III. Mục 1 - Nghĩa vụ của người bán

PHẦN 3

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG KHI NGƯỜI BÁN VI PHẠM HỢP ĐỒNG


Mục 1 - Nghĩa vụ của người bán

24. Theo CISG, người bán phải giao hàng trong thời hạn nào?

Thời hạn giao hàng của người bán được quy định tại Điều 33 CISG theo ba trường hợp cụ thể:

Nếu hợp đồng có thỏa thuận một ngày cụ thể, hoặc có thể xác định ngày cụ thể bằng cách tham chiếu hợp đồng:

Điều 33.a giả thiết rằng các bên đã ấn định một thời điểm chính xác để giao hàng hoặc thời điểm có thể được xác định bằng cách tham chiếu vào hợp đồng (ví dụ, "15 ngày sau lễ Phục sinh") hoặc có thể được xác định bằng bất cứ thói quen hay tập quán nào

giữa các bên. Trong trường hợp đó, người bán phải giao hàng chính xác vào thời điểm được ấn định. Bất cứ sự giao hàng chậm trễ nào cũng sẽ cấu thành một sự vi phạm hợp đồng.

Theo Tòa án Oberlandesgericht Hamm trong phán quyết ngày 23/6/1998 đối với vụ việc 19 U127/97 giữa bên bán là hai người mang quốc tịch Áo và người mua mang quốc tịch Đức, Điều 33.a cũng bao gồm trường hợp các bên không ấn định thời

gian cụ thể giao hàng nhưng đã cùng đồng ý rằng người bán nên giao hàng tại thời điểm theo yêu cầu của người mua. Tuy



63 Tham khảo: The Secretariat Commentary to (then) Article 31, trang 31, đoạn 3.

64 CLOUT case No. 338 [Oberlandesgericht Hamm, Germany, 23 June 1998].


nhiên, nếu người mua không yêu cầu thời gian giao hàng thì người bán sẽ không vi phạm hợp đồng.

Nếu hợp đồng không quy định ngày cụ thể, nhưng có thỏa thuận một khoảng thời gian cụ thể, hoặc có thể xác định khoảng thời gian đó bằng cách tham chiếu hợp đồng:

Trong trường hợp này, người bán có thể giao hàng vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng thời gian đó, trừ trường hợp hoàn cảnh chỉ ra rằng bên mua có quyền chọn ngày giao hàng.

Ví dụ, khoảng thời gian giao hàng được ấn định bởi điều khoản hợp đồng như "trước thời điểm cuối tháng 12". Bất cứ sự giao hàng nào trong khoảng từ khi ký kết hợp đồng đến khi kết thúc tháng 12 là phù hợp. Trong khi đó, nếu người bán giao hàng sau ngày 31 tháng 12 sẽ vi phạm hợp đồng. Tương tự, nếu thời gian giao hàng được xác định là "trong khoảng năm 1993 - 1994". Trong trường hợp này, thời gian giao hàng phù hợp là trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1993 đến ngày 31/12/1994. Quyền lựa chọn thời gian giao hàng cụ thể trong khoảng thời gian đó nói chung tùy thuộc vào người bán. Người mua có thể chọn

thời gian giao hàng, với điều kiện giữa các bên phải có thỏa thuận có hiệu lực. Trong trường hợp, điều khoản hợp đồng về thời gian giao hàng là "tháng bảy, tháng tám, tháng chín" được hiểu là việc vận chuyển hàng hóa sẽ được diễn ra tại một trong số những



65 Trong trường hợp này, người bán phải giao hàng theo một "đồ thị giao hàng" được người mua cung cấp. Nhưng người mua không bao giờ cung cấp những "đồ thị" này. 66 Điều này cũng được ám chỉ trong CLOUT case No. 338 [Oberlandesgericht Hamm, Germany, 23 June 1998].


tháng nói trên.

Trong những trường hợp khác:

Điều 33.c quy định nếu cả hợp đồng lẫn thói quen, tập quán giữa các bên đều không quy định khoảng thời gian giao hàng cụ thể thì người bán phải giao hàng trong khoảng thời gian hợp lý sau thời điểm giao kết hợp đồng. "Hợp lý" ở đây nghĩa là khoảng thời gian thích hợp trong những hoàn cảnh cụ thể, ví dụ như thời gian cần thiết để thu xếp việc vận chuyển, người bán có phải mua sắm nguyên vật liệu hoặc sản xuất ra hàng hóa hay không, .v.v.

25. Theo CISG, nếu hợp đồng không quy định về địa điểm giao hàng thì người bán phải tiến hành việc giao hàng như thế nào?

Điều 31 Công ước Viên năm 1980 có quy định: Nếu người bán không bắt buộc phải giao hàng tại một nơi nhất định nào đó, thì địa điểm giao hàng sẽ được xác định như sau:

- Nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hoá thì người bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho người mua.

- Trong những trường hợp không quy định ở điểm trên, mà đối tượng của hợp đồng mua bán là hàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được lấy ra từ một khối lượng hàng xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra và vào lúc giao kết hợp đồng, các bên đã biết rằng hàng đã ở kho hàng đó hay được chế tạo hoặc sản



67 CLOUT case No. 7 [Amtsgericht Oldenburg in Holstein, Germany, 24 April 1990].


xuất ra tại một địa điểm cụ thể thì người bán phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại địa điểm đó.

- Trong các trường hợp khác, người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Về nguyên tắc, Điều 31 này chỉ được áp dụng nếu các bên không có thỏa thuận khác. Khi các bên đã có thỏa thuận trong hợp đồng về địa điểm giao hàng hoặc các quy định trong hợp đồng cho phép xác định địa điểm giao hàng (như thông qua một điều kiện cơ sở giao hàng trong Incoterms được dẫn chiếu trong hợp đồng hoặc một số điều khoản khác) thì các quy định đó sẽ được ưu tiên áp dụng.

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thì Điều 31 CISG cho phép xác định địa điểm giao hàng trong ba trường hợp cụ thể, đó là:

Thứ nhất, nếu hợp đồng có quy định cả việc vận chuyển hàng hóa thì người bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên.


Trong trường hợp này, hợp đồng được coi là có quy định việc vận chuyển khi các bên đã xem xét tới vấn đề hàng hóa sẽ được vận chuyển bởi một hay nhiều người chuyên chở độc lập


68 UNCITRAL, UNCITRAL Digest of Case Law on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, 2012 edition, United Nations, New York, 2012, trang 133, đoạn 11.

69 UNCITRAL, UNCITRAL Digest of Case Law on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, 2012 edition, United Nations, New York, 2012, trang 132, đoạn 3-4.


từ người bán sang cho người mua. Các hợp đồng sử dụng các điều kiện nhóm F, C hay D của Incoterms (ví dụ, phiên bản 2010) đều được coi là những hợp đồng mua bán có dẫn đến việc chuyên chở hàng hóa. Đồng thời, quy định nêu trên cũng chỉ

được áp dụng nếu cả người mua và người bán không có nghĩa vụ theo hợp đồng phải chuyên chở hàng hóa từ trụ sở của người bán đến trụ sở của người mua. Tòa án Handelsgericht des Kantons Zurich của Thụy Sỹ trong vụ tranh chấp giữa một người mua Thụy Sỹ và người bán Italia, với phán quyết ngày 10/2/1999, đã chỉ ra

rằng người bán không có nghĩa vụ phải giao hàng đến tận điểm đến, bởi vì Điều 31.a không tạo ra một nghĩa vụ như vậy. Nói cách khác, các thuật ngữ được sử dụng ở đây chỉ nói rằng người bán sẽ giao hàng cho người chuyên chở độc lập. Nơi mà người bán giao hàng cho người chuyên chở sẽ được coi là địa điểm

giao hàng. Nếu có nhiều người chuyên chở tham gia vận chuyển hàng hóa, thì người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ của mình nếu đã giao hàng xong cho người chuyên chở đầu tiên.

Thứ hai, khi hàng hóa đang được đặt ở một nơi cụ thể, người bán sẽ giao hàng cho người mua ở nơi đó.

Trường hợp thứ hai chỉ được áp dụng khi có ba điều kiện



70 UNCITRAL Secretariat, Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods prepared by the Secretariat, A/CONF.97/5, Article 29, trang 29, đoạn 5.

71 UNCITRAL Secretariat, Commentary on the Draft Convention on Contracts for the

International Sale of Goods prepared by the Secretariat, A/CONF.97/5, Article 29, trang 29, đoạn 5, 8.

72 CLOUT Case no. 331 [Handelsgericht des Kantons Zurich, Switzerland, 10 February 1999].


xảy ra: một là, hợp đồng không có quy định về việc chuyên chở hàng hóa; hai là, hàng hóa, là đối tượng của hợp đồng, có thể là hàng đặc định hoặc đồng loại, phải được trích ra từ một khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất; ba là, các bên phải biết được, vào thời điểm giao kết hợp đồng, nơi có hàng hóa đó. Thuật ngữ "đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua" được sử dụng trong quy định nêu trên được hiểu là "người bán đã làm điều cần thiết để người mua có thể sở hữu hàng hóa". Điều này có nghĩa là người bán sẽ phải làm mọi việc cần thiết để đảm bảo rằng người mua không còn

phải làm gì khác ngoài việc nhận hàng tại địa điểm giao hàng.

Thứ ba, trong các trường hợp khác, người bán sẽ giao hàng cho người mua tại địa điểm kinh doanh của người bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Như vậy, trường hợp thứ ba này chỉ được áp dụng nếu địa điểm giao hàng không được xác định theo cách thứ nhất hay thứ hai ở trên.

Cần lưu ý là khi người bán đã giao hàng, theo quy định của hợp đồng hay theo các cách thức xác định nêu trên, thì người bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình và người bán không còn chịu trách nhiệm về hàng hóa nữa. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ mà CISG đã dự đoán trước tại các



73 UNCITRAL Secretariat, Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods prepared by the Secretariat, Article 29, trang 29, đoạn 15.


điều liên quan đến chuyển giao rủi ro (các Điều 66 đến Điều 70).

26. Nghĩa vụ giao chứng từ của người bán được quy định như thế nào theo CISG?

Nghĩa vụ giao chứng từ của người bán được quy định tại Điều 30 và 34 của CISG, theo đó, "nếu người bán có nghĩa vụ giao các chứng từ liên quan đến hàng hoá thì người bán phải thực hành nghĩa vụ này đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng".

Ngôn từ được sử dụng trong Điều 34 cho thấy CISG chỉ xem xét nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa của người bán khi các nghĩa vụ này đã phát sinh trên cơ sở hợp đồng, theo thói quen được thiết lập giữa các bên hoặc theo tập quán thương mại.

CISG cũng không xác định các loại chứng từ liên quan đến hàng hóa mà người bán có nghĩa vụ phải giao. Về việc này, các bên có thể thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Các điều khoản hợp đồng liên quan đến giá, giao hàng, phương thức thanh toán (như thanh toán qua nhờ thu hoặc tín dụng chứng từ...) hoặc việc lựa chọn điều kiện giao hàng theo Incoterms có thể giúp xác định những loại chứng từ mà người bán phải giao cho người mua. Các chứng từ "liên quan đến hàng hóa" là các chứng từ liên quan trực tiếp đến quyền kiểm soát hàng hóa như: vận đơn,



74 UNCITRAL, UNCITRAL Digest of Case Law on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, 2012 edition, United Nations, New York, 2012, trang 140.


biên nhận hàng của cảng, kho bãi, chứng từ bảo hiểm, hóa đơn thương mại, các loại giấy chứng nhận (về chất lượng, trọng lượng, nguồn gốc xuất xứ)... Trọng tài Compromex (Ủy ban bảo vệ Ngoại thương Mehico) trong vụ tranh chấp giữa Conservas la Costena S.A. de C.V. (người mua Mehico) với Lanis San Luis

S.A. (người bán Argentina) và Argo-industrial Santa Adela S.A. (hãng sản xuất Chi-lê), trong phán quyết ngày 29/04/1996 của mình, đã xác định với điều khoản FOB được sử dụng trong hợp đồng được ký kết giữa người mua Mehico và người bán Argentina, người bán có nghĩa vụ phải cung cấp cho người mua

các hóa đơn thương mại trong đó phải ghi rõ số lượng và giá trị của hàng hóa.

CISG cũng không quy định rõ việc xác định địa điểm, ngày và thể thức giao chứng từ liên quan đến hàng hóa của người bán cho người mua mà về nguyên tắc, các nội dung trên được xác định trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng. Thông thường, người bán phải giao chứng từ "vào thời điểm và dưới hình thức mà chúng cho phép người mua nắm quyền sở hữu đối với hàng hóa từ tay người chuyên chở khi hàng hóa đến nơi giao hàng, thực hiện thủ tục thông quan và tiến hành khiếu nại người

chuyên chở hoặc công ty bảo hiểm nếu cần".



75 COMPROMEX Arbitration, Conservas la Costena S.A. de C.V. v. Lanis San Luis

S.A. & Argo-industrial Santa Adela S.A., Mexico, 29 April 1996, xem tại:

76 UNCITRAL Secretariat, Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods prepared by the Secretariat, A/CONF.97/5, Article 32, trang, đoạn 3, xem tại: .


27. Theo CISG, người bán có nhất thiết phải giao chứng từ cùng thời điểm với việc giao hàng hóa không? Chứng từ có thể giao trước thời hạn không?

Điều 34 Công ước Viên năm 1980 quy định rằng nếu người bán có nghĩa vụ phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa thì họ phải thực hiện nghĩa vụ này đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng. Do đó có thể hiểu rằng tùy theo sự thỏa thuận giữa người bán và người mua mà người bán có thể hoặc không cần phải giao các chứng từ liên quan. Các chứng từ này người bán có thể giao trước, cùng lúc hoặc bảo lưu thời hạn giao tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng, theo thói quen được thiết lập giữa hai bên hoặc theo tập quán thương mại. Về vấn đề giao chứng từ trước thời hạn, Điều 34 cũng quy định, nếu người bán giao chứng từ trước thời hạn, thì họ có thể, trước khi hết thời hạn quy định sẽ giao chứng từ, loại bỏ bất kỳ điểm nào không phù hợp với chứng từ với điều kiện là việc làm này không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn vô lý nào.

Tuy nhiên, người mua vẫn có quyền đòi người bán bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.



77 Về vấn đề này, xem thêm: UNCITRAL, Digest of Case Law on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, trang 140-141.


28. Người bán có nghĩa vụ phải chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua. Vậy có trường hợp nào theo CISG mà mặc dù có sự tranh chấp về quyền sở hữu với người thứ ba nhưng người bán được miễn trách đối với việc không tuân thủ nghĩa vụ trên không?

Điều 42.1 CISG quy định: "Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở quyền sở hữu công nghiệp hay các quyền sở hữu trí tuệ khác mà người bán đã biết hoặc không thể không biết vào thời điểm giao kết hợp đồng, với điều kiện nếu các quyền và yêu sách nói trên được hình thành trên cơ sở quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác chiểu theo (a) pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng bằng cách khác, nếu các bên có dự đoán vào lúc ký kết hợp đồng rằng hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng bằng cách khác tại quốc gia đó; hoặc (b) trong mọi trường hợp khác - chiểu theo luật pháp của quốc gia có địa điểm kinh doanh của người mua". Quy định này được đưa ra để đảm bảo quyền sở hữu thực sự của người mua đối với hàng hóa sau khi nhận chuyển giao từ người bán. Nói cách khác, nếu người bán giao hàng hóa vi phạm quy định điều này thì sẽ bị coi là vi phạm


nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Khi đó, người mua là người có nghĩa vụ phải chứng minh sự vi phạm này. Tuy nhiên, người bán chỉ bị coi là vi phạm Điều 42 CISG khi hội tụ đủ ba điều kiện: một là, người bán phải biết hoặc không thể không biết


78 CLOUT Case No. 753 [Oberster Gerichtshof, Austria, 12 September 2006].


về những quyền hạn hoặc yêu sách liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp hay quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa của người thứ ba vào thời điểm giao kết hợp đồng; hai là, các quyền và yêu sách của người thứ ba phải dựa trên quy định của quốc gia được xác định theo điểm a và điểm b của khoản 1 nêu trên; ba là, các điều kiện được nêu tại khoản 2 Điều 42 không tồn tại trên thực tế. Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của mình, người mua có nghĩa vụ gửi thông báo cho người bán về việc này theo đúng quy định của Điều 43 CISG. Trong vụ tranh chấp giữa người bán có trụ sở tại Áo và người mua có trụ sở tại Đức được Tòa án quận Koln (Landgericht Koln, Đức) xét xử, người mua đã cho rằng hàng hóa mà người bán giao có sự vi phạm nhãn hiệu được bảo hộ của một người thứ ba và vì vậy, hàng hóa đã bị tịch thu. Tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ luận điểm này của người mua khi cho rằng người mua đã không gửi thông báo cho người bán chỉ rõ quyền hoặc yêu sách của bên thứ ba hoặc khiếu kiện

trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi người mua biết hoặc phải biết về những quyền hay yêu sách đó.

Như vậy, nếu một trong ba điều kiện nêu trên không được đáp ứng, người bán không phải chịu trách nhiệm vì việc giao hàng có tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ với người thứ ba không bị coi là vi phạm quy định của Điều 42. Ngoài ra, Điều

42.2 cũng chỉ ra rõ hơn, dựa trên các nguyên tắc về chịu rủi ro, rằng người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu người mua

79 Germany 5 December 2006 District Court Koln (Plastic faceplates for mobile telephones case), xem tại:


"đã biết hoặc không thể không biết" về sự hiện hữu của các quyền và khiếu nại nói trên vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc các quyền lợi hay yêu sách đó bắt nguồn từ việc người bán đã tuân thủ theo các bản thiết kế kỹ thuật, hình vẽ, công thức hay những số liệu cơ sở do người mua cung cấp.

29. Theo CISG, nghĩa vụ giao kết hợp đồng chuyên chở và mua bảo hiểm cho hàng hóa của người bán được quy định như thế nào?

Nghĩa vụ giao kết hợp đồng chuyên chở và mua bảo hiểm cho hàng hóa của người bán được quy định tại Điều 32 của CISG với ba trường hợp cụ thể:

Thứ nhất, nếu sự cá biệt hóa không được thực hiện khi hàng hóa đã được giao cho người thứ ba (người chuyên chở), người bán phải cho phép người mua tiến hành nhận diện hàng hóa bằng cách thông báo cho người mua biết về việc họ đã gửi hàng kèm theo chỉ dẫn về hàng hóa. Thứ hai, khi người bán có nghĩa vụ thu xếp việc vận chuyển hàng hóa, họ phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường. Tuy nhiên, người bán không có nghĩa vụ sử dụng những phương tiện vận chuyển đặc biệt trừ trường hợp các bên có thỏa thuận riêng biệt. Tòa án Bezirksgericht der Saane (Zivilgericht), Thụy Sỹ, trong phán quyết ngày 20/02/1997 đối với vụ việc T171/95 giữa nguyên đơn (người mua - một công ty của Áo) và bị đơn (người bán -


một chi nhánh công ty Thụy Sỹ, có trụ sở tại Lichtenstein) đã xác định việc lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa tới Moscow bằng xe tải của người bán là hợp lý do người mua không đưa ra được những bằng chứng chứng minh rằng đã có

một sự thỏa thuận về phương thức vận tải giữa hai bên trước đó. Thứ ba, nếu người bán không có nghĩa vụ bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, thì nếu người mua yêu cầu, người bán có nghĩa vụ phải cung cấp mọi thông tin cần thiết

liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.

Những quy định về nghĩa vụ của người bán theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng kế thừa những quy định của CISG. Cụ thể, tại Điều 36 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, nghĩa vụ giao kết hợp đồng chuyên chở và mua bảo hiểm cho hàng hóa cũng quy định tương tự Điều 32 CISG.


80 CLOUT No. 261 [Bezirksgericht der Sanne, Switzerland, 20 February 1997].

81 UNCITRAL, UNCITRAL Digest of Case Law on the UnitedNations Convention on Contracts for the Internatiol Sale of Goods, 2012edition, United Nations, New York, 2012.    

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: