Cảnh Thiên: Trời trao duyên
Chuyện tình Thuận Thiên và Trần Cảnh mặc dù bị chê trách là trái luân thường đạo lý nhưng may thay được trời-người thương tình giúp sức.
1. Thiên thời: Thời thế thuận lợi
Lúc này Chiêu Hoàng đã nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Trần cần một người nối dõi mang dòng máu Lý-Trần để danh chính ngôn thuận hơn trong mắt dân, cũng như xoa dịu thần tử từng phục vụ nhà Lý để họ không dấy binh tạo phản. Tuy nhiên, con trai của Chiêu Hoàng, thái tử Trần Trịnh vừa ra đời đã mất. 4 năm sau đó Chiêu Hoàng cũng không sinh thêm được người con nào nữa.
Lúc này, sự tồn tại của Chiêu Hoàng trong vai trò Hoàng hậu trở nên không cần thiết. Bên cạnh đó, thân phận từng là nữ đế tiền triều của bà như một mối nguy đối với cơ đồ nhà Trần nên cần nhanh chóng bị loại bỏ.
2. Địa lợi: Lợi thế của Thuận Thiên
- Sự sủng ái của Trần Cảnh. Dù ban đầu có chút chút hổ thẹn nhưng nhờ Thuận Thiên khéo léo đưa đẩy mà về sau Trần Cảnh không còn e ngại, thậm chí còn ham thích.
- Là chị ruột Lý Chiêu Hoàng, cũng là một công chúa họ Lý. So với em gái thì đuợc đánh giá chỉ có chút tâm tư phụ nữ mà không có thực lực chính trị. Không uy hiếp cơ đồ nhà Trần.
3. Nhân hoà: Quốc sư và Quốc mẫu trợ lực
- Trần Thủ Độ và Lý Chiêu Hoàng luôn không thuận. Trái ngược với em gái, Thuận Thiên đã thần phục nhà Trần từ lâu nên không bị Trần Thừa và Thủ Độ nghi kị. Nhờ vậy mà nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ, trở thành Hoàng hậu thay em.
Có thuyết cho rằng sự phân biệt đối xử giữa Lý Chiêu Hoàng và Thuận Thiên bắt nguồn từ việc Thuận Thiên là con của Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung, vì lúc mang thai bà, Trần Thị Dung không ở trong cung. Cả việc Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con thứ là Lý Chiêu Hoàng chứ không theo lệ thường truyền cho con trưởng cũng là một điều khó hiểu.
- Nhờ mẹ và Trần Thủ Độ bày ra vở kịch cướp vợ, trở thành mục tiêu công kích duy nhất khiến dân chúng không chỉa mũi dùi về phía vua hậu. Vừa giúp quân vương diệt được hậu hoạ, vừa giúp Trần Cảnh và Thuận Thiên giữ được thanh danh.
- Các con sinh cho em chồng đều tài giỏi khiến lòng dân nguôi ngoai.
- Việc Thuận Thiên qua đời sớm và có quá ít ghi chép về bà mang đến cho bà hiệu ứng hào quang sau khi chết (the halo effect of death). Cộng với tiếng ác của Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung gần như đã che lấp mọi thứ.
Tổng kết:
Nhà Trần buổi đầu thành lập, đế hậu cần phải đoan chính làm gương. Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ không phụ sự kì vọng, thành công bảo vệ thanh danh, giữ vững quyền lực cho đôi trẻ. Thật ra nếu để ý kĩ có thể nhận ra vở kịch là một cái cớ đầy sơ hở. Vì nếu muốn mạo nhận, tại sao lại là Trần Quốc Khang mà không phải Trần Doãn, tại sao phải chờ đến khi Chiêu Hoàng "vô sinh" đến năm thứ 4, trùng hợp lúc Thuận Thiên vừa mang thai con thứ 3 thì mới đột nhiên nảy ra ý định.
Lịch sử Trung Hoa có một sự kiện tương tự chính là Hiếu Huệ Hoàng Hậu Trương Yên và Hán Huệ Đế Lưu Doanh. Theo đó, Lã Thái Hậu ép buộc Lưu Doanh lấy cháu gái ruột là Trương Yên. Lưu Doanh thấy chuyện trái đạo nên dù Lã Thái Hậu ra sức thúc ép, ông vẫn quyết không đụng vào Hoàng Hậu mà chỉ sủng hạnh các phi tần khác. Hiếu Huệ Hoàng Hậu Trương Yên khi chết vẫn còn là trinh nữ. Lưu Doanh được sử sách đánh giá là ôn nhu, hoà mĩ, có phần tương tự với Trần Cảnh. Tuy nhiên, phản ứng của Lưu Doanh mới thực là phản ứng bình thường của một người bị ép làm việc trái đạo đức.
Sử Việt Nam có vua Lê Thần Tông, được đánh giá là người nhẫn nhịn, không có thực quyền, có nét tương đồng về mặt tính cách và số phận với Trần Thái Tông. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1630, vua Lê Thần Tông bị chúa Trịnh ép lấy bà Trịnh Thị Ngọc Trúc, vợ của bác ruột mình.
Lê Thần Tông nói với quần thần, "Đã trót rồi, lấy gượng vậy", sau đó phong bà Trịnh Thị Ngọc Trúc làm Hoàng hậu, phong con riêng của bà làm Công chúa. Tuy nhiên, vua giữ lễ nghĩa mà không đụng vào bà, hai người không có con chung. Sau này vua nhường ngôi cho Lê Chân Tông, con trai của ông và quý phi Nguyễn Thị Ngọc Bạch. Còn bà Trịnh Thị Ngọc Trúc thì mang theo con gái riêng vào chùa tu hành.
Về phần Trần Cảnh và Thuận Thiên, nếu thực sự hoàn toàn bị ép buộc và cảm thấy hổ thẹn với Trần Liễu và Chiêu Hoàng như đồn đại thì chỉ cần Quốc Khang và Trần Hoảng là tròn bổn phận, sao phải yêu thích rồi sinh thêm Quang Khải, Thái Đường, Thiều Dương, Thụy Bảo. Lúc này Trần Cảnh đã có rất nhiều phi tử và con cái rồi, nhưng vẫn dành cho Thuận Thiên sự sủng ái cao nhất. Sự sủng ái tiếp diễn đến khi ông lìa xa cõi đời mới chấm dứt.
Một số nhận định cho rằng Thuận Thiên chỉ là công cụ sinh sản bị bức ép, nhưng Trần Cảnh là vị vua mê kinh kệ và Phật pháp, nào có chuyện cưỡng ép chị dâu được đây. Hơn nữa, việc sinh nhiều và liên tục cũng thể hiện sự hoà hợp chăn gối lứa đôi, chứng minh cơ thể và tinh thần của người vợ và người chồng hoàn toàn khoẻ mạnh thoải mái. Một cặp đôi thật sự bị ép buộc và hổ thẹn thì khó có thể ham thích nhau như vậy. Phải chăng giữa ông và Thuận Thiên cũng chỉ là một đôi phu thê nồng thắm, tình cờ lại từng là chị dâu, em rể của nhau mà thôi.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip