cau5

Câu 5: Trình bày các lý thuyết tiếp cận cá nhân trong tham vấn? (Lý thuyết phát triển nhu cầu con người, thuyết phát triển tâm lý xã hội, thuyết gắn bó mẹ con)

Trả lời:

1.Thuyết phát triển nhu cầu của Maslow

-Nhu cầu: Là những đòi hỏi tất yếu của con người, mong muốn được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.

- Hệ thống cấp bậc nhu cầu cuae Maslow

+ Cấp bậc  nhu cầu được xếp từ thấp đến cao.

+ Mối quan hệ: nhu cầu thấp được thỏa mãn sẽ là nền tảng cho việc thực hiện nhu cầu cao hơn.

+) Nhu cầu thể chất: là những nhu cầu cơ bản của cá nhân bao gồm các nhu cầu như ăn, mặc, ở, tình dục…….Các nhu cầu này không được đáp ứng sẽ kéo theo những khó khăn về mặt tâm lý.

+) Nhu cầu an toàn-an ninh được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được yên tâm về chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ về hưu, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở…

+) Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc: Cá nhân không thể tồn tại khi thiếu các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…Vì vậy cá nhân muốn thuộc về 1 nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…

-         Các cảm giác không được yêu thương, không được chấp nhận có thể là nguồn gốc của các hành vi lệch lạc xã hội. Nhu cầu này được thể hiện qua quá trình giao lưu, kết bạn, tìm người lập gia đình, đi làm, tham gia câu lạc bộ….

-         Maslow cho rằng nếu như nhu cầu này không được thỏa mãn, đáp ứng nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.

+) Nhu cầu được tôn trọng

-         Thể hiện mong muốn được người khác quý mến, nể trọng. Thông qua các thành quả bản thân và sự cảm nhận, kính trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng..

Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này khiến cho trẻ học tập tích cực hơn, người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.

+) Nhu cầu tự khẳng định mình( tự hoàn thiện- cơ hội hoàn thiện bản thân): là sự mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”,sự hiện thực hóa cái mình. Nhu cầu này được thể hiện ở việc muốn được sáng tạo, được thể hiện khả năng, được công nhận thành đạt..

Đây là bậc cuối cùng và cao nhất trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow, có tác động lớn nhất tới sự hoàn thiện nhân cách.

ð Kết luận: Học thuyết về thứ bậc nhu cầu của Maslow:

-         Giúp cho nhà tham vấn xác định được thứ bậc nhu cầu hiện tại của thân chủ, từ đó xác định chiến lược giúp đỡ thân chủ.

-         Sự không đáp ứng 1 thang nhu cầu nào đó sẽ làm mất cân bằng trong sự hoàn thiện và phát triển nhân cách. Đó là những nguyên nhận gặp khó khăn tâm lý mà nhà tham vấn cần biết để giúp đỡ.

2. Thuyết phát triển tâm lý xã hội (Erik Ẻrikson)

-Erik Erikson(1902-1994) nhà tâm lý học Mỹ gốc Đức, là một trong những tác giả đầu tiên nhấn mạnh đến các khía cạnh xã hội, ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển lứa tuổi mà ở đó mỗi giai đoạn có những mâu thuẫn nhất định giữa nhu cầu cá nhân với sự đáp ứng xã hội.

- Ông chia cuộc đời con người thành 8 giai đoạn trong đó có những khủng hoảng và mâu thuẫn dưới tác động của môi trường xã hội thì mâu thuẫn được giải quyết và nhân cách con người phát triển. Trong tình huống ngược lại thì cá nhân sẽ có những rối loạn về mặt tâm lý gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý ở các giai đoạn, lứa tuổi sau.

- Giai đoạn khủng hoảng 1(từ 0-12 tháng tuổi): sự tin tưởng mâu thuẫn sự không tin tưởng, lo lắng, hụt hẫng liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu sinh lý cơ bản.

VD: trẻ khóc vì đói nhưng người mẹ lại đáp ứng lộn xộn: lúc thì cho ăn, lúc thì không hoặc đáp ứng nhu cầu không phải của trẻ như bế hoặc tắm rửa => Sự đáp ứng nhu cầu tùy tiện này làm cho trẻ bị rối loạn phản ứng, không hình thành đưicj phản ứng có điều kiện. Vì vậy trẻ sẽ nghi ngờ, mất lòng tin vào bản thân và những người xung quanh.

-Giai đoạn 2(12 tháng tuổi – 3 tuổi):

Sự tự chủ mâu thuẫn với sự hoài nghi, giai đoạn gắn với sự tập luyện đầu tiên( chủ yếu là tập luyện sạch sẽ) nếu trẻ được giúp đỡ làm chủ cơ thể, trẻ sẽ tự chủ, tự kiểm soát và hình thành ý thức độc lập theo. Ngược lại sự kiểm tra và làm hộ con một cách thái quá hoặc tác động không nhất quán có thể dẫn đến sự hổ thẹn và hoài nghi khả năng bản thân.

-Giai đoạn 3 (3-6 tuổi)

Óc sáng tạo mâu thuẫn với mặc cảm, tôị lỗi: là thời ký trẻ khẳng định bản thân. Nếu người lớn để trẻ thực hiện những điều mà trẻ muốn làm sẽ cho phép phát triển sự sáng tạo, sự khẳng định bản thân. Ngược lại  nếu bị cản hoặc gặp thất bại liên tục với hành động không có trác nhiệm, có nguy cơ đưa trẻ đến mặc cảm, tội lỗi.

-Giai đoạn khủng hoảng4 (6-12 tuổi)

Có năng lực mâu thuẫn với tự ti, kém cỏi: trẻ cần được chuẩn bị tốt các nhiệm vụ liên quan đến trường học, việc tập luyện cho trẻ tính ham thích, ham học hỏi, giúp trẻ có cảm giác thành công. Ngược lại trẻ không được học hỏi, khám phá trẻ sẽ thấy mình kém cỏi, nhút nhát….

-Giai đoạn 5 (12-18 tuổi)

Bản sắc mâu thuẫn với lẫn lộn vai trò(khủng hoảng tuổi). Bản sắc liên quan đến sự tổng hợp các kinh nghiệm trước đây với các tiềm năng. Nếu trẻ không thể hoặc khó tìm ra bản sắc của cá nhân sẽ dẫn đến sự lộn xộn vai trò mà trẻ phải đóng them binh diện CH, Xh, sự nghiệp trong giai đoạn đó và suốt cuộc đời.

-Giai đoạn 6 (18-40 tuổi)

Sự thân thiết mâu thuẫn với sự cô lập: giai đoạn của người trẻ tuổi tương ứng với sự mật thiết của tình yêu đôi lứa để cùng chia sẻ việc làm, giải trí, tình dục, con cái nhằm thỏa mãn sự phát triển toàn diện. Ngược lại nếu không được trải nghiệm những nhu cầu này sẽ dần được cách ly, co mình lại, xa lánh mọi người và xã hội.

-Giai đoạn 7 (40-60 tuổi)

Sự phát triển mâu thuẫn với sự trì trệ: ở giai đoạn này con người cần duy trì đời sống cảm xúc để tránh sự cạn kiệt tình cảm do các sự cố của gia đình hoặc sự tách rời của các con. Điều cốt yếu lầ giữ cho được sự mềm dẻo về tâm trí thông qua việc tìm các giải pháp mới hơn là duy trì những thói quen, kinh nghiệm cứng nhắc nếu không sẽ bị trì trệ.

-Giai đoạn 8( 60 tuổi trở lên)

Hoàn thành mâu thuẫn với sư thất vọng. Khi con người không chấp nhận tuổi già với quá khứ đã trải qua, họ sẽ thất vọng vì không làm lại được những cái đã qua thuộc về tuổi trẻ. Ở giai đoạn này cá nhân có thể ở vào 2 cảm giác khác nhau, cảm giác đã hoàn thành mọi công việc, nghĩa với gia đình, xã hội, bản thân or có cảm giác thất vọng. Khi cảm thấy về già còn nhiều điều chưa làm được cho xh, bản thân.

ð Nhà tham vấn cần hiểu rõ đặc điểm của các cơn khủng hoảng  trong mỗi giai đoạn phát triển, giúp thân chủ mình nhận ra mình đang gặp phải cơn khủng hoảng nào để ứng phó hài hòa giữa nhu cầu cá nhân và sự đáp ứng của xã hội để giúp họ vượt qua khủng hoảng, đương đầu với cuộc sống tốt hơn.

3. Thuyết gắn bó mẹ con (John Bowlby)

- Theo thuyết này sự gắn bó mẹ con quyết định sự phát triển tâm lý bình thường trong đứa trẻ. Theo đó có 2 xu hướng:

+ Xu hướng1: Khi mẹ và con có sự gắn bó chặt chẽ và giao lưu tình cảm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu cảm xúc, tình cảm và ham muốn của trẻ. Từ đây tạo ra cảm giác an toàn cho trẻ.

+ Xu hướng 2: Khi trẻ sinh ra mà mất đi sự ôm ấp, gắn bó của người mẹ sẽ làm cho đứa trẻ có những bước đầu về khủng hoảng tâm lý, rối loạn cảm xúc, hạn chế trong giao tiếp ứng xử. Qua nghiên cứu ngta thấy những đứa trẻ mồ côi tuy được chăm sóc về mặt y tế, thể chất nhưng thiếu vắng sự chăm sóc về mặt tinh thần thì 3 tháng đầu vânc có những biểu hiện bình thường, 6 tháng sau trẻ sẽ ít nói ít cười, thờ ơ, có xu hướng tách biệt xã hội.

=>Cần phải có sự gắn bó giữa mẹ và con, trẻ nhỏ thiếu hụt giao tiếp qua người mẹ nếu không được tham vấn, trị liệu thù sữ hạn chế sự phát triển trí tuệ, về cảm xúc, khó hòa nhập xã hội, thụ động, người kém phát triển hoặc có thể có những hành vi hiếu động quá mức, hiếu thắng hoặc có thể có những rối loạn về cảm xúc, hành vi.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: