CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG
1. Định nghĩa hệ quản trị nội dung là gì? Vì sao cần hệ quản trị nội dung? Trình bày mô hình hoạt động của một hệ quản trị nội dung.
2. Nêu các thành phần và chức năng của từng thành phần của hệ quản trị nội dung
3. Trình bày chức năng và sự hoạt động của CMA (Content Management Application)
4. Trình bày chức năng và hoạt động của MMA (Metacontent Management Application)
5. Trình bày chức năng và hoạt động của CDA (Content Delivery Application)
6. Trình bày những đặc trưng và lợi ích của một hệ quản trị nội dung.
7. Bạn hiểu gì về đặc trưng quản lý phiên bản nội dung (version control) trong hệ quản trị nội dung, vì sao kiểm soát phiên bản lại là một đặc trưng quan trọng trong hệ thống. Bạn hãy nêu một số phương pháp áp dụng vào kiểm soát phiên bản nội dung bạn biết.
8. Vai trò và lợi ích của version control trong hệ quản trị nội dung.
9. Bạn hiểu gì về đặc trưng workflow trong hệ quản trị nội dung, vì sao workflow là một đặc trưng quan trọng trong hệ thống.
10. Vai trò và lợi ích của workflow
11. Bạn hiểu gì về đặc trưng chuyên biệt hóa (personalization) trong hệ quản trị nội dung, vì sao chuyên biệt hóa là một đặc trưng quan trọng trong hệ thống. Hãy nêu một số loại chuyên biệt hóa mà bạn biết.
12. Mục đích, vai trò và lợi ích của chuyên biệt hóa.
13. Hãy trình bày những gì bạn hiểu về các đặc trưng cache, hiển thị nội dung động (displaying dynamic content), giao diện chuẩn (standard interface)
14. Joomla là gì và nêu một số tính năng cơ bản của Joomla?
15. Nêu các bước cài đặt Joomla?
16. Nêu các thành phần mở rộng (extension) của Joomla ?
17. Nêu các bước cài đặt các thành phần mở rộng (extension) thông qua tập tin nén cho Joomla?
18. Nêu tên và chức năng các component lõi (Core Component) của Joomla?
19. Nêu tên và chức năng các plugin lõi (Core Plugin) của Joomla?
20. Nêu tên và chức năng các module lõi (Core Module) của Joomla?
21. Các cách tổ chức nội dung bài viết trong Joomla 1.5 / 1.7?
22. Global checkin trong Joomla thực hiện chức năng gì?
23. Nêu tên và chức năng của tất cả Menu Item khả dụng trong Joomla?
24. Template trong Joomla là gì?
25. Nêu và giải thích các thành phần cần có trong một template của Joomla?
26. Giải thích các thông số cấu hình dưới đây (nằm trong màn hình Global Configuration) của Joomla
Site: Site Offlife, Site Name, SEO Settings, Metadata Settings, Feed Settings
System: User Settings, Cache
Server: Database, Mail
27. Nêu chức năng của Media Manager?
28. Chức năng Trask Manager (quản lý thùng rác) trong Joomla dùng để làm gì?
29. Kể tên và chức năng của mỗi nhóm người dùng trong Joomla (Front-end và Back-end)?
30. Front Page component dùng để làm gì?
ĐÁP ÁN JOOMLA
Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo, sinh viên cần tìm hiểu thêm
14. Joomla là gì và nêu một số tính năng cơ bản của Joomla?
Joomla là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Open Source Content Management Systems). Joomla được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL , cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet.
Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Joomla được phát âm theo tiếng Swahili như là 'jumla' nghĩa là "đồng tâm hiệp lực".
Joomla được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao.
Joomla có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla là hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới. Một số tính năng cơ bản: o Đơn giản tạo / sửa đổi nội dung bằng cách sử dụng một trình soạn thảo văn bản từ trang frontend hoặc back end o Người dùng đăng ký và khả năng để hạn chế việc xem các trang dựa trên cấp độ người dùng o Kiểm soát biên tập và xuất bản các nội dung dựa trên cấp độ người dùng khác nhau o Bình chọn o Các form liên hệ đơn giản
o Thống kê hoạt động của trang web o Thống kê lưu lượng truy cập o Chức năng tìm kiếm được xây dựng sẵn o Chức năng email, PDF và khả năng định dạng in o RSS o Hệ thống đánh giá nội dung đơn giản o Hiển thị Newsfeeds từ các trang web khác
15. Nêu các bước cài đặt Joomla?
- Cài đặt Wamp
o Bước 1: Download phiên bản Wamp mới nhất tại website http://www.wampserver.com
o Bước 2: Tiến hành cài đặt wamp tương tự như cài các phần mềm thông thường trên windows.
o Bước 3: Khi cài đặt xong, chúng ta sẽ thấy biểu tượng nửa hình tròn màu trắng ỏ góc phải dưới của màn hình.
- Cài đặt Joomla
o Bước 1: Download phiên bản mới nhất của Joomla tại địa chỉ: http://www.joomla.org
o Bước 2: Giải nén gói cài đặt vào 1 thư mục (ví dụ: joomla). Sau đó, chép thư mục này vào thư mục gốc của web server (c:\wamp\www).
o Bước 3: Mở trình duyệt web, gõ http://localhost/joomla để tiến hành cài đặt Joomla theo các bước hướng dẫn của Joomla. Đa số các bước ta sẽ để mặc định.
o Bước 4: Vào thư mục của Joomla để xoá thư mục Installation.
o Bước 5: Chạy thử website. Để vào phần quản trị thì mở trình duyệt, gõ http://localhost/joomla/administrator
16. Nêu các thành phần mở rộng (extension) của Joomla ?
Có tất cả 5 loại:
o Component: là mini-application chuyên dùng trong Joomla. Bất kì nội dung nào được tạo ra bởi component thường được hiển thị ở main body của trang web (thường là cột giữa trang). o Module: Module thường nhỏ hơn nhiều và ít phức tạp hơn so với các component. Nó cũng thường xuất hiện trên các cạnh của phần main-body, header, bên cột, hoặc footer. Ví dụ, module Lastest News cho thấy các liên kết đến các bài viết gần đây nhất đã được bổ sung vào trang web. Thông thường, một module sẽ làm việc với một component nào đó. Ví dụ, module login form dùng để đăng nhập vào trang web. o Plugins: trước đây gọi là mambot là một đoạn mã đặc biệt có thể được sử dụng trên trang web và chạy khi một trang được tải. ví dụ: email cloaking plugin sẽ giấu địa chỉ email bằng cách sử dụng Javascript để các spam robot không thể nhìn thấy chúng.
o Template: thay đổi giao diện của trang web o Language: chuyển Joomla sang các ngôn ngữ khác nhau 17. Nêu các bước cài đặt các thành phần mở rộng (extension) thông qua tập tin nén cho Joomla?
Các bước cài đặt một thành phần mở rộng (extension):
Bước 1:
o Download thành phần mở rộng Truy cập vào website http://extensions.joomla.org/
o Sử dụng công cụ tìm kiếm hoặc dựa theo danh mục liệt kê chức năng để tìm extension thỏa mãn yêu cầu của bạn.
o Xác định thành phần mở rộng đó là loại gì? Gói ngôn ngữ (language pack), giao diện (template), component, mô-đun(module), mambot/plugin hay là một gói (gồm cả component, module và mambot/plugin).
o Đọc hướng dẫn cài đặt kèm theo
o Download thành phần mở rộng đó.
Bước 2: Cài đặt extension
Cách cài đặt thông qua file nén (ZIP):
o Mở trang quản trị
o Chọn menu "Extensions"
o Chọn mục "Install/Unistall"
o Trong ô "Upload Package File" nhấn nút "Browse..." và chọn file nén chứa extension.
o Nhấn nút "Upload file and Install"
Chờ Joomla thông báo kết quả cài đặt
18. Nêu tên và chức năng các component lõi (Core Component) của Joomla?
Banner: công cụ để luân phiên bảng quảng cáo trên trang web. Component này được tạo ra bằng cách sử dụng Banner Manager và Banner module.
Contacts: Bằng cách sử dụng thành phần này, bạn có thể trình bày một danh sách các địa chỉ liên lạc trên trang web. Một người quản lý cũng có khả năng để thiết lập chuyên mục cho địa chỉ liên lạc. Khi liên kết đến các thành phần, bạn có thể liên kết đến địa chỉ liên hệ cá nhân hay toàn bộ chuyên mục.
