Câu 16:Nêu tt HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

*16. Nêu tt HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

 *Phân tích nội dung xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, y dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ;

*Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Vận dụng.

a.Tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân: +Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

-Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân vs tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước.

+Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.

+Xây dựng nhà nc trong sạch vững mạnh và hoạt động có hiệu quà.

b.Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân:

Nhà nước của dân,

+ Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng và ngay từ đâu là: "Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" (Điêu thứ 1. Hiên pháp nám 1946).

-  Quyền quyết định của nhân dân về các vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia.

+ "Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân

+ Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì pháp luật không cấm, và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.

+ Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực hình thành các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân.

+ Các vịđại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là"công bộc của dân”

-Nhà nướcdo dân,

+Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình.

+ Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuê để Nhà nước chi tiêu, hoạt động.

+ Nhà nước do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và sự kiểm soát của nhân dân.

-  Nhà nước vì dân,

+ Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dụng và kiểm soát mới có thế là nhà nước vì dân.

+ Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền lợi, thật sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Hồ Chí Minh yêu cầu: "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.

Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh..."

+ Cán bộ Nhà nưóc phải là đầy tớ của dân, đồng thời là người lãnh đạo hướng dẫn nhân dân. Đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trưóc thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người lãnh đạo phải trí tuệ hơn người, minh mẫnsáng suốt, nhìn xa, trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiên tài. Như vậy. "Người thay mặt dân phải đủ cả đức và tài, vừa hiền lại vừa minh".

c.  Xâv dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ:

+Xây dựng nhà nước hợp hiến hợp pháp.

+Hoạt động quản lý nhà nc bằng hiến pháp pháp luật, chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.

+Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức đủ tài.

d.Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh; hoạt động có hiệu quả:

+ “Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nc:

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh thường đề cập đến những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người đề phòng và khắc phục:

•        "Đặc quyền, đặc lợi: Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh đòi hỏi phải tẩy trừ những thói cậy mình là người trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách dịch với dân, lạm quyền, đồng thời để vơ vét tiền của, lợi dụng chức quyền đẽ làm lợi cho cá nhân mình, làm như thế tức là sa vào chủ nghĩa cá nhân.

•        "Tham ô, lãng phí, Quan liêu:"Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liêu là "giặc nội xâm", "giặc ở trong lòng", thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm.

•       "Tư tưởng", "chìa rẽ", "kiêu ngạo ":Những hành động này gây mất đoàn kết, gây rối cho công tác. Hồ Chí Minh kịch liệt lên án tệ kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình, không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ, Người có tài có đức, nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài..

•        +Tăng cường tình nghiêm minh của pháp ỉuậĩ đi đôi Vỉ đây mạnh ợjáo dục và đạo đức cách mạng:

+ Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách nhuẫn nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng người Việt Nam được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình với cương vị là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh bao giờ cũng thể hiện là một người sáng suốt, thông nhất hài hòa giữa lý trí và tình cảm, nghiêm khắc, bao dung, nhân ái nhưng không bao che cho những sai lầm, khuyết điểm của bất cứ ai. Kỳ cương, phép nước thời nào cũng cần và đều phải được áp dụng cho bất cứ ai. Do đó. Hồ Chí Minh yêu câu pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh dùng sức mạnh uy tín của mình để cảm hóa những người có lỗi lầm, kéo họ đi với cách mạng, giáo dục những người mắc khuyết điểm để họ tránh phạm pháp. Dưới ngọn cờ đại nghĩa, bao dung của Hồ Chí Minh, nhiều người vốn rất mặc cảm với cách mạng đã không "sẩy chân" phạm pháp hoặc không đi theo kẻ địch.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: