Cau hoi on tap mon HHMT
7.Thế nào là mưa axit. Tác nhân chính gay mưa axit. Nêu các ảnh
hưởng chính của mưa axit đến sinh vật và cây trồng.
7.1. Khái niệm mưa axit
Mưa axit là hiện tượng mưa mà nước mưa rơi xuống có chứa các axit H2SO4, HNO3 với độ pH nhỏ hơn 5.
7.2. Tác nhân chính gây mưa axit
- Trong khí quyển tòn tại nhiều chất có thể gây ra hiện tượng axit hóa, các chất gây mưa axit chủ yếu là NOx, SO2. Các chất này tích tụ trong đất, nước, không khí nếu gặp mưa sẽ tạo ra mưa axit gọi là lắng đọng ướt. Nếu các chất này tích tụ dưới dạng khí hoặc sol khí rơi xuống đất gọi là lắng đọng khố( sa lắng khô). Sa lắng khô có thể trở thành axits khi gặp nước.
- Các nguồn phát thải khí axit
+ Tự nhiên: hoạt động của núi lửa, quá trình oxy hóa nito dioxit
+ Nhân tạo: đốt than, các hoạt động giao thông...
7.3. Các ảnh hưởng của mưa axit đến sinh vật và môi trường
- Ảnh hưởng đến nguồn nước tự nhiên.
- Làm suy giảm tính đa dạng về loài của hệ động thực vật thủy sinh.
- Làm tăng nồng độ io kim loại độc trong nước.
- Gây lại đến mùa màng do ảnh hưởng đến sự rửa trôi cac nguyên tố, chất dinh dưỡng trong đất cần cho sự phát triển của thực vật.
- Ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, bể chứa, đường ống dẫn nước do khả năng ăn mòn.
8.Hiện tượng chủ yếu gây ô nhiễm đô thị là gì? Hãy nêu sự khác nhau giữa sương khói kiểu London và sương khói quang hóa.
8.1. Hiện tượng chủ yếu gây ô nhiễm đô thị
- Hiện tượng chủ yếu gây ô nhiễm đô thị là hiện tượng sương khói.
- Nguồn: Sương mù, khói thải đốt nhiên liệu hóa thạch.
- Phân loại: + Sương khói kiểu London
+ Sương khói quang hóa.
8.2. Sự khác nhau giữa sương khói quang hóa và sương khói kiểu London.
Sương khói kiểu London
Sương khói quang hóa
Điều kiện hình thành
Địa hình+ khói thải+ khí hậu
Khí thải từ các phương tiện giao thông+ ánh sáng mặt trời
Sự hình thành
Các phân tử khói bụi chứa SO2 qyện vào các hạt sương tòn tại sát mặt đất do hiện tương đảo nhiệt kém.
Khí thải từ các phương tiện giao thông chứa nhiều chất gây ô nhiễm như O3, NO, HNO3,...không được khuếch tán do hiện tượng đảo nhiệt kém vào buổi sáng sớm. Khi có ánh sáng mặt trời, các chất ô nhiễm bị oxy hóa, trong đó NO bị oxy hóa thành NO2 làm cho không khí có màu nâu lờ mờ.
Tác hại
Làm chết gần 4000 người trong 5 ngày (5-10/15/1952) tại London do mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, ngạt thở, tim mạch, đường hô hấp bị phá hủy, đau phổi, bị hen tấn công.
- Đối với động vật và con người: kích thích gây cay bỏng mắt, khó thở, mệt mỏi, gây hại đến khí quản và phổi.
- Đối với thực vật: Ngăn cản quá trình quang hợp, làm lão hóa cao su, ăn mòn kim loại và nhiều vật liệu khác
Địa điểm xảy ra
Từng xảy ra ở nhiều thành phó lớn trên thế giới như London, New York, Los Angeles,...
Thường xảy ra ở các thành phố có mật độ giao thông cao như Los Angeles,Mexico, ...
9. Chỉ số ô nhiễm là gì? Hãy nêu những mặt tích cực cuarvieecj áp dụng chỉ số ô nhiễm trong bảo vệ môi trường không khí đô thị và các nguồn chủ yếu gây ô nhiễm không khí trong nhà.
9.1. CHỉ số ô nhiễm
- Là những con số cụ thể biểu thị chất lượng không khí.
9.2. Những mặt tích cực của việc áp dụng chỉ số ô nhiễm trong bảo vệ môi trường không khí đô thị
- Có cơ sở để đánh giá chất lượng không khí thông qua nồng độ của nhóm các tác nhân gây ô nhiễm.
- Từ kết quả của sự đánh giá đó, đưa ra kết luận về chất lượng không khí của đô thị, tìm ra được nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí đô thị từ đó đưa ra biện pháp phù hợp nhằm cải tạo chất lượng không khí đô thị.
9.3. Các nguồn chủ yếu gây ô nhiễm không khí trong nhà
- Các VOC:
+ Xuất phát từ trong các thiết bị trong nhà như gỗ, mĩ phẩm, chất tẩy giặt. Chúng còn phát sinh từ nấm mốc, khói thuốc lá và các nguyên liệu cháy.Lượng VOC sinh ra trong nhà lớn nhất do sơn trang trí và keo dán.
- Radon: xuất phát từ chất phóng xạ radium nằm trong lòng đất. Radon len lỏi qua các kẽ nứt của nền móng nhà hoặc các kẽ hở xung quanh các đường ống đi từ bên ngoài vào nhà.
- Amiang:
+ Là tên gọi của nhóm các silicat dạng sợi, đặc biệt là các nhóm thuộc nhóm xecpectin.
+ Được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng, sản xuất má phanh, tấm vách ngăn, các loại đường ống.
+ Hít không khí có chứa bụi amiang sẽ bị bệnh phổi do amiang, u tế bào biểu mô của màng khoang lồng ngực và ung thư phế quản.
- KHói thuốc lá:
+ Chứa các hạt nhựa than cực nhỏ và là hỗn hợp của nhiều chấy độc như CO, NOx, amoniac, hidroxianu,..với hàng loạt các chất gây ung thư khác.
+ Gây ung thư phổi, dễ bị các rối loạn về hô hấp như hen suyễn, nhiễm trùng phổi,...
13.Nguồn thải và các chất gây ô nhiễm nước điển hình
13.1. Nguồn thải
- Nguồn ô nhiễm tự nhiên:
+ Nước chảy tràn: Nước chảy tràn do mưa hoặc do thoát nước từ đồng ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ,... Nước chảy tràn qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn (rác), hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước chảy tràn qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể làm ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng...
+ Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên: nước sông vùng ven biển và có thể ở các vùng sâu hơn trong lục địa có thể bị nhiễm mặn, theo các kênh rạch đưa nước mặn vào hồ chứa,... Gây nhiễm mặn vùng xa bờ biển. Nước sông, kênh rạch bị nhiễm phèn có thể chuyển axit, sắt, nhôm,...đến các vùng khác gây suy giảm chất lượng nước vùng bị tác động.
- Nguồn ô nhiễm nhân tạo:
+ Nước thải sinh hoạt: từ các hộ gia đình, khách sạn, cơ quan, trường học,..
+ Nước thải bệnh viện: là một dạng của nước thải sinh hoạt nhưng có nguy cơ ô nhiễm cao vì chứa các mầm bệnh, vi khuẩn, chất phóng xạ.
+ Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.
Có thành phần đa dạng, phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất.
Người ta thường sử dụng đại lượng PE để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị.
+ Nước thải đô thị: là nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị.
+ Nước thải nông nghiệp: dư lượng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật.
+ Các nguồn ô nhiễm khác: nước thải từ các làng nghề, sự cố tràn dầu, đắm tàu,...
13.2. Các chất gây ô nhiễm nước điển hình.
- Các hợp chất và ion của N, P.
+ Ion amoni (NH4+): Hàm lượng chất này trong nước ngầm thường lớn hơn nhiều lần trong nước mặt, đặc biệt là nước thải trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
+ Ion nitrit (NO2-) và ion nitrat (NO3-): là sản phẩm của sự phân hủy các chất chứa nito trong chất thải của con người và động vật. Gây bệnh cho cong người ở nồng độ cao hơn giới hạn cho phép.
+ Ion photphat ( PO43-): nồng độ ion này trong nước không ô nhiễm thường nhỏ hơn 0,01 mg/l, nước bị ô nhiễm do nước thải đô thị, nước thải công nghiệp hoặc nước chảy tràn từ đồng ruộng chứa nhiều loại phân bón , có thể có nồng độ PO43- lên đến 0.5 mg/l. PO43- ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nito sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, gây ô nhiễm nước bề mặt.
- Các kim loại nặng:
+ Khái niệm: Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/m3
+ Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và động vật.
+ Chì: có nguồn gốc từ nước thải, không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông. Có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh thậm chí dẫn đến tử vong nếu bị nhiễm độc nặng.
+ Thủy ngân: được sử dụng trong nông nghiệp( tuốc chống nấm), trong công nghiệp( sản xuất điện cực), do đó thủy ngân có thể đi vào môi trường ở dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim loại rất độc với con người, động vật và vi sinh vật.
+ Asen: Có trong nước bắt nguồn từ tự nhiên hoặc do các hoạt động của con người( luyện kim, khai khoáng,...), tồn tại trong nước ngầm dưới dạng muối asenit vô cơ hoặc asen hữu cơ. Là chất có độc tính mạnh với con người và động vật, có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư.
+ Cadini: được dùng nhiều trong luyện kim, mạ, sơn, chất dẻo và lọc dầu. Tích tj trong thận và xương gây ung tư phổi, làm nhiễu loạn hoạt động của một số enzim, gây ảnh hưởng tới nột tiết, tim mạch, rối loạn chức năng thận và phá hủy tủy xương.
+ Crom: có trong nước thải của ngành mạ, dệt nhuộm, thuộc da, chất nổ,... Tồn tại dưới dạng Cr3+ hoặc Cr6+. Cr3+ không độc hại trong khi Cr6+ gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận và ung thư phổi,..
+ Mangan: tồn tại nhiều trong nước ngầm, nước thải của ngành luện kim, acqui,... Ở hàm lượng lớn, Mangan gây độc với chất nguyên sinh của tế bào, tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn hại thượng thận, phổi và hệ tuần hoàn của cơ thể người.
- Các chất hữu cơ:
+ Các chất hữu cơ khó phân hủy là nhóm chất có độc tính cao, tồn lưu lâu và khó bị vi sinh vật phân hủy trong môi trường.
+ Phenol và các đãn suất phenol có trong nước thải của một số ngành công nghiệp. Các hợp chất này làm cho nước có mùi, gây tác hại cho hệ sịnh thái nước, sức khỏe con người. Một số dẫn suất phenol có khả năng gây ung thư.
- Dầu mỡ: có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước.
- Các chất tạo màu
- Các vi sinh vật gây bệnh.
14. Ô nhiễm biển? Một số tác hại của ô nhiễm dầu đến sinh vật
14.1. Khái niệm ô nhiễm biển
- Là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất hoặc năng lượng vào môi trường biển, kể cả các cửa sông gây rahoawcj dẫn đến gây ra các ảnh hưởng có hại đến các nguồn lợi sống và đời sống biển, các nguy cơ đối với sức khỏe con người, cản trở các hoạt động ở biển gồn đánh bắt hải sản và các hoạt động sử dugnj biển hợp pháp khác, làm suy giảm chất lượng biển và làm giảm tiện nghi của biển.
14.2. Một số tác hại của ô nhiễm dầu đến sinh vật.
- Hủy hoại sinh vật do độc tố dầu.
- Gây rối loạn sinh lí lmf sinh vật chết dần, tẩm ướt dầu lên da, lông của các sinh vật, giảm khả năng chịu lạnh, hô hấp hay nhiễm bệnh do hidrocacbon thâm nhập vào cơ thể.
- Thay đổi môi trường sống của sinh vật biển do dầu che phủ, ngăn cản ánh sáng và oxy hòa tan trong nước. Ngoài ra, hơn dầu còn dễ gây nên cháy nổ.
15. Thế nào là hiện tượng phú dưỡng? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng phú dưỡng.
15.1. Khái niệm phú dưỡng
- Phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng nito và photpho trong lượng nước nhập vào các thủy vực gây ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của các loại thực vật bậc thấp( rong, tảo,...)
15.2. Ngyên nhân
Do nguồn thải có chứa nito và photpho:
- Nguồn điểm: các nguồn nước thải sinh hoạt của các khu đô thị, nước thải thành phố, các khu công nghiệp,...
- Nguồn diện: khu vực này rộng lớn, bao gồm các khu vực canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, các khu chăn thả gia súc, các nhà máy chế biến thực phẩm.
15.3. Tác hại
- Tạo ra những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước, làm giảm oxy hòa tan trong nước, dẫn đến chất lượng nước bị suy giảm và nước bị ô nhiễm.
16.Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm? Nguồn gốc và tác hại của Asen trong nước ngầm tới con người
16.1. Nguyên nhân ô nhiễm nước ngầm
- Sự bùng nổ dân số, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa cao: phát triển về dân số, kinh tế và tốc độ đô thị hoascao đồi hỏi nhu cầu sử dụng nước sachj lớn, nguồn nước cấp chủ yếu được khai thác từ nguồn nước ngầm. Sự khai thác quá mức sẽ dẫn đến làm cạn kiệt nguồn nước ngầm, mực nước ngầm hạ thấp và tăng khả năng bị nhiễm mặn từ nguồn nước khác. Dân số và kinh tế phát triển còn làm tăng lượng chất thải vào môi trường đất và nước mặt qua đó gián tiếp làm ô nhiễm nước ngầm.
- Việc khai thác nước ngầm không được quy hoạch hợp lí, khai thác nước ngầm bừa bãi sẽ làm suy giảm nguồn nước ngầm và suy thoái chất lượng nước. Các giếng bỏ đi, lỗ khoan nước không dùng nữa nếu không được hàn lấp cẩn thận sẽ tạo ra đường xâm nhập cho nước mặt bị ô nhiễm thấm xuống tầng nước ngầm.
- Các loại chất thải không được xử lí thích đáng: phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng quá nhiều, chất phóng xạ có trong khoáng sản không được xử lí hoặc đổ thải đúng kĩ thuật, thấm xuống các lớp đất và xâm nhập vào nguồn nước ngầm sau nhiều năm.
- Nạn khai thác rừng bừa bãi, tàn phá hệ sinh thái: phá rừng làm giảm diện tích cây xanh trong đất liền gây suy giảm nguồn nước cấp cho nước ngầm dẫn đến giảm áp lực của các tầng nước ngầm ở hạ lưu.
16.2. Nguồn gốc và tác hại của Asen đến con người.
- Nguồn gốc:
+ Tự nhiên: Các khoáng sản chứa Asen.
+ Nhân tạo: Luyện kim, khai khoáng,...
- Tác hại:
+ Gây nhiễm độc cấp tính và ung thư, thậm chí gây biến đổi gen.
+ Tiếp xúc lâu ngày với Asen trong nước uống tăng nguy cơ bị ung thư da, bàng quang, phổi, gan, thận, rối loạn tim mạch, gây bệnh thần kinh ngoại vi, tiểu đường.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ mang thai và tăng nguy cơ tử vong ở trể sơ sinh do mắc các bệnh phổi ác tính hoặc tác động lên sự phát triển về thể chất và trí tuệ của những đứa trẻ ở thời kì đầu trưởng thành.
17.Khái niệm về đất, các thành phần chính của đất, các dạng phong hóa tạo thành đất.
17.1. Khái niệm đất
- Đất là một lớp mỏng các khoáng chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, là nơi cư trú của con người và hầu hết các sinh vật trên cạn, là nền móng của cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người.
17.2. Các thành phần chính của đất
- Chất khoáng chiếm 40%
- Nước chiếm 35%
- Không khí chiếm 20%
- Chất hữu cơ chiếm 5%
17.3. Các dạng phong hóa hình thành đất
- Phong hóa lí học( phong hóa cơ học): là quá trình làm vỡ vụn đá có tính chất cơ học đơn thuần do sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa khác nhau, sự thay đổi của áp suất, sự kết tinh của các muối,...làm cho bề mặt trên cùng của đá bị dãn nở, rạn nứt và vỡ ra do đó dễ thấm hút nước và không khí hơn dẫn đến tổng thể tích tăng lên, tạo điều kiện cho phong hóa hóa học diễn ra.
- Phong hóa hóa học: là quá trình phá hủy đá và khoáng chất dưới tác dụng của nước và dung dịch nước. Gồm các quá trình:
+ Quá trình hòa tan:
SiO2(r) + 2H2O(l) H4SiO4(dd)
M(OH)n(r) Mn+(dd) + nOH-(dd)
+ Quá trình hidrat hóa: làm giảm độ cứng của khoáng dẫn đến thể tích của khoáng tăng lên, đá vỡ vụn và hàn tan.
VD: 2 Fe2O3 + 3 H2O 2Fe2O3.3H2O
( quặng hematit) ( quặng limonit)
+ Quá trình thủy phân:
vTrong điều kiên có CO2 hòa tan:
K2(Al2Si6O16) + CO2 + H2O H2(Al2Si6O16) + KHCO3
CaCO3 + CO2 + H2O Ca2+ + HCO3-
v Trong điều kiện không có CO2 hòa tan (Dựa trên cơ sở sự thủy phân của các ion yếu)
K2(Al2Si6O16) + H+ + OH- KH(Al2Si6O16) + KOH
Kalifenspat kali hidro alumosilicat
- Phong hóa sinh học: Là quá trình biến đổi cơ học và hóa học các loại khoáng chất và đá dưới tác dụng của sinh vật và các hoạt dộng sống của chúng. Sản phẩm của cac quá trình biến đổi này làm thay đổi thành phần hóa học của đất.
18.Các dạng phản ứng hóa học điển hình xảy ra trong đất
- Phản ứng tạo thành axit vô cơ trong đất
+ Trong điều kiện thoáng khí, một số loại khoáng bị oxy hóa thành axit:
FeS2 + 7/2O2 + H2O Fe2+ + 2H+ + 2SO42- + 2H2O
+ Trong điều kiện nhiệt đới, axit này sẽ phản ứng với các khoáng sét trong đất giải phóng muối Al2(SO4)3. Ion Al3+ do muối này điện li ra rất độc hại với rễ của thự vật.
- Phản ứng điều chỉnh độ pH trong đất
+ Với đất chua, thường sử dụng phương pháp bón vôi hoặc CaCO3:
{Keo đất}2H+ + CaCO3 {Keo đất}Ca2+ + CO2+ H2O
+ Với các loại đất kiềm, có thể xử lí bằng muối nhôm hặc sắt sunfat:
2Fe3+ + 3SO42- + 6H2O 2Fe(OH)3 +6H+ + 3SO42-
+ Ngoài ra cũng có thể sử dụng lưu huỳnh để xử lí đất kiềm, vi khuẩn trong đất sẽ oxy hóa lưu huỳnh thành axit sunfuric.
- Phản ứng trao đổi ion trong đất:
+ Sét và mùn trong đất chứa các hạt keo với điện tích bề mặt rất lớn và những hạt này tích điện tỉ lệ với diện tích bề mặt của nó.
+ Hầu hết các hạt sét mang điện tích âm, và điện tích bề mặt thường được trung hòa bởi lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.
+ Các ion được giữ lại bởi lực hút tĩnh điện tren bề mặt của keo đất có thể bị thay đổi bởi các ion khác từ dd đất.
+ Để duy trì cân bằng điện tích trong đất, các phản ứng troa đổi xảy ra với tỉ lệ tương đương, tốc độ trao đổi ion cực kì nhanh, các ion được trao đổi gần như ngay lập tức.
+ Các cation thường được giữ bởi lực hút tĩnh điện trên bề mặt các hạt đất là Ca2+, Mg2+, K+, NH4+. Các ion cá khối lượng phân tử càng lớn thì càng hấp thụ mạnh và khó bị tách ra khỏi đất.
+ Các cation mang điện tích cao bị hấp thụ mạnh hơn các cation mang điện tích thấp
+ Tổng lượng cation hấp thụ có khả năng trao đổi trong đất được gọi là dung tích hấp thụ (CEC).
19.Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng và đa lượng trong đất.
19.1. Vai trò và tác dụng của các nguyên tố đa lượng.
- Những nguyên tố cần thiết cho cây trồng với số lượng lớn như H, C, N, K, Ca, Mg, P, S được gọi là các nguyên tố đa lượng.
- Nito: là nguyên tố cần thiết của mọi sinh vật sống, nó là một thành phần của các axit amin và protein.
+ Được gắn kết chặt chẽ với mùn trong đất, Nito trong các hợp chất của mùn đống vai trò rất quan trọng với độ phì của đất. Mùn là nguồn chứa các hợp chất nito trong đất, các hợp chất này bị phân hỷ từ từ, giải phóng vừa đủ lượng nito cần thiết cho thực vật hấp thụ.
- Photpho: là nguyên tố đa lượng quan trọng thứ hai đối với đời sống sinh vật sau nito. Photpho tham gia vào hoạt động sống như phân chia tế bào, các quá trình phân giải, tổng hợp các chất và hình thành năng suất cho cây trồng.
- Kali: là một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng (N P K), có nhiều chức năng sinh lí đặc biệt:
+ Có chức năng hoạt hóa các phân tử enzim, điều hòa áp suất thẩm thấu và đóng một vai trò rất quan trọng trong cân bằng nước của thực vật.
+ Tham gia vào quá trình tạo tinh bột, chất béo, chất đường cho cây nên có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cây.
- Canxi và Magie:
+ Canxi tham gia vào cấu trúc của tế bào, màng tế bào, trong thành phần một số enzim, là guyên tố giảm độc kim loại nặng.
+ Magie có trong thành phần của diệp lục, trong enzim và đặc biệt là tham gia phản ứng tạo ATP.
- Lưu huỳnh: có trong thành phần của một số axit amin, coenzim A và vitamin.
19.2. Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng
- Các nguyên tố vi lượng trong đất chỉ được cây trồng hấp thụ một lượng rất nhỏ, nhưng chúng là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu. Các nguyên tố vi lượng gồm : Mn, Zn, Cu, Co, B, Fe và Mo. Hầu hết các nguyên tố vi lượng tham gia vào thành phần của các enzim quan trọng.
- Đồng: chứa nhiều trong diệp lục, đóng vai trò quan trọng trong các phân tử chuyển hóa sinh hóa xảy ra trong cơ thể sống.
- Molipden (Mo): tham gia vào quá trình oxy hóa khử trong cơ thể thực vật. Cần thiết trong quá trình chuyển hóa từ dạng nitrat (NO3-) thành axit amin và cần cho sự cố định nito phân tử bằng con đường sinh học.
- Kẽm: có mặt trong nhều enzim quan trọng, protein và kích thích tố sinh trưởng.
- Bo: cần thiết cho sự hình thành tế bào và cơ quan di truyền, phân hóa tế bào của cơ thể, cần cho quá trình vận chuyển nước và cần cho sự phát triển của cây trồng.
- Sắt: đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, khử nitrat, sunfat, đồng hóa nito và tổng hợp clorophin. Sắt chứa trong hệ enzim xúc tác cho quá trình oxy hóa khử.
21. Các yếu tố gây xói mòn đất? Với điều kiện khí hậu, thời tiết tại Việt Nam thì dạng xói mòn nào xảy ra mạnh hơn?
- Các yếu tố gây xói mòn đất:
+ Xói mòn do gió: Xảy ra bất kì khi nào khi đất bị khô, trống hoặc gần như trống, trọc và tốc độ gió vượt qua ngưỡng thì nó bắt đầu làm di chuyển các hạt cát.
Có tác động xấu đến lớp đất trên bề mặt giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất, nếu không có biện pháp bảo vệ thì lớp đất trê bề mặt sẽ bị phá hủy rất nhanh.
Để hạn chế xói mòn do gió, người ta thường trồng các loại cây phù hợp trên vùng đất này như bạch đàn, keo dậu hoặc các loại cây bản địa.
Là hiện tueowngj thường gặp ở các vùng đất có khí hậ khô nóng và ít mưa.
+ Xói mòn do nước: thường xảy ra phổ biến và ở múc độ cao hơn xói mòn do gió.
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra hiện tượng này là do hoạt động canh tác không hợp lí.
Thường xảy ra mạnh ở các vùng đất trồng cây theo luống, khoảng đất trống không được che phủ thực vật giữa các luống rất dễ bị nước mưa và gió cuốn đi. Bên cạnh đó, việc thâm canh lien tục trong nhiều năm, không dành thời gian cho quá trình tự khôi phục làm cho đất trở nên suy thoái cũng là nguyên nhân làm cho đất sói mòn.
- Với điều kiện thòi tiết , khí haaujtaij Việt Nam thì dạng xói mòn đất do nước xảy ra mạnh hơn. Đất bị xói mòn mạnh chiếm 17% diện tích đất tự nhiên cả nước và 25% diện tích đất đồi núi trong đó có 1,5% diện tích gần như đã mất khả năng sản xuất. Việt Nam là nước đứng thứ 5/10 nước Đông Nam Á có xói mòn do nước ở mức trung bình cho đến cực kì nghiêm trọng.
22. Nêu khái niệm ô nhiễm đất, những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất. Phân loại các tác nhân chính.
22.1. Khái niệm ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm.
22.2. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất
- Dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực thực phẩm tăng lên làm cho con người phải đẩy mạnh khai thác tài nguyên đất, chặt phá rừng, tăng cường quay vòng sản xuất, sử dụng lượng lớn phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến làm giảm độ phì nhiêu của đất, đất bị ô nhiễm nặng nề do dư lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
- Nhu cầu mở rộng các khu dân cư, đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, mạng lưới giao thong. Do hoạt động quy hoạch không đồng bộ dẫn đến gây ô nhiễm nặng nề môi trường đất do chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp.
- Do con người tàn phá các khu rừng, làm đẩy mạnh quá trình rử trôi và xói mòn…
22.3. Phân loại các tác nhân chính
- Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: Gồm phân bón N, P, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp và snh hoạt.
- Ô nhiễm đất do tác nhân vật lí: Nhiệt độ, chất phóng xạ, …
- Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: trực khuẩn lị, thương hàn, các loại kí sinh trùng(giun, sán,…)
- Ngoài ra, đất cũng là một yếu tố của môi trường cùng với không khí, nước và vành đai sinh vật nên nó tiếp nhận những chất gây ô nhiễm từ các yếu tố khác mọi nơi, mọi lúc.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip