CÂU 20: SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ BẢN QUYỀN

1.     Sở hữu trí tuệ:

Có nhiều đặc điểm giống như sở hữu bất động sản và tài sản cá nhân. Có thể mua bán, chuyển nhượng và chủ sở hữu có quyền ngăn cấm việc mua bán, chuyển nhượng. Sở hữu trí tuệ là vô hình. Có 4 loại sở hữu trí tuệ được bảo vệ theo quy định của từng quốc gia và hiện nay là xu hướng toàn cầu:

-         Bằng phát minh sang chế ( patent): là khế ước của xã hội với các nhà phát minh

-         Thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ: xác định nguồn gốc sản phẩm hay dịch vụ

-          Bí mật thương mại: bảo đảm lợi thế cạnh tranh

-          Bản quyền( copyright) : hay quyền tác giả là sự thể hiện của tác giả đối với sản phẩm trí tuệ Luật về sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu, người phát minh và tác giả bảo vệ tài sản của mình trước việc sử dụng trái phép.

1.     Bản quyền:

là 1 thuật ngữ pháp lí mô tả quyền lợi kinh tế của người sáng tác ra những tác phẩm văn học, nghệ thuật……trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và trình diễn hay trưng bày tác phẩm của mình trước công chúng như: âm nhạc, phim ảnh, tiểu thuyết thi ca, kiến trúc và các tác phẩm xuất bản khác. Các chương trình máy tính và ghi âm giờ đây cũng được bảo vệ. sở hữu 1 cuốn sách chắc chắn không phải là xác lập quyền sở hữu tài liệu đó theo nghĩa của bản quyền. mặc dù có nhiều bản của 1 tài liệu nhưng chỉ có 1 bản quyền. điều này ko chỉ áp dụng cho bản in mà cả bản điện tử , dù được số hóa về bản in hay được tạo nên dạng điện tử từ đầu.

- Trong lĩnh vực thông tin thư viện, 1 thư viện truyền thống xem quyền sở hữu tài liệu là quan trọng; nhưng trong lĩnh vực lưu hành tài liệu điện tử, quyền sỡ hữu trí tuệ, cụ thể là quyền tác giả hay bản quyền là quan trọng nhất.

TRÁNH VI PHẠM BẢN QUYỀN TRONG THƯ VIỆN SỐ

-         Thư viện số có thể làm cho việc truy cập trở nên rộng rãi hơn trong thư viện truyền thống

-          Muốn xây dựng thư viện số thì phải số hóa tài liệu

Chúng ta phải làm thế nào để tránh vi phạm bản quyền. trước hết chúng ta cần xem xét:

      + Nếu tác phẩm được số hóa ở miền công cộng (không có bản quyền) thì không  phải xin phép ai hết. Dĩ nhiên kết quả số hóa của chúng ta  cũng không được bảo vệ bản quyền, trừ phi kết quả của ta có nhiều hơn bản gốc.

     + Nếu tài liệu được tặng cho cơ sở của ta để số hóa và người tặng có bản quyền, thì  chúng ta tiến hành số hóa, tuy nhiên cần phải yêu cầu người tặng cung cấp cho mình bản quyền được số hóa – có thể bằng 1 mẫu giấy có ghi “ quyền sử dụng tác phẩm với bất kì mục đích chung của cơ sở, dưới bất kì phương tiện nào”

-          Nếu muốn số hóa tài liệu mà ko rơi  vào hai trường hợp trên thì phải cân nhắc thử việc số hóa của chúng ta có phải là một việc làm có lợi ích chung mà ko xâm phạm lợi ích người khác. Đây là 1 điều khó khăn về mặt pháp lí. Cuối cùng nếu chúng ta ko chắc chắn với điều cân nhắc trên thì ta phải tiến hành xin phép để được cấp phép thực hiện số hóa.

-         Tóm lại, để tiến hành xây dựng thư viện số, ta phải lưu ý đến vấn đề bản quyền. những người thực hiện phải cam kết hiểu biết đầy đủ  về bản quyền và nhận thức sâu sắc rằng giấy phép là rất cần thiết để chuyển đổi tài liệu ko thuộc miền công cộng. 

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: