Mở Đầu
CHIẾN TRANH NĂM ẤY
Mở đầu
Một đội quân nhân trẻ bước qua một ngôi làng khi hành quân, nơi đây vừa bị địch ném bom nên đã hoang tàn vắng lặng, nom hơn chục cây số cũng không có một dấu hiệu nào cho thấy có người còn sống. Dưới những mái nhà tre rực cháy, những chiếc bát mẻ vành bị vỡ tan và hòa trong những hột cơm còn dở là bùn, đất đá và máu. Và kìa, người mẹ bị lửa thiêu cháy và trong lòng bà là một dáng dấp bé nhỏ cũng đã cháy ra tro. Trông bên mé sông xem, những dấu chân điên cuồng vẫn còn hằn trên mặt đất, nom cũng chục người đổ về bên sông nhưng không một dấu chân nào đến được sông cả, và ở giữa đống bùn lầy nhớp nháp của những dấu chân là một con tò he bị bùn đất vùi dập. Một quân nhân tầm hai mươi mấy lặng lẽ bước đến bên con tò he, nó vẫn còn mới nhưng do bị bom giật nên hình hài trông quái dị vô cùng.
- Đi thôi. - Viên đội trưởng huýt sáo rồi ra hiệu cho chàng trai trẻ quay lại, anh ta thở dài và vứt con tò he xuống sông rồi lững thững về lại tiểu đội...
Năm ấy là năm 58, tôi chỉ mới 22 và vừa tốt nghiệp đại học. Dẹp xong Pháp năm 54, nước ta lại bị Mỹ càn quét và chiến tranh đã sờ gáy gia đình tôi. Cha và anh hai là những người đầu tiên tình nguyện tham gia đoàn quân chống Mỹ, rồi cả hai cũng chết thảm trong Chiến dịch khi một đợt không kích xả xuống đầu họ. Hai năm sau, tới lượt tôi, mùa hè năm 58. Sáng hôm ấy khi đang chuẩn bị ra đồng với mẹ, thì hai cán bộ đến gặp mẹ con tôi. Và họ đưa tôi thư nhập ngũ và không nói một lời. Mẹ tôi hay thư đó là gì bèn khóc và xin hai cán bộ đừng bắt tôi đi, tôi liền mỉm cười và nói:
- Mẹ đừng lo, con không chết đâu, con hứa khi nào hòa bình con sẽ về thăm mẹ. Con là Phạm Văn Nhân, con trai của mẹ mà, phật thương con lắm nên mẹ đừng lo nghen.
- Cha với anh con hi sinh - Mẹ tôi bật khóc và lúc ấy tôi cũng thấy mắt mình cay cay- Giờ con cũng bỏ mẹ thì mẹ biết sống với ai? Đừng đi con ơi, đừng bỏ mẹ, mẹ thương con lắm con ơi!
Tôi nắm lấy đôi bàn tay nhăn nheo của mẹ, bật khóc khi thấy hai hàng nước mắt chảy dài nơi hai hõm má đã xám đen lại của mẹ. Mẹ đã khổ mà, từ lúc cha và anh mất mẹ chỉ cười khi tôi tốt nghiệp, chứ mẹ tôi không cười nữa. Mẹ đã vì nhớ thương mà mất ngủ mấy đêm trường, tôi nhiều lúc đau lòng ôm mẹ khi mẹ khóc trong đêm vì mơ thấy cha, thấy anh. Hai cán bộ kia thở dài, một trong hai quỳ xuống rồi vỗ về mẹ tôi:
- Bác đừng lo, phật sẽ phù hộ em nó. Con trai bác sẽ không sao đâu, cháu biết hoàn cảnh nhà bác nhưng vì đây là lệnh của cấp trên và là nghĩa vụ phục vụ Cách mạng, nên chúng cháu phải tới gặp hai mẹ con bác.
- Chồng và con cả tôi đều chết dưới mưa bom của Mỹ- Mẹ tôi nắm lấy tay người cán bộ, thổn thức- Xin cậu đừng bắt thằng Nhân nhập ngũ, nó còn trẻ quá mà, với cả nó là ý nghĩa sống duy nhất còn sót lại của tôi, hai cậu ơi!
Như không thể kìm lòng nữa, hai người cán bộ kia bèn cáo từ rời khỏi nhà của hai mẹ con tôi, còn lại hai mẹ con, tôi gục xuống rồi ôm mẹ vào lòng.
Sáng hôm sau, có xe chở tôi đến điểm tập kết, khi tôi lên xe, mẹ vẫn đứng bên cổng nhà và chào tôi đến khi đoàn xe mất dạng về phía cổng làng. Nhìn mẹ vậy, con xót chứ nhưng không thể chống lệnh nhập ngũ được mẹ ơi, con thương mẹ lắm chứ nhưng vì Tổ quốc nên con không thể bên mẹ, mẹ ơi! Và rồi đôi mắt tôi cay cay rồi ngấn lệ dù đã cố nuốt nước mắt vào tim, nhưng không cố được... Mọi kí ức tuổi thơ như ùa về và vù qua đôi mắt đỏ hoe của tôi như những thước phim vô hình, những giá trị của cuộc sống đã qua và tôi có lẽ sẽ không thể quay lại nữa. Tôi vẫn còn nhớ lúc nạn đói nhà tôi đã khổ thế nào, cha mẹ phải chạy đôn chạy đáo để kiếm cơm cho hai anh em tôi, có bữa chỉ có củ sắn ăn tạm bụng, hay cũng có những ngày không gì bỏ bụng, mẹ tôi đành lén cha lấy cám nấu cháo cho bọn tôi ăn. Dù tuổi thơ tôi bữa no bữa đói, nhưng chính thời gian ấy tôi mới thấm thía được ý nghĩa của thức ăn và tình cảm gia đình là to lớn biết nhường nào. Rồi những chiều hè lộng gió, tôi cùng cha thả diều hay cùng anh ra bờ sông câu cá. Vui chứ. Tại sao? Tại sao chiến tranh lại nỡ cướp đi của tôi những ngày hạnh phúc, nhà tôi từng chuyển đi rất nhiều vì sợ bom rơi đạn lạc, và rồi giờ đây tôi cũng ra đi bỏ lại mẹ già bên mái nhà tranh nơi mà tôi đã trải qua những năm tuổi thơ sóng gió. Nhìn xuống ống tay áo quân phục lấm tấm nước, tôi mới nhận ra là mình đang khóc, những giọt lệ mới đây còn rưng rưng nay đã chảy dài đầy cay đắng...
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip