P3: (ChiViet) Chín năm làm một Điện Biên
Tag nhảm chả biết để lmj:))
#Kỉ_niệm_70_năm_Chiến_thắng_Điện_Biên_Phủ
#Một_chút_funfact_về_sự_giúp_đỡ_của_TQ_đối_với_nhân_dân_Việt_Nam
#ChiVie_chuche_vlr:3
-------------------------------------------------------
Truyện do một con bé sắp sửa lên lớp 8 viết nên có thể gặp nhiều sai sót, hy vọng đc mọi người góp ý và thông cảm ạa 🥲 (no joke)
Thông tin được đề cập trong truyện mình lấy từ các nguồn tin trong sách vở, hồi ký; từ truyền hình, báo chí và Google/Wikipedia + các nền tảng MXH nhé!
Tờ mờ sáng, trung đoàn pháo binh của Nam (không rõ phiên hiệu) cuối cùng cũng đã kéo khẩu pháo 105 ly đến sát trận địa gần đồi Bản Kéo, sau một đêm vật lộn với trời mưa tầm tã cùng con đường nhầy nhụa sình lầy.
Trong khoảng thời gian từ ngày 13/3/1954 - 15/3/1954, ở Phân khu Bắc, cụm cứ điểm của địch ở Him Lam, Độc Lập thất thủ, khiến cho tinh thần binh lính địch ở Bản Kéo cũng giảm sút đáng kể.
Cụm cứ điểm đồi Bản Kéo (nơi mà phía Pháp gọi là Anne - Marie), được quân Pháp xây dựng sau khi nhảy dù xuống Mường Thanh và bao gồm 4 cứ điểm. Ở vài trận địa sát cứ điểm vòng ngoài của Bản Kéo, để tăng áp lực uy hiếp cho quân Pháp, tiếng pháo đì đoàng của trung đoàn cậu cứ thế vang lên trên chiến trường. Có lẽ xấp xỉ khoảng 20 quả đạn thì phải.
Với khẩu pháo bắn xa 11km, trung đoàn trưởng đã hướng dẫn anh em thao tác rất tốt trên chiến trường. Dù sao thì cả bọn cũng đều được học pháo binh 3 năm ở Trung Quốc rồi còn gì!
Nam cũng không phải ngoại lệ. Trong xóm làng cậu, người làm bộ binh, người làm công binh, dân công hoả tuyến... duy chỉ có mỗi cậu đi học pháo binh. Suốt ba năm trời học hỏi ở đất nước bạn, Nam có thể dễ dàng xác định cự li xa/gần, khi nào bắn trực tiếp hoặc gián tiếp, thậm chí áp dụng kiến thức hình học để xác định chính xác lô cốt/cứ điểm của địch (dù lúc nhỏ cậu rất dở Toán hình học). Hứng thú như vậy, nhưng thật tiếc, với cánh tay đang băng bó của cậu thì đã có đồng đội làm thay rồi.
Ngoài ra, còn có trung đoàn bạn là Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) được giao nhiệm vụ bức hàng Bản Kéo, khiến từng đám binh sĩ người Thái từ Sơn La và Nghĩa Lộ phải tháo chạy vào rừng, mặc cho Đại uý Clarchambre ra lệnh cho họ theo ông về sân bay Mường Thanh. Trong tiếng pháo cùng khói bụi mù mịt, lời kêu gọi của quân ta vẫn vang rõ mồn một: "Hỡi các bạn binh sĩ Thái, hãy bỏ hàng ngũ địch, quay về với kháng chiến, với gia đình...".
Kết quả là trung đoàn bạn đã chiếm được Bản Kéo + các ngọn đồi phía Bắc sân bay Mường Thanh mà không cần tốn một viên đạn.
Anh em trung đoàn reo hò trong vui sướng. Trận đánh ở Bản Kéo - "Cánh cửa thép" phía Bắc Điện Biên Phủ đã chính thức xoá sổ hoàn toàn phân khu Bắc.
-----------------------------------------------------
Có lẽ từ khi Nam xuất hiện, trung đoàn đã trở nên ồn ào hơn chút ít. Cậu không phải người quá hài hước, nhưng là một thằng nhóc hăng hái trong mọi việc (tuy nhiều lúc khá ẩu đoảng và vụng về), ngố + dễ thương một cách vô tri và không có người yêu, cậu thường trở thành chủ đề bàn tán của anh em, đồng chí tại đây.
- Thằng này ẩu đoảng thế nhờ!?
- Một kí gạo tẻ của anh em mình vậy là toang!
- Nhỡ đêm hôm cháy hào rồi làm sao? Nam ơi là Nam...
Không hề hiếm để nghe những lời phàn nàn như thế này sau mỗi hôm Nam phụ trách giúp anh nuôi việc nấu cơm.
Sau một ngày dài vật lộn trên chiến trường, đêm đêm Nam vẫn tình nguyện giúp anh nuôi nấu xong mẻ cơm để hôm sau gánh ra chiến trận. Nhiệt tình là thế, hăng hái là thế, nhưng ngồi trước bếp Hoàng Cầm bập bùng ánh lửa, mắt cậu ta cứ thế díu lại...và bụp! Cậu ngủ ngon lành, ống thổi cơm trên tay cậu văng ra, biệt tăm ở xó nào đó. Nhưng mà...trong đêm Tây Bắc giá rét, được ngồi cạnh bếp lửa chẳng khác gì so với lên thiên đường cả!
Làm sao có thể cưỡng lại cảm giác hân hoan, vui sướng đến lạ thường ấy khi được đánh một giấc ở nơi ấm áp thế kia cơ chứ:))
Tuy nhiên, đêm nào cậu ta tỉnh táo, may ra hôm sau anh em sẽ được thưởng thức một bát cơm trắng, dẻo cùng dăm ba con cá khô và ít rau tàu bay!
Sau này, khi nhớ về Chiến dịch Điện Biên Phủ, các ông bà cựu chiến binh (thuộc trung đoàn pháo 105 ly ngày nào) không thể thôi bật cười khi nhắc về những mẻ cơm cháy của Nam - thằng nhóc với ngoại hình của lính viễn chinh Pháp.
Cậu còn là "cây văn nghệ" thừa năng lượng của trung đoàn nữa! Sau mỗi hôm kéo pháo, tiêu diệt lô cốt địch, anh em người nào người nấy đều xây xẩm mặt mày, nói không ra hơi rồi... Đằng này về lại chiến hào, cậu ta tay bấm từng phím trên đàn A - cóc - đê - ông (Accordion), miệng hát nhẹ như bấc, kể cả mấy đoạn cao trào... Nào là "Qua miền Tây Bắc", nào "Hò kéo pháo"...
Lúc chơi nhạc năng nổ lắm, nhưng lúc nấu cơm thì...hetcuu.
- Rảnh rỗi còn thấy nó kéo "nhị Tây" (violin), rồi thổi Hắc - môn - ních - ca (Harmonica), không biết mệt là gì! Thế mà nó không vào đội văn công của trung đoàn nhờ... - Trung đoàn trưởng Toàn kể lại.
Đào hào, bộc phá khẩu, kéo pháo, bắn súng, nấu cơm, chơi nhạc... gần như không có việc gì Nam không hỗ trợ anh em cả! Nhưng chất lượng hơn số lượng, có việc cậu ta hoàn thành rất tốt, một số việc thì lại... (như nấu cơm thì hiểu rồi đó:v).
Thường thường, anh lính người Bắc Kinh kia cũng hay sang trung đoàn Nam hỗ trợ nhiều thứ lắm (như đã nói ở chap trước). Anh ta dường như chu toàn và cẩn trọng hơn khi làm việc, không vụng về như người đồng chí anh bắt chuyện rồi băng bó trong đêm kéo pháo.
---------------------------------------------------
Điện Biên Phủ, 7/5/1954, 17h15 phút
"Núi sông bừng lên,
Đất nước ta tiến về cánh đồng Điện Biên,
Cờ chiến thắng tưng bừng trên trời..."
Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" cuối cùng đã hiên ngang tung bay trên nóc hầm Đờ Cát, đánh dấu chiến thắng đã làm nên trang sử vàng của dân tộc, chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"!
- Các đồng chí ơi, quân ta thắng lợi rồi!
- Giải phóng Điện Biên rồi!
- Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên Giáp!
- Hồ Chủ tịch muôn năm!
Từng tốp chiến sĩ cứ thế ôm súng chạy lên, vẫy tay, vẫy cờ, hô hào trong vui sướng.
Bấy nhiêu câu nói sau khi được vang vọng trên chiến trường, những cái ôm thật chặt, những nụ cười tươi tắn, những giọt nước mắt hạnh phúc cứ thế xuất hiện, mặc cho khung cảnh xung quanh có khói bụi mù mịt, có tan hoang đổ nát cỡ nào. Đúng rồi, chiến thắng rồi mà, hoà bình rồi mà...
Các anh chị rồi sẽ được trở về với cha mẹ, với người thân, để chiều chiều lại được ngồi bên bếp lửa ấm cúng và cùng cả nhà ăn bữa cơm rau đạm bạc nhưng đầy ắp tình thương gia đình. Cả đất nước, và mảnh đất Tây Bắc này nữa, sẽ lại khoác trên mình vẻ đẹp yên bình, dịu dàng với cái xanh của thiên nhiên trù phú vốn được trời ban tặng, chẳng còn đâu mưa bom bão đạn... Lúa rồi sẽ cứ thế trổ vàng trên cánh đồng Mường Thanh như xưa...
Trong đám tù binh, giữa hai tên lính da đen là Đờ Cát (De Castries) - sĩ quan chỉ huy người Pháp tại Điện Biên Phủ. Ai nấy trông đều lấm lét, cứ thế cúi gằm mặt mà tiến về phía trước.
Bên kia lại có một tốp lính dù đồng loạt giơ hai tay đầu hàng khi đi qua những chiến sĩ Điện Biên gan góc và can trường, dù lúc đầu có kiêu ngạo đến mấy.
Hoá ra một nước đế quốc với quân đội mạnh như thế, lúc nào cũng ôm mộng thực dân, vơ vét của cải các nước thuộc địa, lại ngậm ngùi chịu bại trận trước một đất nước nhỏ bé, nhưng sở hữu những con người kiên cường và bất khuất: Việt Nam
-----------------------------------------------------
- Lúc đầu tên Đờ Cát ngạo nghễ và trâng tráo thế kia mà, sao giờ mặt mày lấm la lấm lét thế? - Toàn
- Chắc hắn ta biết hắn và đồng bọn sắp sửa được chào đón về chầu ông vải! - Giao
- Chầu ông vải ông lụa gì chả cần biết. Nhưng có nhẽ bọn binh lính viễn chinh vẫn còn cơ hội để trở về với gia đình. Bộ đội ta đối xử nhân đạo với chúng lắm! - Nam
- Bên cạnh những thằng ôm mộng cướp nước, nhiều người trong số bọn lính viễn chinh bị bắt làm tay sai cho chính quyền thực dân, trong đó có cả mấy thằng Tây đen... chứ thực chất đâu ai muốn chiến tranh làm gì? - Nam
Cũng trong ngày chiến thắng ấy, Nam tình cờ gặp một anh tù binh người Pháp. Hoá ra anh ta cũng bị buộc phải nhúng tay vào cuộc chiến tranh phi nghĩa này chỉ vì mục đích của bè lũ thực dân, bành trướng... Đến khi nhìn bức ảnh bé Nhiên trong túi áo Nam, anh bật khóc. Cô bé giống con gái nhỏ của anh quá! Anh nói với Nam rằng: "Dù là ở đâu, vào thời điểm nào, tôi cũng chỉ muốn trở về để ăn tối với con gái mình... Đến giờ, tôi vẫn chẳng thể hiểu tại sao tôi bị buộc phải tàn phá mảnh đất xinh đẹp này bằng những trận bom ầm ầm dội xuống ngày đêm... Chúng tôi làm vậy là vì điều gì cơ chứ...?"
Nhìn anh, rồi quay sang tấm ảnh bé Nhiên trong tay, Nam rơm rớm nước mắt. Cũng vào khoảng thời gian địch đánh phá ác liệt ở Hà Nội tám năm trước, cô bé Vệ út nhanh nhẹn, hồn nhiên ấy đã hy sinh. Cậu rất hiểu cảm giác của anh tù binh Pháp ấy, khi bị buộc phải rời xa những người mình yêu thương...
-----------------------------------------------------
Thật sự rất may mắn khi trong trung đoàn pháo binh của Nam, không một mống nào hy sinh cả, tuy cũng chiến đấu ác liệt dưới làn mưa bom, bão đạn suốt gần năm mươi sáu ngày đêm như bao đơn vị khác. Có người cùng lắm chỉ bị cụt tay, hoặc què giò. Một chiến sĩ bảo đây chính là ân huệ trời ban, ông bà tổ tiên thương lắm mới cho anh em được tiếp tục gặp nhau và trở về với gia đình (tình tiết vô lí nhưng thui kệ đy).
- Nhân tiện, tôi cũng muốn tuyên dương các anh em, đồng chí trong trung đoàn. Mọi người ai nấy đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó! - Toàn.
- Như cô Hanh quân y chẳng hạn! Băng bó, chăm sóc thương binh chu đáo hết chỗ chê, xinh thì cũng hết chỗ chê luôn, thế thì bố ai chịu nổi:))) - Toàn.
- Mồm to thế, có ngày tới tai em Nhàn đấy! - Một chiến sĩ mở miệng trêu.
- Hoặc như anh nuôi Sâm đêm đêm thức kho cá, luộc rau... Sáng lại gánh cơm ra chiến trường cho cả bọn... - Toàn.
- Và đặc biệt phải kể đến sự cống hiến của toàn thể trung đoàn chúng ta. Nào kéo pháo, bắn hạ máy bay Pháp, bộc phá hòng tiêu diệt lô cốt địch... Trên trời là máy bay B26 gầm rú, dưới đất là hoả lực địch liên tục nã vào khu vực có sự xuất hiện của bộ đội ta... Nhưng hết thảy anh em mình đứa nào đứa nấy sống nhăn răng, không hy sinh nhiều như đơn vị bạn.., Giời thương, tổ tiên thương đấy! - Toàn.
Dứt lời, mọi người cùng nhìn về phía chiến trường. Đó là lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" tung bay trên trời, là từng tốp tù binh thua trận đi thành từng hàng dài... Kết thúc chín năm kể từ ngày Pháp âm mưu chiếm nước ta một lần nữa, chiến thắng đã trở về với mảnh đất này...
- U ơi, thằng con quý tử của u vẫn bình an, vô sự u ạ! Con sắp được gặp u rồi... - Một chiến sĩ vui sướng reo lên trong khi tay đang cầm lá thư của mẹ, trên khuôn mặt vốn bướng bỉnh, cương trực là những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài.
- Giá như bầm có thể tận mắt chứng kiến quân ta thắng lợi ra sao nhỉ... - Nam thầm nghĩ, mắt hướng về phía trước.
Trong khung cảnh ấy, bỗng xuất hiện một người lính với mái tóc đỏ, đứng ngay đài quan sát, vẫy vẫy tay.
- Hình như đấy là đồng chí người Bắc Kinh...
- ... đã giúp ta kéo pháo đến Bản Kéo!
- Nghe nói đồng chí ấy thuộc trung đoàn pháo 105 ly do bên bạn viện trợ, rảnh rỗi lại chạy qua đoàn này đội kia, hỗ trợ bộ đội ta nhiều thứ lắm!
Anh ta hô thật to, như thể để toàn bộ quân ta ở đây nghe thấy vậy:
- Toàn thắng rồi, thằng Tây phắn rồi!
- Vinh quang cho các đồng chí!!
Hoà trong niềm vui quá lớn lao này, Nam không thể kìm được nỗi xúc động. Cậu mỉm cười, khẽ đáp (dù biết anh ta chẳng thể nghe thấy):
- Cảm ơn anh nhé!
-----------------------------------------------------
Trung đoàn trưởng cũng cầm trên tay một bức thư, bìa thư đề tên "Thành Xê một".
Hoá ra đây là bức thư của đồng chí Thành ở cứ điểm đồi C1 viết, chưa kịp gửi cho vợ con trong khi đã hy sinh vì bị đánh bom.
Toàn thở dài:
- Có những bức thư chưa kịp trao tới tay người nhận...thì người viết lại vội vàng đi mất...
- Kết thúc những tháng ngày lặn lội, đi qua suối sâu đèo cao, giáp mặt với bom đạn địch dội xuống ào ào... giờ đất nước lại bình yên, và ta may mắn có cơ hội trở về.
- Nhưng đồng đội chúng mình nằm lại đây nhiều lắm! Có lẽ hy sinh nhiều nhất là do đánh bom, đạp mìn, hoặc bị thằng Tây tấn công bằng hoả lực... Có thằng thì bị máy bay địch ném bom ngay trong lúc liên lạc, nói chưa dứt câu, thân xác cũng chẳng nguyên vẹn.
- Lại có thằng hy sinh ngay khi miếng cơm của anh nuôi trong miệng còn búng chưa kịp nuốt...
- Nhưng phải có những tháng ngày như thế... để thấy khoảnh khắc hiện tại đáng trân quý đến nhường nào... - Anh nuôi Sâm mỉm cười tiếp lời.
Nói đến đây, trung đoàn trưởng quay mặt về phía đồng đội mình:
- Thôi thì cũng sắp đến giờ lên đường rồi... bà con ai cũng đang chờ đợi chúng ta cả đấy.
Anh bỏ mũ xuống, giọng nghiêm nghị:
- Các đồng chí bỏ mũ xuống! Đằng sau quay!
- Đây là thời khắc để chúng ta tưởng nhớ đến các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Một phút mặc niệm bắt đầu!
Mọi người đồng loạt bỏ mũ xuống, lặng lẽ cúi đầu, không ai nói với nhau câu nào. Không khí thật yên ắng, trang nghiêm biết mấy.
.
.
.
- Tao sẽ báo tin vui về cho thầy, cho u giúp chíng mày. Yên trí nhá!
- Chúng mày ở bên đấy cứ an tâm nhé, thằng Tây nó phắn thật rồi! Cũng nhờ chúng mày cả đấy!
Một phút mặc niệm kết thúc. Tiếng các chiến sĩ vang lên. Cũng đã đến lúc phải trở về làng bản, về mảnh đất của những đồi ruộng bậc thang và những cánh rừng hoa ban nở trắng xoá khắp các nẻo đường rồi.
---------------------------------------------------
Những đoàn xe tăng cứ thế nối đuôi nhau đi trong sự vui mừng của bà con, dẫn đầu là chiếc xe tăng với lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" Bác Hồ trao tặng. Hai bên đường là đồng bào Thái, Mường... là những cô gái duyên dáng với chiếc khăn Piêu đầy màu sắc đội trên đầu. Tiếng vỗ tay, hoan hô cứ thế râm ran không ngớt, vang suốt đoạn đường hành quân. Trên xe là các anh chiến sĩ thắng trận trở về, ai ai cũng cười thật tươi và cầm mũ vẫy qua vẫy lại như để đáp sự chúc mừng của bà con.
Nam mang trong mình nhiều dự định lắm! Nào là viết thư gửi bầm, hứa sẽ trở về thăm bầm nè! Nào là gặp gỡ người dân làng bản để học lỏm thêm nhiều chiêu chơi sáo Mèo, thổi khèn Mông nè...
À đúng rồi! Cậu hứa chiến thắng trở về sẽ dẫn người bạn ngoại quốc của mình (ý là China á) rong ruổi khắp chợ phiên, thích thú nhìn ngắm những mặt hàng lạ mắt cùng mớ áo váy xanh đỏ dệt từ thổ cẩm. Rồi lại đi qua rừng, qua suối, qua những ngọn đồi trắng xoá hoa ban, lắng nghe thanh âm Tây Bắc. Đến đêm văn nghệ sẽ chừa anh ta một chỗ, để xem các tiết mục nhảy sạp, xoè hoa... thật bắt mắt. Chỉ mới hai tháng nhưng cả 2 đã trở nên thân thiết đến vậy rồi!
Nam lại cười. Trong không khí tràn ngập tiếng hò reo vui mừng ấy, cậu rút chiếc khăn tay trắng từ túi áo, khẽ lau giọt nước mắt chực trào.
----------------------------------------------------
Fun Fact 🇨🇳🇻🇳🗣️:
- Bên cạnh Liên Xô, Trung Quốc cũng là nước hỗ trợ ta nhiều nhất trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ (về lương thực và hàng hoá, có cả vũ khí nữa, tuy Liên Xô hỗ trợ ta về vũ khí nhiều hơn). Vì vậy mà cả 2 quốc gia này đều được coi là "Anh cả" của Việt Nam.
⭐️ Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ:
- Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ VNDCCH hơn 4.000 tấn hàng, trong đó bao gồm 1.000 tấn vũ khí, đạn, 161 tấn quân trang, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 71 tấn hàng quân giới, hơn 2.600 tấn gạo, 30 xe vận tải. (Nguồn: Báo QĐND).
- Để giúp Việt Nam tiến hành chiến dịch lớn, Trung Quốc đảm nhận vai trò huấn luyện lực lượng vũ trang cho Việt Nam. Trung Quốc cũng cử nhiều cán bộ có kinh nghiệm sang giúp bộ đội Việt Nam học tập, huấn luyện tại chỗ trên nhiều lĩnh vực: tham mưu, chính trị, hậu cần...
(Nguồn: Báo QĐND).
- "Trung Quốc quyết định toàn lực chi viện, chiến trường cần thứ gì, cần bao nhiêu, đều cố gắng cung cấp nhanh nhất."
(Nguồn: Báo QĐND).
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip