Phần 5: Cải cách thị trường là đòi hỏi của quần chúng nhân dân

  Có một sự hiểu lầm về cải cách thị trường như một hiện tượng thuần túy từ trên xuống hơn là nhu cầu thực sự của quần chúng nhân dân Việt Nam. Trong khi nhiều chính sách được thiết kế bởi ĐCS, bản thân Đảng cũng gồm chủ yếu là công nhân và nông dân, thì nhiều chính sách hiện ra là nhu cầu thực tế của quần chúng được đề xuất từ thôn làng và thành phố. Ở Sài Gòn chẳng hạn, công nhân thành thị đã bắt đầu cải tạo lại ngôi nhà của họ và tạo ra các cơ sở chế biến thực phẩm riêng cho họ để đáp ứng nhu cầu mà nền kinh tế nhà nước khủng hoảng không thể làm được. Mặc dù những sự thay đổi này về mặt kỹ thuật là phạm pháp, nhưng nhà nước Việt Nam không có lợi ích gì nếu bẻ gãy những việc này, bởi vì thực tế thì điều đó củng cố CNXH chứ không hề làm suy yếu CNXH. Hayton ghi chú: 

"Những ngôi nhà và cách sinh nhai là không hợp pháp, nhưng nếu nhà nước thực thi luật pháp thì kết quả sẽ là sự cùng cực và mất ổn định của quần chúng. Thay vào đó, các hộ gia đình và nhà nước đã đạt được một thỏa thuận vừa thực dụng vừa dễ chịu. Năm 1989, khi các doanh nghiệp nhà nước và quân đội trả về 1,5 triệu người, đường phố được 'mở cửa' và cách mạng thức ăn đường phố ở Việt Nam bắt đầu. Phụ nữ là những người tiên phong. Họ kiểm soát phương tiện sản xuất: một bếp than tổ ong, một cái nồi lớn, một vài cái ghế gỗ (sau này là nhựa), và bắt đầu hỗ trợ chính họ và gia đình bằng cách bán trà, phở, bún chả, lẩu và tất cả những món ăn ưa thích của gia đình, nhờ đó mà thức ăn Việt Nam ngày nay trở nên rất nổi tiếng. Trước đó, các hoạt động buôn bán nhỏ sẽ mau chóng bị dẹp bỏ. Nhưng giờ, công an đã thay đổi thái độ một cách rõ ràng, họ được yêu cầu để yên cho những người phụ nữ." 

Cải cách thị trường kinh tế có lợi cho công nhân thành thị, đặc biệt là phụ nữ, bằng cách cho phép họ đáp ứng nhu cầu đang không được thỏa mãn do khủng hoảng kinh tế gây ra bởi viện trợ sụt giảm.

Nhiều người gièm pha cánh tả quan niệm cải cách thị trường đơn giản từ góc nhìn của lãnh đạo cao nhất trong ĐCSVN và cho rằng đó là chính sách được đặt ra bởi hệ thống quan liêu của Đảng cốt để kiếm tiền. Như kinh nghiệm ở Sài Gòn những năm cuối thập kỷ 1980 đã chứng minh, những quan điểm ở trên hoàn toàn sai lầm.

CNXH hiện thực nằm trong sự giam hãm của một thế giới thống trị bởi CNĐQ. Sau rạn nứt mối quan hệ Việt-Trung, và sự sụp đổ của Liên Xô, sự cải thiện liên tục các điều kiện vật chất cho quần chúng bị tổn thương, và mặc dù với những nỗ lực cao nhất, nhà nước cũng không thể tiếp tục cung cấp dịch vụ ở mức độ trước đây.

  Luôn luôn là động lực sáng tạo của xã hội, quần chúng thúc đẩy nhiều cải cách thị trường để đáp ứng trực tiếp nhu cầu của họ. Đặc biệt là phụ nữ dẫn đầu nhiệm vụ này vào cuối thập niên 1980, và nhà nước tôn trọng hành động không tuân thủ pháp luật của họ. Điều đó chứng tỏ sự thống nhất lợi ích giai cấp giữa quần chúng nhân dân và nhà nước, cả hai đều được hướng tới lợi ích của giai cấp lao động Việt Nam. Ở đó ta thấy bản chất của CNXH hiện thực. 

 

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip