Hồi III: Chân tướng

Sau khi sinh hạ Quốc Khang, Thuận Thiên ngày đêm mặn nồng với Trần Cảnh và mang thai vô số lần nhưng suốt hai năm, chẳng có đứa trẻ nào thuận lợi chào đời cả.

Thái Tông rầu rĩ: "Ái hậu của ta, có phải trời phật đang trừng phạt chúng ta chăng?"

"Bệ hạ suy nghĩ nhiều rồi. Hai ta là duyên trời ban, tốt đẹp biết mấy. Sao có thể trừng phạt được"

Nói là nói vậy nhưng hai tháng nay, Thái Tông Trần Cảnh ít khi lui đến cung bà. Thuận Thiên một mặt nghe ngóng, một mặt cho người tìm kiếm nhiều thú vui chốn phòng the, thậm chí nhiều lần đến thẳng điện Thái Tông ở, nhưng ông vẫn tìm cớ tránh mặt.

Thuận Thiên biết Trần Cảnh tín Phật, tin nghiệp quả. Chuyện này mà kéo dài sẽ gây rạn nứt tình cảm vợ chồng. Trăm mưu nghìn kế mới được ở bên nhau, bà sợ mất đi sủng ái của ông. Thân thể đã quen sớm tối mưa móc đủ đầy làm sao mà chịu nổi.

Thuận Thiên bắt đầu đi hành lễ, xây chùa chiền và cầu khấn khắp nơi. Cuối cùng vào đầu 1240, bà hoài thai Trần Hoảng như ý nguyện. Lúc Thuận Thiên mang thai Hoảng, Trần Cảnh mơ thấy thượng đế trao gươm báu nên vô cùng mong ngóng. Năm Canh Tý (1240), tháng 9, ngày 15, giờ Ngọ, Trần Hoảng vừa sinh, liền được lập làm hoàng thái tử. Trần Hoảng vừa ra đời thì ngay hôm sau Thái Tông lại đến lâm hạnh Hoàng hậu. Năm kế tiếp (1941) Thuận Thiên hạ sinh thêm Trần Quang Khải. Đế Hậu vui mừng khôn xiết, lại càng tín Phật.

Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Sau này vua Trần Thánh Tông Trần Hoảng con trai của Thuận Thiên và Trần Cảnh cũng học theo cha mẹ mình. Ông và Trần Thị Thiều (Thiên Cảm Hoàng hậu) đã "ăn cơm trước kẻng", có thai rồi mới xin vua cha cho cưới.

Năm Nguyên Phong thứ 8 (1258), tháng 2, Trần Hoảng lên ngôi. Tháng 8 cùng năm, Thị Thiều được sách phong làm Thiên Cảm phu nhân, không lâu sau thì chính thức phong làm Hoàng hậu. Bà hạ sinh Hoàng trưởng tử Trần Khâm (vua Trần Nhân Tông) vào ngày 11 tháng 11 năm 1258. Điểm khác biệt với đời trước là khi mang thai, Thiên Cảm Hoàng hậu không có đang trong một mối hôn thú nào cả.

Năm 1251, việc cướp vợ lại tiếp diễn trong hoàng thất nhà Trần.

Tân Hợi, mùa xuân, tháng 1, Thiên Thành Công chúa Trần Anh được Trần Cảnh gả cho Trung Thành Vương, con trai Nhân Đạo Vương, chờ đến tháng 2 thì làm lễ hợp kết. Tuy nhiên khi đang ở nhà hôn phu thì Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, con trai Trần Liễu do bà Nguyệt sinh, lẻn vào tư thông với Công chúa. Thụy Bà Công chúa, chị của Thái Tông và mẹ nuôi của Quốc Tuấn phải dâng 10 mâm vàng sống, Trần Cảnh mang 2000 mẫu ruộng ở phủ Ứng Thiên để đền bù. Sau đó Trần Anh được gả cho Quốc Tuấn.

Sau này Trần Cảnh và Thuận Thiên lại có thêm cô cháu gái Thiên Thụy Công chúa cũng lén lút ăn nằm với Nhân Duệ Vương Trần Khánh Dư khi còn đang là vợ của Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Trần Quốc Tuấn và Trần Anh.

Ngoài ra còn có Trần Nhân Tông lấy chị em của vợ. Đến đời chắt thì có vua Trần Anh Tông bỏ vợ là Văn Đức phu nhân, lấy em gái bà là Thánh Tư phu nhân (Bảo Từ Hoàng hậu). Uy Túc Công Trần Văn Bích vợ mất thì khóc thảm thiết, hôm sau lại lấy ngay chị em của vợ.

Đại Việt sử ký toàn thư, sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét: "Vì Đế đã bất chính trong đạo vợ chồng, cho nên người làm tôi con cũng bắt chước". Có thể thấy chuyện tình của hai người Cảnh-Thiên đã tạo tiền lệ xấu cho đám con cháu sau này.

Quay trở lại với phu thê Cảnh-Thiên. Niềm vui chưa dừng lại ở đó, sau Trần Quang Khải, hoàng hậu còn sinh cho vua thêm ba nàng công chúa xinh xắn, lần lượt là trưởng công chúa Thái Đường (có nơi gọi là Thái Dương), công chúa thứ Thiều Dương và công chúa Thụy Bảo (theo Ngọc phả hệ bảo tích của vương triều Trần và Các Công chúa và Phi hậu nhà Trần). Ngoài ra còn có các hoàng tử và công chúa khác nhưng do mất trong bụng mẹ, sinh ra liền mất hoặc vì một lý do nào đó mà không được ghi lại rõ ràng.

Ngắm nhìn kết tinh tình yêu của mình và Trần Cảnh lần lượt ra đời, lòng Thuận Thiên nở rộ một cảm giác ưu việt cùng mãn nguyện chưa từng có. Thuận Thiên thầm cảm ơn Trời cao có mắt, bù đắp cho bà một gia đình hạnh phúc, một cuộc đời vinh hoa.

Cả hoàng cung trên dưới đều biết Trần Cảnh vô cùng sủng hạnh vị Hoàng hậu từng là chị dâu và chị vợ này. Nhiều lần đế hậu nóng vội chuyện chăn gối mà động thai. Do không biết tiết chế mà Trần Cảnh bị chê trách: "Chốn buồng the cũng có nhiều điều hổ thẹn"

Sau một thời gian dài hoan ái và sinh con không ngừng nghỉ. Cơ thể của hoàng hậu Thuận Thiên xuất hiện vấn đề. Thái y khuyên nhủ Hoàng hậu tạm ngừng hành phòng trong một tháng để cơ thể hồi phục. Thuận Thiên nhíu mày. Chuyện này sao mà được. Một tháng không hành phòng khác nào muốn bà chết. Nhỡ đâu trong lúc dưỡng bệnh, có phi tần muốn đoạt đi tâm thánh thượng thì sao. Không được, bà không cho phép.

Thuận Thiên mỉm cười sai người đưa bạc cho Thái y.

"Mong ông không báo chuyện này lên Bệ hạ"

"Nhưng thưa Hoàng hậu..."

"Không nhưng nhị gì cả. Ta bảo sao ông cứ làm vậy. Sức khoẻ của ta như thế nào, chẳng lẽ ta không rõ bằng ông ư"

Thấy Hoàng hậu kiên quyết, Thái y cũng không dám nói gì nữa. Ông bái lạy Hoàng hậu rồi lui ra

Một hôm, khi đang nằm trong vòng tay Trần Cảnh, bà vuốt ve khuôn mặt chồng, nhẹ giọng hỏi: "Ngọc Oanh thế này trong mắt bệ hạ chắc là xấu xí lắm?"

Trần Cảnh nắm lấy tay Thuận Thiên trấn an. "Nàng trong mắt ta luôn xinh đẹp"

Nhận được câu trả lời vừa ý, Thuận Thiên cười khúc khích, ngón tay dịu dàng vân vê ngực chồng: "Chàng còn nhớ đêm trăng ở ngự hoa viên không?"

"Làm sao mà ta quên được. Nàng lúc đó rực rỡ hơn cả nữ thần Phù Dung". Nhìn vợ yếu ớt, Trần Cảnh đau lòng nắm lấy tay nàng: "Nàng có muốn ta gọi các con về, có muốn gặp Quốc Mẫu và Thiên Hinh không?"

Thuận Thiên bật dậy, giương đôi mắt hoa đào đẫm lệ nhìn chồng, giọng nói lạc hẳn đi: "Sao cư nhiên lại nhắc đến? Chàng nhớ Thiên Hinh rồi?!"

Thân thể Thuận Thiên run lên từng hồi, nước mắt lóng lánh như ngọc trai lã chã rơi. Trần Cảnh xót xa tiến đến ôm bà vào lòng vỗ về: "Không gặp thì không gặp. Nàng đừng tức giận mà hại thân".

Thuận Thiên tủi thân: "Bao năm qua thiếp sinh cho chàng bao nhiêu con cái tài giỏi. Chẳng lẽ vẫn không bằng một kẻ vô sinh".

Thuận Thiên khóc như lê hoa đái vũ muốn Thái Tông thề phải tìm phu quân mới cho Chiêu Hoàng và không được gặp mặt Chiêu Hoàng nữa. Nếu không bà dưới suối vàng cũng chết không nhắm mắt. Việc này trùng hợp lại đúng ý Thái sư Trần Thủ Độ. Thủ Độ vẫn lo sợ một ngày Chiêu Thánh quay về đạp đổ hết mọi thứ mà ông xây dựng.

Hôm đó, Thái Tông đã thề độc. Thuận Thiên tạm an lòng, bà vươn tay ôm chặt chồng như muốn khảm hai người lại làm một.

"Cảnh à, sao ông Trời lại đành đoạn chia rẽ đôi ta. Thiếp nguyện đánh đổi tất thảy vinh hoa phú quý để được sống cùng chàng và các con lâu hơn"

Hai người tình chàng ý thiếp một lúc rồi lại quấn lấy nhau.

Trần Hoảng cùng Quốc Khang đưa Quang Khải và các công chúa đến thăm mẹ, nghe thấy tiếng động trong phòng, liền biết ý mà đưa cả đám rời đi.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip