Chương 3 Tập làm quen với cuộc đời mới


Điệu dáng người đằng trước tôi có vẻ đáng tin, anh ta có thể tránh được những cái bẫy thú trong rừng và cảnh báo tôi về những động vật nguy hiểm có thể xuất hiện. Nhìn anh ta cũng không có vẻ gì là người xấu. Đặc biệt là khí chất tao nhã toát ra từ anh ta giống như một thư sinh chứ không giống phường trộm cướp
    Dù gì đã xuyên không rồi tôi cũng đành chấp nhận số phận, tôi không quen ai ở thời đại này ngoài anh ta - ân nhân cứu tôi. Chỉ có việc để anh ta tự ý thay quần áo cho mình đến giờ tôi vẫn không có cách nào xác minh được nên có ý đề phòng một chút vẫn tốt hơn. Ngoài ra tôi cũng nên học cách nói chuyện cho giống người thời này, nếu không bị người ta cho là người điên thì nguy to.” Đi cùng huynh nãy giờ mà không biết danh tánh của huynh, dám hỏi huynh là?” Tôi mở rộng lòng mình và bắt chuyện làm quen
Huynh họ Nguyễn tên Du, Du trong ngao du. Muội có thể gọi huynh là Du ca ca cũng được. Còn muội, ta nên xưng hô thế nào?
-Nguyễn Du? Cái tên này làm muội nhớ tới một nhà văn ở xứ của muội. Muội tên Anh Trúc, huynh gọi muội Trúc muội được rồi. Hiện tại huynh muội ta đang đi đâu thế?”
-Huynh đưa muội đến làng trước còn huynh đang trên đường trẩy kinh ứng thí.
- Thật phiền huynh quá. Huynh cho tiểu muội hỏi hiện tại ai là hoàng đế?”
Nghe câu hỏi, anh ta lặp tức nhíu mày, ra vẻ cảnh giác, rồi ra hiệu cho tôi ghé sát vào tai, nói nhỏ: “Đây là triều Trần, hoàng đế hiện tại là Trần Thánh Tông. Bệ hạ vừa lên ngôi được 3 năm nên đang củng cố quyền lực và cải cách đất nước. Nhưng muội tuyệt đối đừng tuỳ tiện hỏi tên vua với người khác, lỡ phạm huý thì hậu quả không đùa được đâu.”
Nghe phạm huý trong đầu tôi nghĩ ngay đến
Thì ra đang là thời vua Trần- triều đại nước ta 3 lần đánh thắng quân Mông Nguyên đây mà. Nghĩa là thời này có thể xảy ra chiến tranh bất cứ lúc nào, tôi biết đi đâu tìm chỗ nương thân lúc loạn lạc đây?
Trời vừa sẩm tối chúng tôi vừa đến đầu làng định bụng xin tá túc ở nhà dân. Đầu làng có ngôi miếu thành hoàng nhỏ, nằm nép mình dưới tán cây đa già cỗi, rễ cây chằng chịt như một mạng lưới bảo vệ cho nơi này. Miếu không lớn, nhưng nhìn từ xa đã toát lên vẻ cổ kính và linh thiêng. Anh ta dừng lại trước miếu, đưa mắt quan sát kỹ lưỡng trước khi quay sang tôi, giọng nói trầm ấm:

“Đây là miếu thờ thần làng, chúng ta nên vào thắp nén hương xin phép trước khi đi tiếp. Người xưa vẫn nói, đi qua đất lạ phải kính cẩn với thần linh, để đường đi được bình an.”

Tôi gật đầu đồng ý, cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm hơn đôi chút. Dù gì đây cũng là thời đại xa lạ, việc tôn trọng tập tục địa phương cũng không có gì sai. Anh ta bước vào trước, tay cẩn thận xoa bụi trên bàn thờ trước khi châm hương.

Tôi lặng lẽ quan sát anh ta. Dưới ánh đèn dầu leo lét trong miếu, tôi mới có dịp nhìn kĩ hơn dung mạo của người này. Khuôn mặt nhỏ hình trái xoan nổi bật với làn da trắng mịn. Đôi lông mày thanh thoát cong nhẹ như vẽ, nhưng đôi mắt sáng và sâu lại ánh lên sự sắc sảo khó lường. Có lẽ cuộc sống ở thời đại này đã rèn luyện cho con người sự nhạy bén đó. Điều khiến tôi chú ý hơn là đôi tay, chiều dài ngón tay thật hoàn hảo, nếu không biết tôi sẽ nghĩ đây là tay con gái.

Khi chúng tôi đang khấn thì giọng nói cất lên sau pho tượng:
“Các người thắp hương lại ta cầu xin mà lại đến tay không là cớ làm sao?”
Khi giọng nói sau pho tượng vang lên, tôi đã cảm thấy có gì đó khác thường. Âm thanh không mang sự uy nghiêm, trầm ổn như tôi hình dung về thần linh, mà có chút khàn khàn, lẩn khuất sự lừa lọc.
Nguyễn Du thoáng cau mày, ánh mắt sắc bén quét qua pho tượng và không gian xung quanh. Anh ta im lặng một lát, rồi bình thản đáp:

“Chúng tôi là khách qua đường, không mang theo lễ vật. Nếu thần linh trách phạt, chúng tôi xin nhận. Nhưng… sao thần lại quan tâm đến chút đồ phàm trần?”

Giọng nói sau pho tượng thoáng lúng túng, nhưng rồi nhanh chóng trở lại giọng điệu khiêu khích:
“Phàm là người vào miếu, phải có lòng thành. Nếu không, các người chớ mong rời khỏi làng này mà được bình an!”

Lâm Du cười nhạt, tiến thêm một bước về phía pho tượng. Ánh mắt anh ta sắc lạnh, giọng nói đầy ẩn ý:
“Lạ thật. Ta từng nghe nói thần làng bảo hộ dân chúng, luôn độ lượng và từ bi. Thế nhưng thần ở đây lại quá để ý đến những lễ vật nhỏ nhoi. Thật khiến người ta sinh nghi…”

Bên trong bức tượng, tiếng động nhỏ vang lên – như ai đó đang di chuyển vội vã. Tôi lập tức hiểu ra. Đây không phải thần linh, mà là một kẻ lừa đảo đang lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi!

“Ngươi dám nghi ngờ thần linh sao?! Ta sẽ nguyền rủa cả họ nhà mi về chầu Diêm Vương” Giọng nói sau tượng bỗng trở nên gắt gỏng, không còn giữ được vẻ trầm ổn ban đầu.
Nguyễn Du nhếch môi, không thèm trả lời, chỉ khẽ nghiêng đầu ra hiệu cho tôi. Anh ta rút một cây nhang đang cháy trên bàn thờ, đột ngột vung tay chọc mạnh vào khe nhỏ phía sau tượng.

“Ai da! Ngừng lại!” Một tiếng hét thất thanh vang lên, cùng lúc đó, một bóng người thấp bé lảo đảo chạy ra từ sau bức tượng, tay ôm đầu đầy hoảng loạn.

Đó là một người đàn ông gầy gò, ăn mặc rách rưới, rõ ràng không phải thần linh nào cả. Hắn ta vừa lạy vừa lắp bắp:
“Tha cho ta! Ta chỉ muốn kiếm chút đồ ăn… Ta đang trên đường đến kin thì gặp cướp , ta đành phải giả làm thần kiếm cái ăn”

Nguyễn Du khoanh tay trước ngực, ánh mắt lạnh lùng nhìn ông ta:
“Ngươi lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm lợi, đó không chỉ là lừa đảo mà còn là tội bất kính với thần linh. Nếu muốn sống yên ổn, mau đi thú tội với trưởng làng.”

Hắn đã quỳ rạp xuống, không ngừng van xin rối rít. Tôi đứng bên cạnh, vẫn chưa hết kinh ngạc, nhưng trong lòng lại cảm thấy khâm phục sự nhạy bén của Nguyễn Du. Suy luận không chê vào đâu được. Người này không chỉ thông minh mà còn cực kỳ cẩn trọng, đủ để nhìn thấu mọi trò lừa đảo.

Thắp hương xong, chúng tôi ra khỏi miếu, trời đã tối hẳn. Ánh trăng non trên cao chỉ đủ soi mờ mờ con đường đất trước mặt. Anh ta chỉ tay về phía một ngôi nhà tranh ở xa:

“Nhà đó là của ông bà Lý, tôi quen họ. Chúng ta qua đó xin nghỉ tạm một đêm.”

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip