Chương 4: Bích Họa Và Mộ Chủ
Khi hai anh em Hùng và Lan bước vào thì đã thấy Trần Long đã đứng ở phòng thờ của ngôi nhà, tay cầm la bàn mắt luôn chăm chú ngước nhìn lên phía trên. Cùng lúc đó ở trên mái nhà, chú khỉ Hanuman cũng đã gỡ lấy viên ngói ở vị trí cao nhất để lại một lỗ hổng cở chỉ bằng bàn tay người lớn.
Trong không gian tĩnh mịch của gian phòng dưới những ánh đuốc lập lòe một bức tranh huyền ảo đang dần dần hiện ra trước mắt. Một cột sáng trắng nhạt, mơ hồ đang chiếu rọi từ trên bầu trời vào gian phòng thông qua lỗ hổng trên mái nhà. Dường như tất cả đều bị thu hút bởi ánh sáng đó, ngay cả những con đom đóm cũng vậy. Chúng bay thành từng vòng tròn quấn quanh cột sáng từ trên mái cho đến tận sàn nhà. Nhỏ Lan dơ tay chạm vào luồng ánh sáng đang được bao bọc bởi những con đám đom đóm và ngơ ngác hỏi:
Đây có phải là ánh trăng không?
Trần Long tay vẫn cầm la bàn nói:
- Đúng vậy đây là ánh trăng vào lúc giờ tý canh ba của ngày rằm tháng bảy
Hùng lên tiếng hỏi:
- Vậy ánh trăng này dùng để làm gì vậy đại ca?
Trần Long cúi mình xuống chỉ vào vệt sang trên nền nhà:
- Có mộ cổ ngàn năm nằm ở đây!
Cậu nhóc ồ lên ngạc nhiên, vì không ngờ dưới chân mình lại có mộ cổ ngàn năm và càng vì không ngờ đến việc ánh trăng đêm rằm tháng bảy lại có thể xác định được mộ cổ:
- Đại ca, anh thật lợi hại!
Nhỏ Lan thì ngô nghê hỏi lại:
- Vậy tức là người dưới chân chúng ta chết đã được ngàn tuổi rồi à?
Rồi cô bé xòe hai bàn tay ra trước mặt nói:
- Năm nay em mới tám tuổi, vậy là người dưới này hơn em rất nhiều, rất nhiều.
Trần Long xoa đầu cô bé rồi cười:
- Vậy đã sợ chưa?
Nhỏ Lan làm bộ hai tay chống nạnh phùng miệng lên quả quyết:
- KHÔNG SỢ!
Điệu bộ của cô bé khiến cả Trần Long và nhỏ Hùng phải bật cười.
Thời khắc quan trọng cuối cùng cũng đã đến, Trần Long không dám lơ là thêm. Từ vị trí ánh trăng rọi xuống, anh nhanh chóng dùng xẻng chuyên dụng cáy lớp gạch lát nền ra và tiến hành đào sâu xuống dưới. Hùng và Lan cũng phụ giúp việc chuyển đất cát lên trong khi đó Thiên Khuyển, Hanuman và Phượng Hoàng làm nhiệm vụ cảnh giới.
Cũng đã một canh giờ trôi qua, chổ Trần Long đào giờ cũng đã thành một chiếc hố sâu gần tới đầu anh. Đang trong lúc đào bổng chiếc xẻng trên tay chạm phải một thứ gì đó dưới nền đất rất rắn chắc, vang lên một âm thanh trầm đục. Đoán rằng đó có thể là trần mộ cổ, anh nhanh chóng đào rộng ra xung quanh rồi dùng tay gạt bỏ đi lớp đất phía trên, dưới ánh đuốc mập mờ một lớp gạch cổ dần dần hiện ra. Hùng đứng trên miệng hố tay cầm đuốc rọi xuống hỏi:
- Long đại ca, đó là thứ gì vậy?
Trần Long mắt vẫn không rời lớp gạch vội trả lời:
- Đó là trần mộ. Chúng ta đã đào đến trần mộ rồi!
Sau đó anh quay người lên nói:
- Lan! Em hãy lấy tay nải bên Thiên Khuyển mang lại đây cho ta.
Cô bé Lan rất vui mỗi khi được giao làm việc gì đó dù là việc nhỏ nhặt, vì vậy chỉ trong giây lát cô bé đã vui vẻ "hoàn thành nhiệm vụ" của mình. Trần Long lấy từ trong tay nải ra hai gói giấy nhỏ, một chứa chất bột màu đỏ, một màu vàng. Sau đó anh trộn lẫn hai loại bột đó với nhau vào trong một ống tre nhỏ rồi rót nước vào và khuấy đều, chỉ trong giây lát nước đã chuyển thành một màu xanh da trời. Cuối cùng Trần Long đổ thứ nước đó lên lớp gạch cổ tạo thành một vòng tròn đủ cho một người đứng vào. Chỉ một lát sau những hiện tượng kỳ lạ bắt đầu diễn ra, nước bắt đầu sủi bọt và bốc lên một làn khói trắng khi vừa chạm vào lớp gạch.
Hùng thấy khói trắng bốc lên vội kéo em gái về phía sau và lo lắng hỏi vọng xuống:
- Đại ca, cái đó là thứ gì vậy?
Thấy Hùng có vẻ lo lắng, Trần Long trấn an cậu bé:
- Yên tâm, thứ này chỉ có tác dụng với gạch đá và kim loại thôi, không ảnh hưởng đến vật sống. Đây là một phương pháp bí truyền do sư phu ta truyền lại, chuyên dung để đục phá tường, cửa sắt vì nó có màu xanh nên gọi là Bích Thủy.
Nhỏ Lan thấy vậy hiếu kỳ hỏi:
- Vậy là chúng ta sẽ trèo vào từ trên nóc sao? Sao lại không đi từ cổng chính?
anh mĩm cười, nhìn bọn trẻ rồi nói:
- Đây là "nhà" của người chết, đi từ phía trên xuống sẽ dễ dàng hơn. Ở cửa chính mộ cổ chắc chắn có cửa đá lớn trấn giữ dày hơn rất nhiều so với lớp gạch trên trần mộ, trong khi phương thuốc bí truyền ta còn lại quá ít để có thể phá cánh cửa đó.
Đến lúc này thì làn khói trắng cũng đã tan hết, lớp gạch trên trần mộ bị ăn mòn tạo thành một rãnh hình tròn. Trần Long ra hiệu cho hai đứa trẻ lùi ra xa khỏi miệng hố rồi anh nhanh chóng quay ngược cán xẻng dùng đầu nhọn còn lại đục mạnh vào nơi gạch mộ đã bị ăn mòn.
Bổng những tiếng "ầm ... ầm" trầm đục vang lên, cả một mảng gạch trên trần mộ rơi xuống phía dưới. Cùng lúc đó giống như có một con quái vật màu trắng bị giam giữ trong cổ mộ đang nhe nanh, giơ vuốt chợt lao ra rồi phi thẳng lên nóc nhà và biến mất. Thiên Khuyển nhìn theo "con quái vật" đó sủa liên hồi, còn Hùng và Lan thì thì ôm chặt lấy nhau thét lên:
-Quái vật, quái .. vật! ... Có quái vật.
Trong khi đó Trần Long vẫn tỏ ra bình tĩnh, anh nhẹ nhàng thoát lên miệng hố ra hiệu cho Thiên Khuyển bình tĩnh, rồi xoa đầu hai đứa trẻ, ôn tồn nói:
- Đừng sợ, đó chỉ là do không khí bị dồn nén, tích tụ lâu năm trong cổ mộ thoát ra mà thôi, tuyệt đối không phải quái vật thôi. Đợi một lúc nữa cho không khí lưu thông là có thể leo xuống dưới!
Được trấn an, hai đứa trẻ dần dần trở lại vui vẻ. Hùng chỉ về miệng hố và cất tiếng hỏi?:
- Vậy là giờ chúng ta sẽ xuống mộ cổ theo lối đó sao?
Trần Long nhìn bọn trẻ với ánh mắt đầy ưu tư nói:
- Việc này quá nguy hiểm. Hai đứa hãy ở lại trên này đợi, ta sẽ cùng Hanuman và Phượng Hoàng xuống mộ cổ. Thiên Khuyển cũng sẽ ở lại, nó có thể bảo vệ các em.
Trần Long vuốt đầu Thiên Khuyển nhẹ nhàng bảo:
- Ở lại đây, bảo vệ bọn nhỏ!
Chú chó ve vẩy đuôi có vẻ hiểu ý chủ.
Trần Long rút từ trong tay nải ra hai khẩu súng hỏa mai Bồ Đào Nha, nạp đạn và tra thuốc súng rồi đưa cho Hùng:
- Hai khẩu súng đã lên đạn này ta đưa cho em. Khi em thấy nguy hiểm chỉ cần gạt nắp đậy xuống, trong vòng năm mươi bước chân nhắm thẳng kẻ xấu và bóp cò. Mỗi khẩu súng chỉ bắn được một lần, nếu như súng đã dùng hết mà vẫn còn nguy hiểm thì hai đứa phai nhanh chóng tìm cách thoát thân. Nhớ là chỉ khi thực sự cần thiết thì mới được dùng đến. Ngoài ra nếu đến gần sáng mà không thấy ta lên hoặc gặp bất cứ nguy hiểm gì cũng phải ngay lập tức rời khỏi đây, không được chần chừ!
Trần Long vừa nói vừa hướng dẫn cậu bé dùng súng.
Hùng nhận lấy súng, nhìn anh:
- Đại ca, nhưng bọn em muốn đi theo anh?
Trần Long nghiêm mặt nói:
- Hai đứa đã hứa gì với ta? Tất cả phải nghe theo lời của đại ca!
Nói rồi anh nai nịt gọn gàng, chuẩn bị cùng Hanuman và Phượng Hoàng tiến vào mộ cổ.
Nhỏ Lan nãy giờ im lặng, thấy Trần Long chuẩn bị nhảy xuống hố vội túm lấy vạt áo, ngước mắt nhìn anh trìu mến:
- Long đại ca! hãy bảo trọng, chúng em sẽ đợi anh!
Trần Long ngoảnh đầu lại, nheo mắt cười với cô bé:
- Nhất định rồi! cứ yên tâm đừng lo cho ta.
Lúc đang đứng cạnh lỗ hổng trên trần mộ, chuẩn bị để leo xuống thì Trần Long bổng nghe thấy những tiếc động lách cách, răng rắc rất nhỏ, nhanh như cắt anh nằm rạp người xuống và hét lên:
- TẤT CẢ NẰM XUỐNG!
Sau đó là những tiếng vun vút xé gió từ dưới cổ mộ lao lên và những tiếng "bộp bộp" trên trần nhà.
Ngay khi những tiếng động kết thúc, Trần Long đã vội vàng leo lên miệng hố, mắt dáo dác nhìn xung quanh gọi:
- Hùng, Lan ... các em đâu rồi? có sao không?
Hai đứa trẻ cùng Thiên Khuyển nằm rạp ở phía cột nhà, nghe Trần Long gọi đều ngẩng đầu lên nhìn. Hùng đáp:
- Chúng em ở đây, đều không sao cả!
Trần Long chạy tới chổ hai đứa trẻ, thấy chúng không bị tổn hại gì anh mới thực sự thở phào nhẹ nhõm. Nhìn lại một lượt thì cả Thiên Khuyển, Hanuman và Phượng Hoàng cũng đều không bị thương gì. Thật là hú vía!
Nhỏ Lan nhìn Trần Long hỏi:
- Đại ca, anh có sao không?
Trần Long lại mỉm cười xoa đầu cô bé:
- Ta không sao!
Anh cúi xuống nhặt một mũi tên bằng sắt rơi dưới nền lên nói:
- Là cạm bẫy, không ngờ ngôi mộ này bố trí cả cảm bẩy chống đột nhập từ phía trên. Cũng may là do thời gian đã quá lâu hệ thống khởi động không còn hoạt động tốt như trước, nếu không ngay khi vừa khai thông lối vào cổ mộ chúng ta đã thành nhím cả rồi.
Sự việc vừa xảy ra càng khiến cho Trần Long không an tâm để hai đứa trẻ theo mình. Giờ đây anh không còn "đơn thương độc mã" nữa mà còn có thêm hai sinh mạng bên cạnh, chỉ cần một tính toán sai lầm là không chỉ mình anh mà cả bọn nhóc đều gặp nguy hiểm. Lần tiếp cận lối vào mộ cổ tiếp theo này Trần Long đã cẩn thận hơn trước, anh ném thử một viên đá xuống dưới. Thấy không còn vấn đề gì xảy ra nữa, lúc này Trần Long mới yên tâm dùng "long hổ" ngoắc vào nền gạch đu mình tiến vào cổ mộ.
Vừa chạm chân xuống đất, một mùi ẩm mốc bụi bặm đã xộc thẳng vào mặt khiến Trần Long ho sặc sụa, anh vội lấy vạt áo bịt mũi miệng lại.
- Long đại ca! anh có sao không?. Hùng lo lắng hỏi vọng xuống!
-Ta không sao! Hai đứa yên tâm. Trần Long nói vọng lên
Trần Long ra hiệu cho hai đứa trẻ là vẫn ổn. Dưới ánh sáng của ngọn đuốc anh nhận ra mình đang đứng trong một đường hầm kéo dài không nhìn thấy điểm cuối, có lẽ là dẫn vào tiền điện. Đường hầm này rộng chừng hơn mười thước, hai bức tường cao khoảng mười lăm thước, ngoài ra có phần mái được thiết kế kiểu hình vòng cung cao không quá bốn thước.
Trần Long vừa tiến sâu vào bên trong vừa cẩn trọng quan sát xung quanh. Anh đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy ẩn sau lớp bụi dày đặc bám trên tường mộ là những bức bích họa khổng lồ vô cùng kỳ ảo. Không những trên tường mà cả dưới nền và có lẽ cả trên mái đều được trang trí bởi những bức bích họa như vậy. Việc trong các hầm mộ cổ có trang trí các bức bích họa là chuyện rất bình thường. Một người từng theo sự phụ nhiều năm như anh không thể không biết đến việc này, vậy tại sao anh lại ngạc nhiên như vậy?
Thực ra Trần Long không hề lấy làm lạ về việc hầm mộ có các bức bích họa trang trí. Cái khiến anh phải chau mày suy nghĩ lại là nội dung và nghệ thuật vẽ tranh tường được chủ nhân ngôi mộ sử dụng. Quan sát kỹ các bức tranh anh nhận ra rằng những bức tranh ở đây rõ ràng không mang nét văn hóa của người Chiêm thời Lâm Ấp mà có lẽ đúng hơn là văn hóa của người Hán.
Những câu hỏi liên tục hiện ra trong đầu Trần Long:
- Lẽ nào chủ nhân ngôi mộ này thay vì là một vị tướng quân, vương hầu nào đó của Lâm Ấp thì lại là một người Hán? Một ngôi mộ của người Hán sao lại có thể nằm trong kinh đô của nước Lâm Ấp cổ trong cùng một thời điểm? chuyện gì đã xảy ra với chủ nhân ngôi mộ?
Vừa di chuyển vừa quan sát anh nhận ra những bức bích họa được vẽ trong đường hầm mộ này về bố cục cũng được chia làm hai phần. Phần bên trái tái hiện lại cuộc đời của chủ nhân ngôi mộ lúc còn sống, còn phần bên phải là thể hiện cuộc sống mà người đó mong muốn sau khi đã chết.
Trong số những bức tranh bên phải thì có một bức tranh bên dưới thể hiện việc hồn phách rời khỏi thân xác bay lên trời. Phía trên vẽ một vị đạo sĩ râu tóc trắng xóa, tay cầm một chiếc quạt đang cưỡi mây đón lấy linh hồn kia. Có lẽ linh hồn đang thoát xác kia chính là chủ nhân của ngôi mộ, còn lão đạo sĩ tay cầm quạt không ai khác là Thái Thượng Lão Quân vị thần tiên tối thượng của Đạo Giáo. Ngoài ra còn có những bức tranh thể hiện việc người chết sau khi lên trời thì tiêu diêu, tự tại giao lưu với các vị thần tiên như thế nào.
Qua những bức tranh đó có thể thấy mong muốn của chủ nhân ngôi mộ là sau khi chết thì được trở thành tiên, thoát khỏi kiếp người phàm. Những bức tranh này Trần Long chỉ xem qua một lượt, rồi lắc đầu mĩm cười bấm bụng nghĩ:
Thần tiên? Hay chỉ là cái xác khô, thì lát nữa ta cũng sẽ phải "quại khất" quan quách nhà ngươi lên, lấy ít đồ bồi táng cúng tế cho những kẻ bần hàn.
Cái mà Trần Long quan tâm hơn là những bức tranh bên trái, anh tiến hành quan sát khá tỷ mỷ. Qua những hình ảnh này, anh nhận ra rằng người nằm ở đây hơn ngàn năm qua lúc còn sống là một vị tướng quân, thậm chí là một vị tướng quân đầy quyền uy với nhiều chiến công hiển hách. Bức tranh đầu tiên miêu tả một người rất uy phong lẫm liệt đang cưỡi ngựa cùng ba quân xông pha nơi chiến trường. Bức họa tiếp theo mô tả cảnh chiến thắng ca khúc khải hoàn, một vị quân vương vừa đăng cơ phía dưới là các quần thần đang chúc tụng. Trong số những người đứng dưới đó có thể thấy được hình ảnh của vị tướng quân này được vẽ hết sức nổi bật.
Trần Long nhìn bức bích họa và phải tấm tắc khen tài năng vẽ tranh của người xưa, vừa phải để hình ảnh của nhà vua ở trung tâm để tránh phạm thượng nhưng vẫn có thể khiến người xem biết được ai mới là nhân vật chính của bức tranh. Khi xem đến hai bức bích họa gần cuối, lông mày Trần Long bỗng nhíu lại, anh ra lệnh cho Hanuman tiếp tục cảnh giới còn mình tiếp tục quan sát hai bức họa.
Bức bích họa đầu vẽ vị tướng quân kia với một thần hình như người khổng lồ uy nghiêm chỉ tay vào một cây trụ rất to lớn, bên cạnh đó là một nhóm người có vẻ sợ hãi đang quỳ sụp xuống xin tha.
Trần Long ngẫm nghĩ:
- Trụ lớn?
- lịch sử Trung Hoa có hình ảnh cây trụ lớn nào không?
- Ở đây là đất Lâm Ấp ngày xưa, mà từ Trung Hoa xuống Lâm Ấp phải qua Giao Chỉ ....
Anh thốt lên:
- Chẳng nhẽ ... chẳng nhẽ đấy là trụ đồng Mã Viện?
Và những người quỳ kia là người dân Giao Chỉ tổ tiên của ta.
Nếu như vậy thì tên tướng quân này có thể đã từng dẫn quân đánh dẹp Giao Chỉ.
- Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt ! Lão già chết bầm. Anh hét lên
Trần Long sau đó lại nhìn bức tranh nhưng lần này lại nhếch miệng cười:
- Người Giao Chỉ bọn ta vẫn trường tồn đến ngày nay, còn ông không biết đã "thành tiên" chưa nhỉ? Hay là trở thành cái xác khô mục rỗng cả xương nữa đây? Dù ông là thứ gì đi nữa thì ta cũng quyết khai quan cho bằng được. Thứ nhất là để rửa mối thù ngàn năm trước ông gây ra cho người Việt bọn ta. Thứ hai là để cứu giúp cho những kẻ bần hàn đang phải chịu khổ cực, coi như cũng là giúp ông tích đức giảm bớt tội nghiệt.
Tiếp ngay sau bức tranh "giáo huấn dân Giao Chỉ" là một bức khác miêu tả một trận chiến rất khốc liệt giữa quân đội của vị tướng kia và kẻ thù. Có vẻ đối phương đang dùng voi dàn trận tấn công, nhưng bất ngờ những con voi chiến đó lại rơi vào những hầm hố đã được đào sẵn. Rồi từ đó một cuộc phản công diễn ra và kết thúc khi trên tay vị tướng là thủ cấp của kẻ thù bên cạnh đó là vô số ngọc ngà châu báu. Nhìn vào những nét vẽ trang phục trên bức bích họa Trần Long nhận ra ngay những người phải chịu cái kết thảm khốc dưới tay vị tướng kia chính là người Lâm Ấp, chủ nhân của vùng đất này hơn ngàn năm trước.
Trần Long nhìn bức bích họa và chỉ biết thở dài tiếc thương cho số phận những người dân Lâm Ấp và có thể là cả người Việt đã phải bỏ mạng ngàn năm trước. Đáng lẽ sau bức tranh này còn một bức khác nữa, nhưng mảng tường đó hình như bị ngấm nước lâu năm nên đã mờ đi rất nhiều không thể nhìn rõ được bố cục. Có lẽ đây là bức tranh kết kể về việc vì sao chủ nhân ngôi mộ lại phải nằm lại đây.
Phía trước mặt đã là tiền điện, bên ngoài lại là một lớp cửa đá có dát vàng và khóa đồng. Ngoài ra đứng bên cạnh trái phải là hai bức tượng trấn cửa mặt mũi đen sì, dữ tợn tay cầm đại đao đứng gác. Trần Long nhìn thấy vậy chửi thầm:
Lão già khốn khiếp. Ngoài đường hầm đã có đá lớn chặn, trong này lại vẫn còn cửa đá, cũng may là ta đã có chuẩn bị từ trước.
Nói liền anh dung xẻng chuyên dụng chém mạnh vào khóa đồng khiến nó vỡ làm đôi, rồi lại dùng số "Bích Thủy" còn lại trong ống tre rưới lên khe hở giữa hai cánh cửa đá. Đợi lúc cánh cửa đã bị ăn mòn để lộ ra một khe hở, Trần Long vận hết sức mình dùng một đầu nhọn của xẻng nạy cánh cửa đá ra. Sau những tiếng "két" .. "két" vang lên thì cuối cùng cánh cửa đá cũng đã hé mở. Phượng Hoàng vỗ cánh bay vào trước sau đó Trần Long và Hanuman cũng lách qua khe cửa tiến vào.
Do tiền điện thường được thiết kế có diện tích lớn hơn so với lối vào đường hầm, nên thực tế chỉ với ngọn đuốc có phạm vi chiếu sáng không quá năm bước chân thì căn bản là không thể quan sát hết được gian điện đầu này. Tuy nhiên trong bầu không khí lạnh lẽo, âm u và có mùi ẩm mốc này của ngôi mộ Trần Long còn ngửi thấy một mùi rất khác lạ nữa, đó chính là mùi của dầu đèn. Việc trong lăng mộ có dầu đèn để thắp sáng thì cũng không phải là chuyện lạ, mà cái lạ ở đây là sau cả ngàn năm bị chôn vui mà mùi dầu vẫn đượm như vậy.
Với kinh nghiệm nhiều năm cùng sự phụ hành sự anh nhận ra ngay đây không phải là loại dầu bình thường, mà là loại dầu được chế tác từ mỡ tinh khiết của cá Ông, loài cá lớn nhất của đại dương. Để có được loại dầu tồn tại được cả ngàn năm mà không phai như vậy thì không phải con cá ông nào cũng được chọn để lấy mỡ, mà chí ít phải là những con có cả trăm tuổi đời.
Trần Long cầm ngọn đuốc men theo hành lang thì thấy một cây đèn được gắn trên tường, bên cạnh là một rãnh nhỏ có chứa dầu cá ông. Có lẽ những rảnh này nối liền với những cây đèn khác, anh vội châm lửa và chỉ trong phút chốc hàng chục cây đèn bùng cháy. Cả tiền điện như vụt sáng, trước mắt Trần Long là một không gian tuy mang bầu không khí lẹnh lẽo u uất của nơi ngàn năm không có ai lui tới, nhưng đồng thời cũng thể hiện được sự hoành tráng vương giả năm xưa khi xây dựng.
Tiền điện khá là rộng rãi, cũng giống như ngoài đường hầm thì tường điện, nền và cả nóc tất cả đều được lát bằng loại gạch cổ và được trang trí bằng các bức bích họa chốn bồng lai tiên cảnh. Nóc điện cao khoảng tầm mười thước được chống đỡ bởi hệ thống xà ngang và cột đá, tổng cộng có tất cả mười hai cột. Số cột đá này được chia làm hai hàng chạy dọc theo chiều dài điện, chu vi mỗi cột khoảng một vòng tay người lớn. Trên mỗi cột đều điêu khắc nổi mạ vàng hình ảnh của các linh thú trong mười hai con giáp.
Tất cả bố trí phần lớn đều có thể giải thích được, duy chỉ có một điều khiến Trần Long khó hiểu. Đó là ở trần điện ngoài hệ thống xà đá ra còn có những xà gỗ liên kết thành một khối và vuông góc với xà đá, không rõ kết cấu này dùng để làm gì? Chẳng lẽ chỉ dùng để treo mấy cây đèn dầu?
Đến Cuối gian điện sẽ thấy một hương án khá lớn cũng được làm từ loại gỗ thượng hạng, trải qua bao nhiêu năm mà không bị mục nát sâu mọt. Trên hương án vẫn còn bày biện các thứ như lư hương, nến cháy dở và một số bát đĩa vvv, có lẽ đây là nơi dùng để tế lễ người chết trước khi đóng cửa mộ.
Ở bức tường phía sau đó lại có một bức bích họa chân dung rất lớn, tuy đã ngàn năm trôi qua nhưng nét vẽ vẫn còn rất rõ. Trong tranh là một người có phần hơi mập mạp, tai dài, mắt lớn đang ngồi bệ vệ trên ghế. Trên đầu người đó thì đội mũ trụ, thân mang khôi giáp, tay phải cầm bảo kiếm chuôi nạm ngọc chống xuống đất, tay trái đang đặt lên ghế, ngón tay có đeo vật gì đó hình như là nhẫn. Tất cả chung quy tạo nên hình ảnh của một vị tướng quân vừa oai phong vừa toát lên sự vương giả quý phái. Có thể khẳng định người trong bức tranh chính là chủ nhân của ngôi mộ, phía dưới tranh cũng đề mấy chữ, qua đó có thể biết rốt cuộc người nằm ở đây có lai lịch như thế nào:
Đại Tùy tướng quân, Giao Châu Thứ Sử Lưu Phương.
Trần Long dơ đuốc đọc kỹ mấy dòng chữ này rồi nhếch miệng cười nói lớn:
- Khi ta vào đây thấy mấy bức bích họa ở hầm mộ, ta cũng đã đoán được phần nào người nằm ở đây là một tướng quân nào đó thời Tùy, Đường thì ra đó lại là ông, Lưu Phương. Ta từng được nghe kể năm xưa ông đã đem quân đánh đất Việt ta và ngoài ra còn vào cả kinh đô Lâm Ấp cướp phá nhưng sau đó không may bị bệnh mà chết. Không ngờ rằng ông lại được chôn ở nơi đây.
- Dù gì cũng đã ngàn năm, Trần Long ta cũng không phải là người thích quấy phá "giấc ngủ" người khác, lần này đến đây cũng chỉ là muốn lấy chút tiền bạc cứu tế dân nghèo mà thôi. Dù sao ông chết rồi cũng không thể mang theo của cải, ngoài ra những thứ này đều là do quan quân các ông cướp bóc mà có, đó là đồ bất nghĩa.Ta lấy chúng để giúp đỡ những kẻ nghèo khó, cũng coi như giúp ông làm một chút công đức, để sớm được thành tiên như nguyện vọng.
Trần Long thấy các vật dụng trang trí, bày biện ở tiền điện nếu không phải là cổ vật được làm hết sức tinh xảo thì cũng được chế tác từ vàng bạc mà ra, thực sự đây là cả một gia tài. Tuy lần này anh tiến vào cổ mộ là để lấy của cải cứu tế dân lành nhưng do phải tiến hành trong bí mật và phải một mình hành động nên không thể mang được nhiều đồ ra ngoài. Vậy nên anh hiểu rằng chỉ nên lấy thứ có giá trị nhất và có thể dễ dàng mang đi được. Đối với cổ mộ thì những bảo vật không nằm ở tiền điện mà nằm ở chính điện nơi đặt quan quách người chết. Dù sao trên thực tế khi người ta chết thì luôn luôn muốn những thứ quý giá nhất bên cạnh mình để có thể mang theo sang thế giới bên kia.
Phía bên phải hương án có một lớp cửa bằng gỗ nữa có khóa nhưng đã hoen gỉ, đó chính là lối vào trung điện hay còn gọi là chính điện. Trần Long nhẹ nhàng tiến tới đẩy cánh cửa bật ra, bụi bay mịt mờ. Một luồng không khí lạnh bất chợt ùa ra khiến anh phải rùng mình như đang ở giữa mùa đông, càng đi vào sâu cảm giác lạnh giá càng rõ rệt. Trần Long chợt nghĩ không rõ trong này ngoài người chết ra còn chứa thứ gì mà lại có hàn khí mạnh mẽ đến như vậy.
Chú thích: 1 thước = 47cm, 1 trượng = 10 thước (đơn vị đo thời Lê Trung Hưng và đầu thời Nguyễn)
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip