Văn án, sơ lược bối cảnh, nhân vật.
I. VĂN ÁN
"Hoàng thúc, Thiên Kỳ muốn dùng một đời này bảo hộ người, dù người có thấy phiền, thấy chán ghét, cũng chỉ xin đừng từ chối ta. Người muốn một điệt tử hiếu thuận, ta tuyệt đối không đi quá giới hạn. Vậy nên....Hoàng thúc...người....đừng bỏ ta lại, được không...? "
"Hoàng thúc, ta thành Hoàng Đế rồi, sau này người là Phó Đế của ta, để xem kẻ nào cả gan dám nói lời xằng bậy."
"Hoàng thúc, may quá, ta cứ nghĩ ai cũng đi hết cả, vẫn còn người ở bên cạnh ta..."
"Huyền Ca, không phải một điệt nhi, cũng chẳng là Hoàng Đế. Ta cái gì cũng không phải, chỉ muốn làm một Thiên Kỳ, đem tất cả tâm can, yêu ngươi...."
"Huyền Ca, ta đã là một hôn quân rồi. Nhưng nếu không làm vậy, bọn chúng căn bản không buông tha ta, cũng chẳng buông tha ngươi. Ngươi có hối hận không...?
"Huyền Ca Chỉ cần không phụ ngươi, bảo vệ được ngươi, cùng ngươi, ta cam tâm tình nguyện làm một bạo chúa nhơ danh thiên cổ."
"Huyền Ca, nếu kiếp sau có thể gặp lại, ta nhất định mang ngươi, cao chạy xa bay"
"Huyền Ca, xin lỗi...."
"Ta yêu ngươi...."
...........
....
"Giống như nhiều năm trước, y đều không nỡ quay đi. Vậy thì nhiều năm sau, há có thể thay đổi sao...?"
"Không thể."
II. SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH
- Đại Vệ quốc. Do Cao Tổ Hoàng Đế Lý Nghiêm sau khi lật đổ Lưu Vinh Đế của triều Thục lập nên. Năm đầu tiên sau khi lên ngôi, đặt niên hiệu là Tuyên Minh.
- Tuyên Minh Đế có tổng cộng 9 đứa con, gồm 6 hoàng tử và 3 công chúa.
+ Trưởng Hoàng Tử Lý Khải tuy văn võ song toàn lại mắc chứng hen suyễn bẩm sinh, thân thể yếu nhược. Đến tuổi trưởng thành sắc phong Thịnh Vương, xin lui về vùng Hoằng Kì tận Tây Bắc, không can dự triều chính.
+ Nhị Hoàng Tử Lý Cẩn (Thiên Kỳ) ngoại thích thấp hèn, lưu lạc nhân gian từ bé, năm 15 tuổi mới được đón về kinh thành. Phong hiệu Khiêm Vương.
+ Tam Hoàng Tử Lý Uy mất khi còn niên thiếu. Truy phong Vĩnh Vương.
+ Tứ Hoàng Tử Lý Ngân thông tuệ hiền tài, tiếc là tai không dùng được, vì thế xin tước không xin quyền, chuyên tâm nghiên cứu y thuật. Về sau đi theo đại huynh về Tây Bắc. Phong hiệu Độ Vương.
+ Ngũ Hoàng Tử Lý Tông là đích tử do Trưởng Tôn Hạ Lan Hoàng Hậu hạ sinh, nhưng chỉ sống được đến năm 3 tuổi. Khi qua đời truy phong Tuyên Chính Thái Tử.
+ Lục Hoàng Tử Lý Hằng cùng Tam Hoàng Tử là con của Hách Thục Phi, về sau khi Hạ Lan Hoàng hậu qua đời, Hách Thục Phi nhờ có công sinh hạ hai vị hoàng tử mà trở thành Hách Hoàng Hậu. Được 3 tháng sau khi kế hậu đăng cơ, Tam Hoàng Tử bị ám toán trong một chuyến đi săn. Còn lại Lục Hoàng Tử với thân phận con Hoàng Hậu lúc bấy giờ, nghiễm nhiên trở thành đích tử. Lý Hằng sinh trễ, thế nên cho đến khi Hoàng đế đã ngoại lục tuần, y chỉ mới 7 tuổi. Vì lí do đó ngôi Thái Tử vẫn để trống.
+ Các công chúa gồm : Tuệ Hiền Trưởng Công Chúa Yến Lan đã gả sang làm Hoàng Hậu Vinh Duy quốc. Tuệ An Nhị Công Chúa Yến Như mất sớm. Tuệ Hòa Tam Công Chúa Yến Linh bị mù bẩm sinh, sau theo ca ca ruột Lý Ngân về Tây Bắc.
- Kiều Quý Phi vốn là sủng phi của Tuyên Minh Đế, gia thế hiển hách, từ khi ở hàng tứ phi đã cao hơn Hách thị một bậc. Nhưng khi Hạ Lan Hoàng Hậu qua đời, Quý Phi do không sinh được hoàng nam mà chịu thua vị kia, đâm ra sinh hận. Thế nên sau khi Dương Chiêu Nghi bất ngờ điên loạn qua đời, để lại Nhị điện hạ, Kiều Quý Phi nhất mực đòi nhận Thiên Kỳ làm con thừa tự, hòng mưu đoạt quyền vị.
- Một mùa xuân năm nọ, Kiều Quý Phi đột nhiên lâm bệnh phát điên, hành vi rồ dại, không thể cứu chữa. Thoi thóp kéo dài được 3 tháng sau thì qua đời. Nhị Hoàng Tử Lý Cẩn một mực phò tá đích tử lên ngôi. 2 năm sau Lý Hằng sắc phong Thái Tử. Thêm 1 năm sau, Tuyên Minh Hoàng Đế băng hà, tân đế kế vị, lấy niên hiệu Thuận An.
- Thuận An ấu đế tuổi nhỏ, Thái Hậu lộng quyền làm rối kỉ cương. Trật tự triều đình lỏng lẻo, bè đảng nịnh thần muôn nơi. Dân chúng nghèo đói khổ sở. Trước tình thế đại loạn này, Khiêm Vương Lý Cẩn lại ẩn nhẫn gỡ rối cục diện, được lòng người. Thế nên 3 năm sau khi Thuận An lên ngôi, các vị công thần danh tướng địa vị cao trong triều nhất loạt ủng hộ ấu đế thoái vị, nhường ngôi cho Khiêm Vương. Trước sức ép từ các vị đại thần, Thuận An không thoái cũng bị phế, xuống làm An Vương, đày tới vùng Lĩnh Nham phía Bắc. 6 tháng sau loạn dân căm hận ám toán, lăng trì tới chết.
- Hách thị đày ở Lãnh cung nghe tin, tự vẫn.
- Năm Thuận An thứ ba, Lý Cẩn lên ngôi Hoàng đế, đầu năm sau khi lên ngôi, đặt niên hiệu là Chấn Nguyên.
III. NHÂN VẬT CHÍNH.
∆ Dương Thiên Kỳ/Lý Cẩn
- Họ : Lý
- Tự : Cẩn
- Nhũ danh : Thiên Kỳ (lúc lưu lạc nhân gian mang họ Dương)
- Hiệu : Khiêm Vương. Sau là Chấn Nguyên Đế
- Sơ lược tiểu sử :
+ Nhị Hoàng tử của Tuyên Minh Đế - Đại Vệ quốc, nhưng ngoại thích thấp hèn. Mẹ là một cầm sư nổi tiếng trong nhân gian. Khúc Uyên Ương Huyễn Mộng của bà được mệnh "Đệ nhất cầm khúc". Thời trẻ, trong một lần Hoàng đế vi hành đến vùng Tương Thanh phía Nam, đã thị tẩm Dương thị, sinh ra Thiên Kỳ.
+ Về sau nhờ một nhân duyên bất ngờ, Ân Nam Vương - Bắc Đường Hiên phát hiện ra thân phận của Thiên Kỳ, giúp Dương thị đưa y về nhận tổ tông, trở thành Nhị Hoàng tử danh chính ngôn thuận. Thiên Kỳ được ban tự Cẩn, gọi là Lý Cẩn. Bản thân Dương thị phong làm Chiêu Nghi.
+ Nhưng ít lâu sau Dương Chiêu Nghi bất ngờ lâm bệnh, mắc chứng trầm cảm rồi phát điên, được ít lâu thì qua đời. Kiều Quý Phi vì muốn tranh quyền với Hách Hoàng Hậu, dùng trăm ngàn kế tỏ vẻ cầu con, xin Tuyên Minh Hoàng Đế cho nhận Thiên Kỳ làm con thừa tự. Được chấp thuận.
+ Năm 18 tuổi, Lý Cẩn phong thân vương, lấy Khiêm làm hiệu. Tức Khiêm Vương.
∆ Bắc Đường Hiên/Ngụy Huyền Ca
- Họ: Ngụy (Nhưng không dùng), họ hiện tại là Bắc Đường.
- Tự: Hiên.
- Nhũ danh: Huyền Ca.
- Hiệu: Ân Nam Vương. Sau là Thiên Ân Phó Đế.
- Sơ lược:
+ Thái tử tiền triều sống sót, Ngụy Hiên. Mang mối hận với tân triều.
+ Năm Tiền triều bị lật đổ, Ngụy Hiên chỉ mới mười tuổi. Sau khi trốn khỏi hoàng cung, Ngụy Hiên lưu lạc giang hồ, bái Bách Lão Quái Nhân làm sư phụ, đổi tên thành Bắc Đường Hiên.
+ Tình cờ cứu Hoàng đế lúc hoàng đế vi hành bị truy sát. Hoàng đế biết ơn hắn, nhận hắn làm nghĩa đệ. Khi biết nghĩa huynh là hoàng đế, hắn muốn nương theo mối quan hệ này để trả thù họ Lý.
+ Phiên vương phía Tây Nam muốn tạo phản, cấu kết với Ngạo Nguyệt Cung chốn giang hồ. Bắc Đường Hiên giúp hoàng đế tra xét tin tức liên quan Ngạo Nguyệt Cung, sau đó được hoàng đế phong làm tướng quân đi thảo phạt Tây Nam.
+ Có ơn cứu mạng hoàng đế và có công triệt hạ loạn đảng, hoàng đế sắc phong hắn làm Quận vương, đóng ở một vùng đất trù phú không quá lớn phía Nam. Ban một chữ "Ân", từ đó, triều đình có thêm một Ân Nam Vương. Tuy không mang huyết thống hoàng tộc, nhưng chữ "Ân" do hoàng đế ban ấy khiến cho bất kì ai cũng không dám khinh thường Bắc Đường Hiên.
+ Sau khi Khiêm Vương Lý Cẩn lên ngôi, Ân Nam Vương trở thành kẻ không một ai dám đụng tới.
Danh xưng hắn là, đại nịnh thần của hoàng triều.
IV. CÁC NHÂN VẬT PHỤ
ĐANG CẬP NHẬT
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip