bởi nhu cầu và trình độ phát triển của xã hội.
Hệ thống các PPDH (Phân loại dựa vào nguồn tri thức)
2.2.1. Các PPDH dùng ngôn ngữ
a) PP thuyết trình
* Định nghĩa: Là PP GV dùng lời nói để trình bày, giải thích ND bài học một cách có hệ thống, logic cho học sinh tiếp thu.
Thuyết trình bao gồm các dạng: Kể chuyện, giải thích, diễn giảng.
* Các bước thực hiện PP thuyết trình
- Đặt vấn đề
- Giải quyết vấn đề
- Kết luận.
* Ưu- Nhược điểm của PP thuyết trình
+ Ưu điểm:
- Tạo điều kiện để GV tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người học
- Giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống, làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo.
- Có tính kinh tế cao.
+ Nhược điểm:
- HS dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi
- Dễ hình thành thói quen thụ động, thiếu sáng tạo và ghi nhớ kém bền vững.
* Yêu cầu khi sử dụng PP thuyết trình:
- Ngôn ngữ GV sử dụng phải có tính thuyết phục cao
- Phát âm rõ rang, chính xác, tốc độ và tần số âm thanh vừa phải
- Kết hợp với một số PPDH khác như trực quan, vấn đáp, tình huống…
Nhóm PPDH trực quan
a) PP quan sát
* ĐN: Là PP tổ chức cho HS tri giác một cách có chủ định, có kế hoạch tiến trình và sự biến đổi diễn ra ở đối tượng nhằm thu thập những sự kiện, hình thành những biểu tượng ban đầu về đối tượng của thế giới xung quanh. Quan sát luôn gắn với tư duy.
* Các bước tiến hành quan sát: Gồm 3 bước:
+ Bước chuẩn bị: GV cần có kế hoạch về những ND sau:
- Đối tượng QS, thời gian QS, thời lượng QS.
- Nhiệm vụ học tập cụ thể của HS khi QS
- Hướng dẫn cách ghi chép cho HS
- Chuẩn bị phương tiện (nếu cần).
+ Tiến hành QS:
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS
- Hướng dẫn sự QS của HS
- Kích thích sự suy nghĩ của HS
- HS QS, suy nghĩ, kết luận và ghi chép.
+ Kết thúc QS:
- GV tóm tắt các kết quả học tập đạt được qua QS
- Nhận xét thái độ làm việc của HS
- Dặn dò.
* Yêu cầu:
- QS phải gắn với các nhiệm vụ dạy học cụ thể
- Phải chuẩn bị chu đáo, đảm bảo an toàn và thành công cho buổi QS
- HS QS tích cực, kích thích hoạt động tư duy và ngôn ngữ trong QS
- Cần có sự ghi chép của HS trong QS và có kết luận.
b) PP minh họa
Là PPDH mà trong đó GV sử dụng các phương tiện trực quan, các số liệu, ví dụ, thực tiễn để minh họa giúp HS hiểu bài, nhớ lâu vận dụng được gọi là PP minh họa. PP minh họa gây hứng thú học tập, phát triển năng lực QS, kích thích tư duy của HS.
c) PP biểu diễn thí nghiệm
Trong dạy học các môn khoa học tự nhiên, GV có thể làm các thí nghiệm, HS quan sát, tư duy và rút ra các kết luận khoa học cần thiết. PP biểu diễn thí nghiệm thường được sử dụng trong bài học kiến thức mới, cũng có thể sử dụng để củng cố, luyện tập kiến thức.
*** Một số yêu cầu khi sử dụng PPDH trực quan
- Xây dựng, lựa chọn phương tiện trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Các phương tiện trực quan phải có tính chất khoa học, có nghĩa là phải phản ánh chính xác được nội dung các quan hệ cơ bản của đối tượng nghiên cứu, giúp người học hiểu đúng về đối tượng đó.
- Phương tiện trực quan phải đảm bảo tính thẩm mỹ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, dễ sử dụng.
- Sử dụng PTTQ đúng lúc, đúng chỗ, thời gian sử dụng vừa đủ.
- PPDH trực quan nên sử dụng phối hợp với PP thuyết trình hoặc vấn đáp sẽ giúp HS hiểu sâu sắc và vận dụng tri thức một cách có hiệu quả.
Các PPDH thực hành
a) PP luyện tập:
* ĐN: Là PP trong đó dưới sự chỉ dẫn của GV, HS lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau, nhằm hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo sau khi lĩnh hội kiến thức.
* Yêu cầu:
- Luyện tập phải hướng tới mục đích, yêu cầu nhất định
- Phải được tiến hành theo trình tự chặt chẽ
- Cần phải nắm vững lý thuyết rồi mới luyện tập
- Đảm bảo vừa sức với HS.
b) PP thực hành thí nghiệm
Là PP GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm trên lớp, trong phòng thí nghiệm hoặc vườn trường…, qua đó giúp HS lĩnh hội được kiến thức mới hoặc củng cố, vận dụng kiến thức đã học.
PP kiểm tra, đánh giá kết quả học tập(on tap)
a) Khái quát về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
* Khái niệm:
- Kiểm tra là quá trình GV thu thập thông tin về kết quả học tập của HS. Các thông tin này giúp GV kiểm soát được quá trình dạy học, phân loại và giúp đỡ HS. Những thông tin thu thập được so sánh với một chuẩn nhất định.
- Đánh giá kết quả học tập bao gồm quá trình thu thập thông tin, quá trình xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu đã xác định của HS nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV, cho nhà trường và cho bản thân HS để giúp họ học tập tiến bộ hơn. Kết quả của việc đánh giá được thể hiện bằng điểm số theo thang điểm đã quy định hoặc bằng lời nhận xét của GV.
* Ý nghĩa của kiểm tra- đánh giá
- Giúp GV thu được những thông tin ngược từ HS, phát hiện thực trạng kết quả học tập của HS và những nguyên nhân dẫn tới kết quả đó để điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động học tập của HS.
- Giúp HS có cơ hội để ôn tập, củng cố tri thức, phát triển trí tuệ, đồng thời tạo điều kiện để HS tự kiểm tra về mức độ lĩnh hội tri thức, trình độ kỹ năng, kỹ xảo và PP học tập…
- Hình thành cho HS nhu cầu và thói quen tự kiểm tra- đánh giá, nâng cao tinh thần, thái độ học tập, rèn luyện tính tự giác và ý chí vươn lên trong học tập.
- Giúp GV và HS điều chỉnh cách dạy và cách học cho phù hợp, giúp các cấp quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn, chỉ đạo kịp thời hoạt động dạy học trong nhà trường.
* Chức năng cơ bản của kiểm tra- đánh giá kết quả học tập
- Chức năng định hướng
- Chức năng chẩn đoán
- Chức năng xác nhận.
b) Các dạng kiểm tra- đánh giá kết quả học tập
- Kiểm tra- đánh giá hàng ngày
- Kiểm tra- đánh giá định kỳ
- Kiểm tra- đánh giá tổng kết.
c) Các PP kiểm tra:
- PP kiểm tra vấn đáp
- PP kiểm tra viết
- PP kiểm tra trắc nghiệm khách quan
- PP kiểm tra thực hành.
d) Các yêu cầu đối với kiểm tra- đánh giá kết quả học tập:
- Đảm bảo tính khách quan
- Đảm bảo tính toàn diện
- Đảm bảo tính thường xuyên, có hệ thống
- Đảm bảo tính phát triển.
PP vấn đáp
* ĐN: Là PPDH trong đó GV tổ chức, thực hiện quá trình hỏi và đáp giữa GV và HS nhằm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ tài liệu đã học, hoặc từ kinh nghiệm trong thực tiễn. Yếu tố quyết định trong sử dụng các PP này là hệ thống các câu hỏi.
* Các loại câu hỏi trong vấn đáp
- Theo nhiệm vụ dạy học, có: Câu hỏi tái hiện, gợi mở, củng cố kiến thức, câu hỏi ôn tập hệ thống hóa kiến thức.
- Theo mức độ khái quát của vấn đề, có: Câu hỏi khái quát, câu hỏi theo chủ đề bài học, câu hỏi theo ND bài học.
- Theo mức độ tham gia hoạt động nhận thức của người học, có: Câu hỏi tái tạo, câu hỏi sáng tạo.
* Ưu – Nhược điểm của PP vấn đáp
+ Ưu điểm:
- Vận dụng khéo léo sẽ có tác dụng điều khiển hoạt động nhận thức của HS, kích thích HS tích cực độc lập tư duy.
- Bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt bằng lời các vấn đề khoa học
- Giúp GV thu tín hiệu ngược một cách nhanh chóng, tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
+ Nhược điểm: Sử dụng không khéo sẽ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp.
* Một số yêu cầu
+ Yêu cầu xây dựng câu hỏi:
- Câu hỏi chính xác thể hiện trong hình thức rõ rang, đơn giản
- Tránh sử dụng câu hỏi đa nghĩa, phức tạp
- Xây dựng câu hỏi theo hệ thống logic chặt chẽ
- Thiết kế câu hỏi theo quy luật nhận thức và khả năng nhận thức của đối tượng cụ thể.
+ Yêu cầu khi đặt câu hỏi:
- Câu hỏi được đưa ra một cách rõ ràng
- Câu hỏi hướng tới cả lớp
- Chỉ định một HS trả lời, cả lớp lứng nghe và phân tích câu trả lời.
- GV cần có kết luận rõ ràng.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip