Câu 4: khái niệm qHPL,đặc điểm,cơ cấu chủ thể ,nội dung,phân biệt

Câu 4: khái niệm quan hệ pháp luật,đặc điểm,cơ cấu chủ thể ,nội dung

-QHPL là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháo luật,là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền và nghĩa vụ pháp lý do nhà nước qui địn và được nhà nước đảm bảo thực hiện.

-Đặc điểm: là quan hệ xã hộ được pháp luật điều chỉnh

là hình thức pháp lú của quan hệ xã hội

mang ý chí của nhà nước

quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật, mà nội dung của quy phạm pháp luật phản ánh ý chi của nhà nước

QHPL phát sinh thay đổi,chấm dứt do ý chí của các bên tham gia QHPL nhưng trong giới hạn của nhà nước.

-Chủ thể tham gia qhpl: là những cá nhân tổ chức có đử điều kiện theo quy định của pháp luật

-Thành phần của QHPL gồm 3 yếu tố:

1: chủ thể quả quan hệ pháp luật:Là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật (trong mỗi loại QHPL) và tham giavào quan hệ pháp luật đó. Những điều kiện mà cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng được theo qui định của pháp luật và có khảnăng trở thành chủ thể của QHPL được gọi là Năng lực chủ thể. 

Năng lực chủ thể gồm 2 yếu tố:

Năng lực pháp luật: Là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mànhà nước quy định.

Năng lực hành vi: Là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận. Bằng hành vi của mình chủthể xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hànhvi của mình khi tham gia vào QHPL.Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

NLPL và NLHV của các chủ thể pháp luật không phải là 1 thuộc tính tự nhiên của con người màđó là thuộc tính pháp lý, vì nó phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.- NLPL là tiền đề của NLHV, nếu chủ thể pháp luật chỉ có NLPL mà không có NLHV thì khôngthể tham gia một cách tích cực vào các QHPL.

NLPL cuả cá nhân mở rộng dần theo năng lực hành vi của họ.

Các loại chủ thể theo pháp luật Việt Nam.

Cá nhân: Bao gồm công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Trong đó công dân là loạichủ thể phổ biến, chủ yếu nhất. Công dân Việt Nam trở thành chủ thể khi họ có năng lực chủ thể.

Pháp nhân: Là 1 khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức. Để được coi là có tưcách pháp nhân, tổ chức phải có những diều kiện sau:

+ Được thành lập hợp pháp.

+ Có cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh.

+ Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp luật.

+ Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

- Nhà nước: là chủ thể đặc biệt của pháp luật. Nhà nước là chủ thể của quyền lực chính trị của toànxã hội, là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội. Nhà nước là chủ thể của một số quan hệ pháp luật quantrọng: quan hệ pháp luật quốc tế, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hình sự…

- Ngoài ra trong luật dân sự còn qui định: hộ gia đình, tổ hợp tác cũng là chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự

2 NỘI DUNG CỦA QHPL

Bao gồm quyền và nghĩa vu pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật.

Quyền chủ thể

Là khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện trong quan hệ pháp luật.

-Quyền của chủ thể có những đặc điểm sau:- Quyền của chủ thể là khả năng được hành động trong khuôn khổ do qui định quy phạm pháp luậtxác định trước. Ví dụ: Điều 58 khoản 2 Bộ luật TTHS 2003: “2. Người bào chữa có quyền: a/ Cómặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì đượchỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác…”

-Khả năng yêu cầu chủ thể có liên quan trong quan hệ pháp luật thực hiện nghĩa vụ của họ để đảm bảo quyền chủ thể của mình.

Khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ quyền chủ thể củamình.

-NGHĨA VỤ PHẤP LÝ OF CHỦ THỂ;

Là cách xử sự bắt buộc được qui phạm pháp luật xác định trước mà một bên bắt buộc phải tiếnhành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể có liên quan.

Là sự bắt buộc phải có những xử sự nhất định do qui phạm pháp luật xác định trước. (Nghĩa vụthanh toán tiền trong quan hệ mua bán tài sản).

- Cách xử sự này nhằm thực hiện quyền chủ thể của bên có liên quan. Ví dụ: hành vi trả tiền củangười mua; Hành vi không dùng biện pháp nhục hình khi hỏi cung bị can.

- Trong trường hợp cần thiết, nghĩa vụ pháp lý sẽ được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡngchế nhà nước.

Tóm lại:

quyền và nghĩa vụ pháp lý là nội dung của quan hệ pháp luật. Chúng là hai mặt của mộtquan hệ thống nhất, phản ánh mối liên hệ của những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật

3 KHÁCH THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT:

hình thức cấu trúc nhà nươc:-chủ thể quan hệ pháp luật

-nội dung quan hệ pháp luật +quyền

+nghĩa vụ pl

-khách thể quan hệ pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được thông quaviệc thực hiện hành vi của chính mình.Lợi ích mà chủ thể hướng tới có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần, hoặc những lợi ích chính trị(bầu cử, ứng cử, danh dự, nhân phẩm, tài sản…)

_PHÂN BIỆT

Quan hệ xã hội là quan hệ giữa các cá nhân, giữa cá nhân với các tổ chức xã hội, giữa cá nhân với các cơ quan đoàn thể ...vv. Tất cả các quan hệ trên đều liên quan đến pháp luật. Nếu có tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ thì pháp luật sẽ là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Như thế quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật là hai quan hệ hoàn toàn khác nhau. Có những quan hệ xã hội không có quy định cụ thể trong pháp luật, thì các tranh chấp xảy ra pháp luật sẽ dựa vào nền tảng đạo đức để giải quyết.

Điểm khác nhau cơ bản : quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.Như vậy có những qhxh được pháp luật điều chỉnh và có những qhxh không được pl điều chỉnh-qhxh được pl điều chỉnh thì đó là qhpl.
Ví dụ:Nam và nữ yêu nhau đó là qhxh mà không được pl điều chỉnh, tức là pl (cụ thể hơn là các cơ quan nhà nước) không can thiệp hay xử lý gì trong quan hệ này, nếu 1 người phản bội tình yêu đi yêu người khác làm cho người kia đau khổ, thậm chí tự tử...thì kẻ phản bội không bị xử lý về pl có chăng là bị xh ,dư luận lên án.
Nhưng nếu đôi nam nữ trên kết hôn với nhau thì phát sinh quan hệ vợ chồng-đây cũng là 1 qhxh nhưng quan hệ này được pl điều chỉnh đó là luật hôn nhân và gia đình nên nó là qhpl.Cũng ví dụ trên có 1 người phản bội tình yêu quan hệ với người khác thì tùy mức độ vi phạm sẽ bị phạt hành chính (cảnh cáo, phạt tiền) hoặc xử lý hình sự( phạt tù).

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: