Câu 9+10:B-FEC trong NBDP

Câu 8: Trình bày nguyên lí hoạt động của NBDP mode CB và BS.

Trả lời:

a/ Khái quát chung: FEC (Forrward Error corection) là sửa lỗi trước và duy nhất chỉ có sự phát hiện lỗi. Chế độ FEC được chia làm hai chế độ khác nhau:

+ Chế độ FEC chung(collection-FEC hay mode CB): ko địa chỉ hóa đài thu.

+ Chế độ FEC lựa chọn (seletive-FEC hay mode SB): có địa chỉ hóa đài thu, ứng dụng hạn chế. Cả hai chế độ này có một đặc điểm chung là đài thu không cần có tín hiệu phản hồi về đài phát. Do đó chế độ khai thác này là một chế độ lý tưởng để phát quảng bá tới hàng loạt đài cùng một lúc và nó được dùng để phát điểm danh, thông tin khí tượng và cảnh báo an toàn hàng hải cũng như các bức điện Telex cho thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn.

b/ Mode CB: Trong chế độ này:

- Tín hiệu khởi đầu thông tin và tín hiệu kết thúc thông tin được mã hoá theo tỷ lệ 4B/3Y.

- Khi phát thông tin thì thông tin chỉ được phát một chiều giữa 1 đài phát đi tới nhiều đài thu. Mỗi từ mã kí tự được phát 2 lần, quá trình phát thông tin này ko được ngắt quãng: Lần phát đầu: Phát trực tiếp DX Lần phát sau: Phát lại RX. Giữa 2 lần phát phát cách nhau một khoảng thời gian giãn cách bằng 280ms(t = 4 kí tự x 7bit/kí tự x 10ms=280ms) Chế độ này ko địa chỉ hoá đài thu, khi thu thì tất cả những đài nào nằm trong vùng phủ sóng là thu được, thu mỗi ký tự 2 lần DX và RX. Khi thu đài sẽ kiểm tra DX, RX theo quy luật 3Y/4B và quy luật này được hiểu như sau:

+ Nếu DX và RX trùng nhau, đều đúng luật 3Y/4B thì ký tự này được in ra. + Nếu đúng 1 trong 2 lần thì kí tự này vẫn được in ra(có thể lỗi bù)

+ Nếu 2 lần thu sai thì sẽ ko được in ra thay vào đó là in hình

c/ Mode SB

- Trong chế độ này thì chỉ có tín hiệu gọi khởi đầu được mã hoá theo tỷ lệ 4B/3Y còn thông tin và tín hiệu gọi kết thúc thông tin được mã hoá theo tỉ lệ đảo 3B/4Y.

- Khi phát: chế độ này có địa chỉ hoá đài thu nên được sử dụng để thông tin tới một đài xác định. Phương thức này ít dùng-thường ko dùng trong phát quảng bá.

- Ở chế độ này cũng phát mỗi tín hiệu 2 lần DX, RX và phát liên tục, không ngắt quãng. Mỗi kí tự phát 2 lần giãn cách 280ms. Nhưng có phát địa chỉ đài thu. Do đó đài thu nào đúng địa chỉ, kiểm tra lỗi của ký tự theo tỉ lệ 4Y/3B (có thể sửa lỗi như mode FEC bình thường). Nếu đài thu ko đúng địa chỉ sau tín hiệu đồng bộ là nó sẽ phát hiện lỗi của hàng loạt kí tự => ko thu.

d/ Thời gian phát trong chế độ FEC.

- Thời gian phát tín hiệu gọi: Để thực hiện thủ tục gọi, đài phát phải phát 16 cặp tín hiệu gọi (cặp tín hiệu đồng bộ) bao gồm 16 tín hiệu gọi 2 được phát ở lần phát thứ nhất DX và 16 tín hiệu gọi 1 được phát ở vị trí RX. Hai tín hiệu được phát xen kẽ nhau. Sau khi phát xong 16 tín hiệu gọi 1 ở vị trí RX thì đài phát sẽ phát thêm 2 t/h gọi 1 nữa.

- Thời gian phát hô hiệu: Khi liên lạc với đài thu ở chế độ FEC lựa chọn, đài phát phải phát hô hiệu của đài thu. Như vậy ta phải có thời gian chuẩn cho cả 2 loại hô hiệu là 4 kí tự và 7 kí tự. Theo quy định khi phát hô hiệu của đài thu thì đài phát phải phát 6 lần, mỗi lần phát xong phải thêm vào 1 kí tự β ở cuối hô hiệu.

- FEC chung và FEC lựa chọn chuyển sang chế độ Stand by sau 20 ms (ko quá 120ms) sau khi đã thu được ít nhất 2 tín hiệu dừng α liên tục tại vị trí DX.

e/ Cách phát hiện và sửa lỗi trong phương thức FEC.

Tại mỗi vị trí thu máy sẽ kiểm tra tổ hợp bit thu được. Công việc kiểm tra thực hiện cho cả hai tỉ lệ bit 3Y/4B và 3B/4Y. So sánh kí tự giữa 2 vị trí DX và RX ta trường hợp sau:

Vị trí TH DX RX Máy sẽ

Đúng Sai (mất) In ký tự ở vị trí Dx

Sai (mất) Đúng In ký tự ở vị trí Rx

Sai (mất) Sai (mất) In dấu Δ

Đúng Đúng - Nếu Dx giống Rx :cho in ký tự

- Nếu Dx ≠ Rx :cho in dấu Δ (hoặc dấu cách)

Trong trường hợp 4 máy phải so sánh tổ hợp bit giữa 2 lần thu. Để này ta lấy tổ hợp mã ở vị trí DX cộng modul 2 với tổ hợp mã RX. Kết quả = 0 thì 2 tổ hợp mã giống nhau và Kq khác 0 thì hai tổ hợp mã này khác nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #chuoidaigia