Newsfeeds: Các thành phần newsfeed dùng công nghệ RSS là một cách rất tốt để dễ dàng xây dựng nội dung có liên quan cho trang web của bạn. Nếu một trang web khác có một nguồn cấp dữ liệu RSS, bạn có thể lấy nguồn cấp dữ đó để hiển thị lên trang web của bạn
Polls: Nếu bạn muốn tăng sự tương tác giữa trang web với khách truy cập, phiếu thăm dò ý kiến (poll) là cách dễ dàng để làm điều đó. Thăm dò được tạo ra bằng cách sử dụng Poll Manager và sau đó được trình bày bằng cách sử dụng Poll module..
Search: Joomla cung cấp sẵn chức năng tìm kiếm. Cùng với mô-đun tương ứng của nó, nó cho phép khách truy cập tìm kiếm tất cả các bài viết của các trang web theo từ khóa.
Web Links: Bất kỳ trang web nào cũng có thể có liên kết đến các trang web khác. Web link component lưu trữ các liên kết và hiển thị số lần click vào liên kết đó. Hầu hết các tính năng hữu ích của nó là nó cho phép người sử dụng trang web gửi liên kết tương ứng bằng cách tạo một mục trình đơn (menu item). Đây là loại công cụ thường được gọi là một thư mục (directory).
Massmail: Công cụ này rất hữu ích cho việc gửi thư điện tử ra một cách nhanh chóng với một nhóm người dùng chẳng hạn như các quản trị viên hay dùng đã đăng ký
19. Nêu tên và chức năng các plugin lõi (Core Plugin) của Joomla?
Authentication: được sử dụng chưng thưc (đăng nhập) tích hợp với các hệ thống khác nhau bao gồm Gmail, OpenID, và LDAP.
Content-Code Highlighter: làm nổi (highlight) các đoạn code trong nội dung (khi sử dụng thẻ <cpre>) theo chuẩn GeSHi.
Content-Email Cloaking: chuyển bất kì địa chỉ email nào trong nội dung bài viết sang Javascript. This makes it undetectable by spam email harvesters.
Content-Load Modules: cho phép tải một module trong nội dung bài viết bằng cách đặt [loadposition user1] trong nội dung bài viết nơi mà bạn muốn tải module đó.
Các nút Image, Pagebreak and Readmore trong trình biên tập: kiểm soát các hình ảnh, tiếp (read more), và nút pagebreak trong trình biên tập
Editors: có 3 trình biên tập đi kèm với Joomla: No Editor, TinyMCE, và XStandard Lite.
Search: tìm kiếm.
System–Legacy: cho phép các extension (templates, components, và modules) phiên bản 1.0 chạy được trên phiên bản 1.5.
System–Cache: điều khiển các tính năng mới trong bộ nhớ cache.
XML-RPC: Những bổ sung cho phép các quản trị trang web Joomla từ xa.
20. Nêu tên và chức năng các module lõi (Core Module) của Joomla?
Core Content Modules
o Archived Content: module này là hiển thị danh sách các nội dung được lưu trữ
o Latest News: hiển thị một danh sách các liên kết đến các nội dung được tạo gần đây nhất, hoặc có thể lấy nội dung mới nhất theo section hay category.
o Newsflash: tương tự như module Latest News, nhưng hiển thị các nội dung ngẫu nhiên.
o Random Image: tương tự như module Newsflash, nhưng là dành cho hình ảnh.
o Custom HTML: cho phép chèn thêm trang web dựa trên mã, như Javascript hoặc XHTML.
o Most Read Content: tương tự như module Latest News, nhưng hiển thị các nội dung phổ biến nhất hiện nay trên trang web của bạn.
o Related Items: hiển thị các nội dung liên quan tới nội dung hiện tại dựa trên các từ khóa trong metatag của nội dung hiện tại.
o Sections: hiển thị tất cả các section của trang web.
Core Component-Related Modules
o Syndicate: Đây là một nguồn cấp dữ liệu RSS của các component Frontpage
o Poll: hiển thị các câu hỏi thăm dò ý kiến.
Core Miscellaneous Modules
o Login: Hiển thị một form đơn giản để cho cho người dùng đăng nhập, tạo tài khoản hoặc lấy lại mật khẩu.
o Menu: hển thị menu của trang web.
o Who's Online: số lượng người dùng đăng ký (registered user) và khách truy cập (guest) hiện tại
o Statistics: có một số tùy chọn phục vụ cho việc thống kê
o Feed Display: hiển thị một nguồn cấp dữ liệu RSS được dùng cho component Newsfeed, có thể hiển thị một nguồn cấp dữ liệu trong phần main body
o Wrapper: tải một trang bên ngoài vào một module
21. Các cách tổ chức nội dung bài viết trong Joomla ?
Joomla 1.5
Joomla cung cấp hai tùy chọn để tổ chức tất cả nội dung bài viết: nhóm không phân loại (Uncategorized Articles) và nhóm phân loại (Sections and Categories)
Uncategorized Articles: là cách đơn giản nhất để tổ chức một trang web Joomla. Như tên ngụ ý, cách tổ chức này không có cấu trúc phân cấp, Joomla sẽ đẩy tất cả bài viết này vào mục Uncategorized.
Sections và Categories: Joomla cung cấp hệ thống phân cấp để tổ chức một số lượng lớn nội dung bài viết. Có hai cấp độ: cao nhất được gọi là Section, và dưới đó là Category.
Ví dụ:
Section 1
o Category A
Article i
Article ii
o Section: tầng cao nhất của hệ thống phân cấp. Có thể ví section như một bộ chứa lớn nhất cung cấp các item trong hệ thống phân cấp. Section là cấp cha của category. Một section có thể có một hoặc nhiều category. Section cũng có thể được thiết lập không có category nào, nhưng trong trường hợp đó, nó sẽ không được hiển thị cho khách truy cập trang web.
o Category: tầng giữa của hệ thống phân cấp. Một category phải thuộc một section nào đó, nó không thể tồn tại một mình. Category là cấp cha của article. Một category có thể có một hoặc nhiều article. Category cũng có thể được thiết lập không có article nào, nhưng cũng giống như section, nó sẽ không được hiển thị cho khách truy cập trang web.
o Article: tầng thấp nhất. Article là nội dung được tạo ra và hiển thị cho khách truy cập
Joomla 1.7: sinh viên tự tìm hiểu
22. Global checkin trong Joomla thực hiện chức năng gì?
Khi một User sửa một file, Joomla đổi trạng thái của nó thành “Checked Out”. Trong thực tế, file bị khóa và chỉ User mà đã check out nó có quyền làm việc vơi nó. Đây là tính năng bảo vệ để ngăn chặn việc hai User cùng đang sửa một tài
liệu tại cùng một thời điểm, theo đó ngăng chặn việc mất mát dữ liệu lúc lưu trữ.
Khi User click vào biểu tượng “Save” hay “Cancel”, file được checed in trở lại. Nếu có một lỗi kết nối, hặc người user ấn nút Back trên trình duyệt của anh ta, một file có thể đứng lại ở checked out, nghĩa là không ai có thể sửa nó.
Một file vẫn “Checked Out” cho tơi khi User click vào “Save” hay “Cancel”, tại thời điểm file “Checked Out”, Tuy nhiên, nếu có một lỗi kết nối hay user ấn nút Back trên trình duyệt, hay User chọn một menu khác mà không lưu hay hủy bỏ công việc đang tiến hành, file vẫn “Checked Out”. Điều này nghĩa là không ai có thể sửa content item này nhưng người mà “Checked Out” item hoặc Super Administrator. Điều này thường được báo cáo hay được kinh nghiệm vì những User có thể sửa hay truy cập vào những item, và có thể kiểm tra băng các nhìn vào côt “Checked Out” trong danh sách file Section, Category, hay Item. Nếu bạn muốn sửa một item “Checked Out”, bạn sẽ phải yêu cầu tác giả cuối cùng người mà “Checked Out” item để “Check In” item hay yêu cầu Super Administrator để “Check In” item. Joomla có một giao thức, gọi là “Global Check-in” cho phép một administrator mở khóa tất cả các file hiện thời bị Checked Out.
Để thực hiện “Glocal Check-in” chon “System Global Check In” từ thanh menu Administrator. Sau khi thực hiện “Global Check-in”, Joomla trả lại một danh sách chỉ ra có bao nhiêu item, và từ những bảng nào, được Checked in trở lại.
Cảnh báo: Cân nhặc thật kĩ khi làm việc này vì bát kì ai đang sửa một tài liệu mất rất nhiều thời gian có thể bị mất.
23. Nêu tên và chức năng của tất cả Menu Item khả dụng trong Joomla?
Content – nội dung :
Blog - Content Category (bản ghi nhanh - loại nội dung)
Blog - Content Category Archive (kho lưu loại nội dung)
Blog - Content Section (phân loại nội dung)
Blog - Content Section Archive (kho phân loại nội dung)
Link - Content Item (liên kết - mục nội dung)
Link - Static Content (nội dung tĩnh)
List- Content Section ( danh sách – phân loại nội dung)
Table - Content Category (bảng – loại nội dung)
Components – các thành phần
Link - Component Item (mục thành phần)
Link - Contact Item (mục liên hê)
Link – Newsfeed (dẫn tin) Table - Contact Category (bảng - loại liên hệ)
Table - Newsfeed Category (loại dẫn tin)
Table - Web Link Category (loại liên kết web)
Link – Liên kết:
Link - Component Item
Link - Contact Item
Link - Content Item
Link - Newsfeed
Link - Static Content
Link - Url
Miscellaneous – Linh tinh:
Separator / Placeholder (ngăn tach/giữ chỗ)
Wrapper (bao bọc)
24. Template trong Joomla là gì?
Tập hợp các tập tin trong Joomla CMS để điều khiển cách hiển thị nội dung. Joomla template không phải là một website. Nó chỉ là một mẫu thiết kế cơ bản làm nền tảng phục vụ cho việc hiển thị trang web.
25. Nêu và giải thích các thành phần cần có trong một template của Joomla?
Trong lab 5
26. Giải thích các thông số cấu hình dưới đây (nằm trong màn hình Global Configuration) của Joomla
Site Site Settings
o Site Offline: chuyển website sang chế độ offline. Khi user truy cập vào website sẽ nhận được thông báo offline, có thể tùy chỉnh thông điệp offline bằng HTML, hình ảnh, logo…
o Offline Message: Nếu website được chuyển sang offline thì thông báo này sẽ được hiển thị.
o Site Name: tên website, nằm trong thẻ <title> của trang web.
o Default WYSIWYG Editor: thiết lập trình biên tập (editor) nào được sử dụng, có thể tùy chỉnh ở mức user
o List Length: số lượng item tối đa trong danh sách (article list)
o Feed Length: số lượng item hiển thị trong RSS feed.
Metadata Settings
o Global Site Meta Description: Thông tin thêm của website, nằm trong thẻ <meta> của trang web, có thể tùy chỉnh cụ thể lúc tạo article.
o Global Site Meta Keywords : các từ khóa mà bộ máy tìm kiếm sử dụng, có thể chỉnh lúc tạo article.
o Show Title Meta Tag: hiển thị thẻ <meta name=”title”> sử dụng title của article. Tùy chọn này không thêm title của artile vào thẻ <title> của website.
o Show Author Meta Tag: hiển thị thẻ <meta name=”author”> sử dụng tên tác giả của article.
SEO Settings
o Search Engine Friendly URLs: thiết lập URL thân thiện với người dùng. Ví du: chuyển URL từ
/index.php?option=com_content&view=section&id=4&Itemid=37 /index.php/more-about-joomla
o User Apache mod_rewrite: nếu sử dụng Apache server thì chuyển sang yes, sau đó cài đặt file .htaccess.
o Add suffix to URLs: thêm .html vào URL đã được chuyển
System:
User Settings
o Allow User Registration: cho phép người dùng tự đăng ký tài khoản
o New User Registration Type: Mức độ truy cập mặc định sẽ áp dụng khi người dùng đăng ký tài khoản thành công
o New User Account Activation: Xác định người dùng có cần kích hoạt tài khoản thông qua email trước khi đăng nhập vào hệ thống lần đầu tiên
o Front-end User Parameters: cho phép người dùng có thể tùy chỉnh một số thông số liên quan đến ngôn ngữ, trình biên tập …
Cache
o Caching - Chọn “Yes” để cho phép việc lưu tạm những thành phần nào đó trong Joomla. Nó sẽ cải thiện chung chung cách thực thi của site.
o Cache Folder - Đây là folder (thư mục) hay danh mục để lưu những file cache (file lưu tạm). Nó phải là writable để việc lưu tạm thực hiện thành công. Liên hệ với Web Master của bạn nếu bạn có bất kì sự khó khăn nào.
o Cache Time - Sửa khoảng thời gian lớn nhất, tính bằng giây, để một file cache được lưu trước khi nó được refresh (tải lại).
Server:
Database
o Hostname – tên host
o My SQL Username - username để truy suất cơ sở dữ liệu Joomla của bạn.
o My SQL Password - password để truy suất Joomla database.
o My SQL Database - tên database mà cài đặt Joomla dùng.
o My SQL Database Prefix - tiền tố dùng cho các bảng trong Joomla
o Database: tên database Joomla đang sử dụng
o Mailer - Chọn Mailer nào bạn muốn dùng : chức năng mail cửa PHP, Sendmail hay SMTP
o Server.
o Mail From - địa chỉ mail của người gửi.
o From Name - tên người gửi.
o Sendmail Path - thư mục của Mail server.
o SMTP Auth - Chọn “Yes” nếu host của bạn đòi hỏi thẩm quyền SMTP.
o SMTP User, SMTP Pass, SMTP Host: thông tin chứng thực nếu dùng SMTP bao gồm: tài khoản, mật khẩu và tên host SMPT
27. Nêu chức năng của Media Manager?
Chứa các thư mục media và hình ảnh đã tồn tại ở thư mục gốc. Trang quản lý này cho phép thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản: 1. Tạo (hoặc xóa) những thư mục chứa các file media 2. Tải lên nội dung media vào bất kỳ thư mục mào, hoặc xóa những file media đã có. 3. Lấy những code (dòng địa chỉ url đầy đủ) cần dùng media trong site của bạn.
28. Chức năng Trask Manager (quản lý thùng rác) trong Joomla dùng để làm gì?
Cơ bản, Trash Manager phục hồi hay xóa những Item mà bạn đã bỏ đi, gần giống hệ thống Recycle Bin (thùng rác) ở nhiều hệ điều hành. Bạn có thể chuyển Content, Category, Section hay những Menu Item vào Trash Manager bằng cách click biểu tượng “Trash” trên Toolbar. Với Trash Manager bạn có thể hoặc phục hồi Item lại nơi nguyên thủy của nó hay xóa nó vĩnh viễn. Đây là mục đính bảo mật vì thế đừng vô tình xóa vĩnh viến một Item. Khi bạn chọn những Item để xóa, bạn nhận được một thông điệp yêu cầu bạn chắc chắn muốn xóa những Item vĩnh viễn khỏi Trash Manager hay không. Trong Trash Manager, bạn có 2 thẻ Tab: Content Items Menu Items và 2 tùy chọn : Restore (phục hồi) Delete (xóa) Restore – phục hồi : Bạn có thể phục hồi số lượng bất kì Item nào trong một lần. Chỉ đơn giản chọn kiểm những Item để phục hồi, rồi click biểu tượng “Restore”. Bạn sẽ nhận được một yêu cầu nhắc nhở bạn có muốn tiếp tục hay không. Click “YES” và Item được phục hồi vào Section và Category gốc của nó như một Item đang unPublish (thôi xuất bản). Delete – xóa Bạn có thể xóa một số lượng bất kì những Item trong một lần. Chỉ đơn giản chọn kiểm những Item định xóa rồi click biểu tượng “Delete”. Điều này sẽ đưa bạn đến một trang xác nhận việc xóa. Tại đây bạn sẽ nhìn thấy số lượng Item bị xóa và tên của chúng. Nếu bạn muốn bạn có thể click biểu tượng “Cancel” hoặc click hộp “Delete”. Khi bạn click vào hộp “Delete”, một yêu cầu cảnh báo cuối cùng xác nhận và những ghi chú cho bạn Item sẽ bị xóa vĩnh viễn. Điều này sẽ xóa thực sự Item vĩnh viễn khỏi cơ sở dữ liệu, và cho phép thôi truy vết sau này. Sự phục hồi những Item này sẽ không thể thực hiện từ cơ sở dữ liệu Joomla, trừ khi bạn có một bản sao lưu ở đâu đó.
29. Kể tên và chức năng và quyền truy cập của mỗi nhóm người dùng trong Joomla (Front-end và Back-end)?
User Groups ( nhóm người dùng) và Access Control (điều khiển truy cập): Joomla có hai hệ thống phân cấp nhóm người dùng (User group) chính: một để truy cập Frontend (vì những User có thể log in và web site và xem những phần hay trang được chỉ định) và một cho truy cập Back-end Administrator . Các nhóm được cung cấp mặc định là : Public Front-end (mặt trước dùng chung) | - Registered (đã đăng kí) | - - Author (tác giả) | - - - Editor (người biên tập) | - - - - Publisher (người xuất bản) Public Back-end (mặt sau dùng chung) | - Manager (người quan lý) | - - Administrator (người quản trị) | - - - Super Administrator (siêu quản trị) Registered Group – nhóm đăng kí : Những User (người dùng) này có thể login (đăng nhập) vào Front-end của site. Những thông tin cộng thêm (những Section và trang) có thể được dùng bởi các User đã đăng nhập. Nói chung, quyền tuy cập được cung cấp cho một nhóm cha (như Registered) được thừa kế bởi những nhóm con (như Athor) trừ khi được định nghĩa cụ thể bởi Super Administrator. Author Group – nhóm tác giả : Những User này được cho quyền truy cập để đệ trình nội dung mới (conten) và chỉnh sửa nhưng content Item/page của họ bằng cách login vào Front-end. Editor Group – nhóm biên tập : Những User này được cho quyền truy cập để đệ trình và chỉnh sửa content bất kì bằng cách login vào Front-end. Publishers Group – nhóm xuất bản : Những User này được cho quyền truy cập để đệ trình, chỉnh sửa và xuất bản (Publish) content bất kì bằng cách login vào Front-end. Về thông tin những nhóm người dùng Administrator, xem phần Administrator login (đăng nhập Administrator). Những content, những menu, những Module và những Component có thể được gán một tham số điều khiển truy cập. trong phạm vi này chỉ có hai khả dụng : Public và Registered. Nghĩa là bất kì cái gì được gán với quyền truy cập Publish có thể được xem hay hoặc truy cập bởi những khách thăm nặc danh. Bất kì cái gì được gán với quyền truy cập là Registered có thể được xem hoặc truy cập bởi bất kì người nào login vào site trong Front-end và là một loại trong số những Registered User : Author, Editor hay Publisher.
User Manager – quản lý người dùng : User Manager cho phép bạn thêm, sửa và xóa những User. New User – thêm người dùng mới: Có hai cách mà các User có thể được tạo trong site của bạn. các visitor (khách thăm) có thể tạo một tài khoản cho chính họ bằng cách đăng kí thông qua biểu mẫu đăng nhập, hoặc bạn có thể thêm những User của mình nếu bạn muốn một nhóm được chọn thăm site của bạn hoặc những trang content được chọn User Groups – những nhóm người dùng: Những nhóm khả dụng được tập chung lại nhưng có nhiệu cấp độ điều kiển truy cập khác nhau. Nhóm “Public Front-end” và nhóm “Public Back-end” là những nhóm chứa đơn thuần trong giai đoạn này. Chúng không đóng góp vào xung đột hệ thống điều khiển quyền truy cập trong tương lai, chúng sẽ định nghĩa những cấp độ truy cập mặc định cho những User nặc danh trong những hệ thống Font-end và Back-End. Có bốn nhóm Font-end khả dụng : Registered - Nhóm này cho phép User đăng nhập vào giao diện Front-end. Author - Nhóm này cho phép User tạo content, thường thông qua liên kết trong User Menu. Editor - Nhóm này cho phép User tạo và sửa content Item bất kì từ Front-end. Publisher - Nhóm này cho phép một User tạo, sửa và Publish (xuất bản) content Item bất kì từ Front-end. Có ba nhóm tron phần Administration được cho phép truy cập vào Joomla : Manager - Nhóm này chó phép truy cập vào việc tạo content và thông tin hệ thống khác. Administrator - Nhóm này cho phép truy cập vào hầu hết các chức năng quản trị. Super Administrator - Nhóm này cho phép truy cập vào tất cả các chức năng quản trị.
30. Phân biệt Home Page và Front Page compnent và nêu chức năng của Front Page component?
Home page (trang chủ): Một cách hiểu về khái niệm “Home Page” là nơi mà User bắt đầu. Khi một visitor
đánh địa chỉ URL trang web của bạn, www.mysite.com hay khi họ đến từ một site khác, “Home Page” thường là trang đầu tiên họ thăm. Home page tự nó là một Item được Publish đầu tiên trong “mainmenu” Section của Menu Manager.
FrontPage Component : FrontPage Componentsẽ Publish những content vào Home page (miễn là FronPage Component là Menu Item đầu tiên trong Main Menu). Bạn có thể gán Content Item bất kì vào Home page bằng cách đặt dấu kiểm vào thông số “FrontPage” trong trang “Edit” Content Item (trong Backend cũng như Front-end). Cấu hình mặc định đặt liện kết đến “FrontPage Component ” tới Item được Publish đầu tiên trong “mainmenu” menu. Nhưng với Component bất kì khác, nó có thể đặt ở bất kì đâu trong các menu của bạn.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip