Đề cương tư tưởng HCM

Đề cương tư tưởng HCM

*1. Nêu các tiền đề tư tưởng – lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Phân tích tiền đề: giá trị truyền thống dân tộc và chủ nghĩa Mác – Lênin. Vận dụng.

a. Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM:

Giá trị truyền thống dân tộc

Tinh hoa văn hóa nhân loại

Chủ nghĩa Mac-lenin là cơ sở thế giới khách quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM.

b. Phân tích giá trị truyền thống dân tộc:

Tư tưởng HCM là sự kế thừa, phát triển và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc. Các giá trị truyền thống tiêu biểu của dân tộc:

Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh nhằm dựng nước và giữ nước , đó là ý thức về chủ quyền quốc gia, dân tộc, ý thức tự lực, tự cường, tinh thần yêu nước… Đó là động lực mạnh mẽ góp phần hình thành tư tưởng HCM.

Tinh thần nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân, tương ái, thông minh, sáng tạo, cần cù, dũng cảm, quý trọng hiền tài.

Truyền thống lạc quan, yêu đời, niềm tin bất diệt vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa(dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ).

Chính nhờ tiếp thu truyền thống của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước mà HCM đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc.

c. Chủ nghĩa Mác-lenin:

Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận hình thành tư tưởng HCM.

Con đường dẫn người đến với chủ nghĩa Mac-lenin: Người ủng hộ cách mạng tháng 10 Nga theo cảm tính tự nhiên, kính yêu Lenin, tham gia đảng xã hội Pháp(vì các “ông bà” ấy đã tỏ ra đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức). Đặc biệt khi đọc “sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. lenin(1920), HCM đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Đó là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới.

HCM tiếp thu chủ nghia Mac-lenin trên nền tảng tri thức văn hóa được chắt lọc, hấp thụ, tiếp thu chọn lọc, không rập khuân, máy móc, không sao chép giáo điều. Người tiếp thu lý luận Mac-lenin theo phương Macxit, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mac-lenin để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cách mạng VN, chứ không tìm kết quả có sẵn trong sách vở.

HCM đã hấp thụ và chuyển hoá được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc cũng như của tư tưởng văn hoá nhân loại tạo nên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin; đồng thời nó còn là sự vận dụng và phát triển làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập tự do, xây dựng đời sống mới.

d. Vận dụng:

sinh viên có tinh thần học tập, ý thức trách nhiệm, học tập để hoàn thiện bản thân, làm giàu cho đất nước. Tinh thần vượt khó, luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo…

Có ý thức xây dựng, bảo vệ, phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá cách mạng…

2. Nêu các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Phân tích giai đoạn 1921 – 1930

a. Các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng HCM: 5 giai đoạn:

1890_ 1911: Là thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng.

1911_1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc(7_1920: đọc luận cương của lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa).

1921_1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng ở VN

1930_1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng.

1945_1969: Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển, hoàn thiện.

b. Phân tích giai đoạn 1921_1930:

Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn, hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên các nước: Pháp(21_23); Liên Xô(23-24); TQ( 24-27). Thái lan (28_ 29). Tư tưởng HCM về cách mạng đã được hình thành cơ bản.

Người hoạt động tích cực trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào các nước thuộc địa. Tham gia trong các tổ chức của Quốc tế Cộng sản tại Matxcơva. Cuối 1924, Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Đầu xuân 1930, Người tổ chức ra Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo ra Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Văn kiện này cùng các tác phẩm Người xuất bản trước đó là Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927) đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam.

*3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên.

a. Giá trị tư tưởng HCM trong cách mạng ở VN:

Thắng lợi của CM tháng 8 là kết quả của việc làm theo lí luận giải phóng dân tộc của HCM. Đảng đã chủ trương thay đổi chiến lược, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc ,đặt nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập lên hàng đầu,giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước,sử dụng bạo lực cách mạng trong đó nhấn mạnh khởi nghĩa vũ trang đi từ khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương tiếng tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước

Thắng lợi của 30 năm chiến tranh là kết quả của sự nắm vững tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của HCM. Dân tộc VN đã thành công trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

=> Chứng tỏ giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng HCM với CMVN.

b. Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng HCM đối với sinh viên:

Nâng cao năng lực tư duy lí luận và phương pháp trong học tập và công tác.

Giúp sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của tư tưởng HCM đối với CMVN.

Bồi dưỡng , củng cố cho sinh viên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lenin, tử tưởng HCM, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tích cực chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng HCM, đường nối ,chủ chương, chính sách,pháp luật của đảng và nhà nước ta, biết vận dụng tư tưởng HCM vào giải quyết các vấn đề đặt ra cho cuộc sống.

Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị.

Tư tưởng HCM giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng cho sinh viên biết sống hợp đạo lí yêu cái tốt , cái thiện,ghét cái ác,cái xấu.Học tập tử tưởng HCM giúp nâng cao long tự hào về Người,về đảng cộng sản,về tổ quốc VN,tự nguyện sống ,chiến đấu,lao động và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại

Trên cơ sở kiến thức đã được học ,sinh viên vận dụng vào cuộc sống ,tu dưỡng ,rèn luyện bản than hoàn thành tốt chức trách của mình , đóng góp thiết thực vào hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng mà bác đã lựa chọn.

*4. Phân tích mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng

PHÂN TÍCH:

vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau:

  HCM coi trọng độc lập dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức, giải quyết vấn đề dân tộc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc đó là: Vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản, chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức. Lấy bạo lực cách mạng của của quần chúng chống bạo lực cách mạng của kẻ thù; thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân; gắn mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

Giải phóng dân tộc là vấn đề trước hết, trên hết; Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:

+ 1920. HCM chọn con đường cách mạng VN là cách mạng vô sản, có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

+ Chỉ có xóa bỏ tận gốc chế độ áp bức, bóc lột, thiết lập nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân mới đảm bảo cho người lao động quyền làm chủ, phát triển hài hòa giữa cá nhân và hội, đldt với tự do, hạnh phúc mỗi con người. Sauk hi giành độc lập phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm dân giàu, nước mạnh. Dân dân ấm no, hạnh phúc.

Giải phóng dân tộc tạo tiền đề giải phóng giai cấp:

Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là đk để giải phóng giai cấp. Vì vậy lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích dân tộc.

Giữ vững độc lập dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập dân tộc khác:

HCM đấu tranh cho ĐLDT ở VN cũng như ĐLDT của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.Người nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của ndan TQ, cuộc k/c chống TDPháp, ĐQMỹ của nhân dân Lào, Campuchia.

Tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

Vận dụng

- Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tin thần dân tộc,nguồn động lưc mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ TQ

- Quán triệt tư tưởng HCM về nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp.

- Chăm lo xây dựng đại đoàn kết dân tộc,giải quyết tốt mối quan hệ giũa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc VN.

5.  Nếu các luận điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Phân tích 3 luận điểm: cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản; cách mạng giải phóng dân tộc cần phải tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc; cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng.

a. Các  luận điểm của tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc:

1.Cách mạng giai phong dân tộc muốn thành công phải đi theo con dường của cách mạng vô sản

2.Cách mạng giải phóng dân tôc muốn thành công phải do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

3.Lực lương cách mạng giải phóng dân tôc bao gồm toàn dân tôc.

4.Cách mang giải phóng dân tôc phải đươc tiến hành chủ dộng,sáng tạo và có khả năng dành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

5.Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng;

b. Phân tích luận điểm 1: sự thất  bại của phong trào yêu nược viêt nam cuối tk19 dầu thế kỉ 20 chứng tỏ cách mạng chua có đường lối và phương pháp đáu tranh đúng đắn . vượt lên trên những hạn chế đó HCM dến với con dường cuả cách mạng vô sản “cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con dương cách mạng vô sản”.

Theo HCM cách mạng giải phóng dan tộc[r thuộc địa bao gồm những nội dung sau:

+làm cách mạng giải phóng dân tộc dành chính quyền dần tiến lên làm cách mạng xhcn;

+lãnh dạo cách mạng là giai cáp công nhân mà tiên phong là đảng công sản ;

+lực lượng làm cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt la liên minh công nông tri;

+cách mạng việt nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

c. Phân tích luạn diểm 4:

Phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan diểm cách mạng thuộc địa phụ thuôc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc . nhưng HCM dã khẳng dịnh vận mệnh của giai cấp vô sản thế giói và dặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của các giai cấp bị áp bức ở thuộc địa;

Dựa vào quan điểm của MAC ,HCM dã đi dến kết luận “công cuộc giải phóng anh em chỉ có thẻ thực hiện bằng sự nỗ lực của  bản thân anh em

Nguyễn ái quốc nhận thức đúng vai trò vị trí của cách mạng thuộc địa. Người nói “cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà còn cò khả năng dành thắng lợi trước “,trong tác phẩm đường cách mệnh hcm da phân biệt nhiệm vụ của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng  hai thứ cách mạng này tuy có khác nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau.

d.Phân tích luận điểm 5:

Trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng dành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”

Hình thức bạo lực cách mạng bao gồm: cả dấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang

Trường kì kháng chiến

Tự lực cánh sinh là phương châm của bạo lực cách mạng

*6. Phân tích phương châm, biện pháp xây dựng CNXH trong thời kì quá độ. Vận dụng

a. Phân tích phương châm,biện pháp xây dựng CNXH trong thời kì quá độ

-- Phương châm:

+Xây dựng CNXH là một hiện tượng phổ biến mang tính quốc tế,cần quán triệt các nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chế độ mới,có thể tham khảo học tập các nước anh em.

+Xác định bước đi và biện pháp xây dựng CNXH chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế,đặc điểm dân tộc,nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.

     Khi nhấn mạnh hai nguyên tắc trên HCM lưu ý vừa chống xa dời các nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin ,quá tuyệt đối cái riêng,chống máy móc giáo điều khi áp dụng chủ nghĩa Mac-Lênin mà không tính đến điều kiện lịch sử -của đất nước và của thời đại.

--Biện pháp:

+Dần dần từng bước một,từ thấp lên cao,không chủ quan nóng vội,và xác định các bước đi phải luôn căn cứ vào điều kiện khách quan quy định.

+HCM nhận thức phương châm “tiến nhanh,tiến mạnh”,tiến vững chắc lên CNXH,điều đó không có nghĩa là làm bừa,làm ẩu,đốt cháy giai đoạn,chủ quan duy ý chí mà làm vững chắc từng bước một phù hợp với điều kiện thực tiễn.

+Thực hiện cải tạo xã hội cũ,xây dựng xã hội mới,kết hợp với cải tạo và xây dựng là chính.

+Kết hợp xây dựng và bảo vệ,đồng thời tiến hành nhiệm vụ chiến lược hai miền Nam-Bắc,khác nhau trong phạm vi một quốc gia.

+Xây dựng CNXH phải có kế hoạch,biện pháp,quyết tâm,để thực hiện thắng lợi,phỉa kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng.

+Trong điều kiện nước ta biện pháp cơ bản,lâu dài trong xây dựng CNXH là đem của dân tài dân,sức dân,làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Việt Nam.

b. Vận dụng:

+Phải luôn kiên định mục tiêu giải phóng dân tộc.

+Phát huy quyền làm chủ của nhân dân,khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực,trước hết là vận dụng nội lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước gắn với phat triển kinh tế trí thức.

+Kết hợp sức mạnh thời đại với sức mạnh dân tộc.

+Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh,làm trong sạch bộ máy nhà nước,đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu,tham nhũng,lãng phí,thực hiện cần,kiệm,liêm,chính,trí công vô tư để xây dựng chủ nghĩa xã hội…

7. Nêu quan niệm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH trong thời kì quá độ lên CNXH. Phân tích nội dung xây dựng kinh tế. . Vận dụng

a. *Quan niệm của Hồ Chí Minh:

   -Về chính trị:

              + Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng

              +Củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất,nòng cốt là liên minh công nông,nông dân và trí thức

   -Về kinh tế:

              +Lực lượng sản xuất

              +Quan hệ sản xuất

              +Cơ chế quản lý kinh tế

   -Về văn hóa-xã hội:

              +Nhấn mạnh xây dựng con người mới

              +Đề cao vai trò của văn hóa,giáo dục và KHKT.

b.*Phân tích nội dung xây dựng kinh tế:

Nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Đối với cơ câu kinh tế, HCM đề cập tới cơ cấu ngành, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, lamhx thổ.

Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các ngành sản xuất xã hội.

Đối với kinh tế vùng,lãnh thổ ,lưu ý phát triển đồng đều giữa kinh tế nông thôn và kinh tế đô thị.

Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định rõ vị trí, xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế. Cần ưu tiên phát triển nền kinh tế quốc doanh tạo nền tảng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế hợp tác xã theo phương thức từ thấp đến cao, tự nguyện,cùng có lợi. Cải tiến cách làm ăn cho những người làm nghề thủ công, lao động riêng lẻ, khuyến khích họ vào hợp tác. Với tư sản công thương,hướng dẫn họ làm lợi cho quốc kế, dân sinh, phù hợp với kinh tế nhà nước, khuyến khích, cải tạo họ theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức tư bản nhà nước.  

c.*Vận dụng:

Phát triển kinh tế ngành phù hợp với chính sách kinh tế của nhà nước, phù hợp với đk thực tế khách quan

Phát triển kinh tế vùng, miền đặc trưng.

Chiến lược đầu tư phát triển ngành mũi nhọn.

Ưu tiên phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn….

8. Phân tích nhiện vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Vận dụng

a. Phân tích:

Nhiêm vụ của thời kì quá độ gồm 2 nội dung:

Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.

Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm, là ND cốt lõi, lâu dài.

Tính chất cốt lõi,lâu dài được HCM lý giải:

-Là cuộc cách mạng  làm đảo lộn mọi mặt của đời sống cả LLSX,QHSX,KT-XH.

-Là công việc mới mẻ đối với Đảng ta,vừa học,vừa làm,vừa rút kinh nghiệm.

-Sự nghiệp của chúng ta bị các thế lực trong va ngoài nước tìm cách chống  phá.Vì vậy,xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa đòi hỏi  khoa học,hiểu biết quy luật khách quan,vừa phải có nghệ thuật quản lý khôn khéo.

Đất nước vừa giành độc lập, phải bắt đầu xây dựng đất nước trên mọi mặt, phải xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng, trước nhất là phát triển nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ thống pháp luật, văn kiện, hiến pháp… xây dựng chuẩn mực đạo đức xã hội. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, hội nhập có chọn lọc nền văn hóa thế giới.

b.**Vận dụng tư tưởng HCM về XHCN và con đường lên XHCN ở VN trong công cuộc đổi mới hiện nay:

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân,khơi dậy mạnh mẽ  tất cả các nguồn lực,trước hết là nội lực để đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Chăm lo xây dựng đảng vững mạnh,làm trong sạch bộ máy nhà nước,đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu,tham nhũng lãng phí,thực hiện cần,kiệm,liêm,chính,

trí công,vô tư để xây dựng CNXH.

*9. Nêu mục tiêu của CNXH theo TT HCM. Phân tích mục tiêu kinh tế. Vận dụng

a. Mục tiêu của CNXH theo tư tưởng HCM:

Mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

Mục tiêu cụ thể thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực:

Mục tiêu chính trị: Chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân.Chức nawbf cuae nhà nước: dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.

Mục tiêu kinh tế: Chế độ chính trị của CNXH chỉ được đảm bảo và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh. Xây dựng nền KTXHCN với công-nông nghiệp hiện đại, KHKT tiên tiến, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải được phát triển toàn diện các ngành, chủ yếu là công-nông- thương; công-nông là 2 chân của nền kinh tế.

Phải biết kết hợp các loại lợi ích kinh tế(Chế độ khoán là một trong những hình thức kết hợp lợi ích của chế độ kinh tế).

Mục tiêu văn hóa- xã hội:xóa mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng, phát triển văn hóa, nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới văn minh, hiện đại.

Xây dựng một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng; Phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc, học tập văn hóa tiên tiến của thế giới.

b. Phân tích mục tiêu kinh tế:

Đất nước sau chiến tranh còn rất nhiều khó khăn, trước hết phải phát triển nông nghiệp để nhân dân được ấm no, phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp nặng để thúc đẩy nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển thương nghiệp nhắm thúc giao lưu kinh tế, văn hóa, phát triển kinh tế thị trường.

Biết hài hòa lợi ích kinh tế các bên, tăng tinh thần trách nhiệm cho người lao động.

Đẩy mạnh phát triển KHKT, ứng dụng khoa học tiên tiến trên thế giới..

c. Vận dụng:

Phát triển sản phẩm nông nghiệp chế biến chất lượng cao.

Phát triển khoa học ứng dụng vào sản xuất…

10. Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng. Vận dụng

a. Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng:

Tập trung dân chủ.

Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Tự phê bình và phê bình

Kỷ luật nghiêm chỉnh, tự giác.

Đoàn kết thống nhất trong Đảng

b.**Vận dụng :

- Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là quyền lợi và cũng là một nghĩa vụ của mọi người.

- Cần phải có  nhiều người tham gia đóng góp ý kiến  để giải quyết  vấn đề ấy mới chu đáo, khỏi sai lầm.

-Khi làm việc cần giao cho  1 người hoặc 1 nhóm ít người phụ trách  theo kế hoạch đó mà thi hành.

- Khắc phục tệ nạn độc đoán chuyên quyền; tình trạng dựa dẫm tập thể, không dám chịu trách nhiệm

- Tự phê bình và phê bình thường xuyên như rửa mặt  hằng ngày; phải thẳng thắn, trung thực, không thêm bớt khuyết điểm.

- Mọi đảng viên phải gương mẫu trong cuộc sống, công tác.

-Thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác, phải “ sống với nhau có tình có nghĩa”.

*11. Phân tích vai trò và bản chất của Đảng CSVN . Vận dụng

a.*Vai trò  :

+ Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động

+ Trong chiến tranh  Đảng tổ chức và giáo dục nhân dân thành 1 quân đội thật mạnh để đánh đuổi kẻ địch tranh lấy chính quyền

+ Khi cách mạng thắng lợi sự phát triển và tồn tại của Đảng phù hợp với sự phát triển của xã hội , không có mục đích tự thân ngoài lợi ích của giải cấp công nhân và nhân dân lao động và lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam .

Vậy , vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam , tính quyết định hàng đầu , từ sự lãnh đạo của đảng đối với cách mạng Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứng minh không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được.

b.*Bản chất :

Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân , đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân :

+ Bản chất giai cấp công nhân của Đảng dựa trên cơ sở thấy rõ sứ mệnh , lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

+ Các giai cấp tầng lớp khác chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, trở thành đồng minh của giai cấp công nhân

+ Đảng không những là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của nhân dân lao động  và của toàn dân.

c. Vận dụng

Nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Đảng là tiếng nói của nhân dân, cho dân đường lối nhằm đưa đất nước phát triển.

Đảng luôn giữ vững lập trường chính trị, để dân tin, làm theo Đảng.

Đảng viên phải là những con người ưu tú, có đạo đức cách mạng, hết long phục vụ nhân dân.

12.Tại sao nói xây dựng đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.

-Xây dựng, chỉnh đốn Đảng bị chế định bởi quá trình phát triển liên tục của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo là một quá trình, bao gồm nhiều thời kì, giai đoạn. Mỗi thời kì, giai đoạn có mục tiêu nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu riêng. Trước diễn biến của điều kiện khách quan, bản thân Đảng phải tự chỉnh đốn, tự đổi mới để làm tròn trọng trách trước giai cấp và dân tộc.

-Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện, Đảng phải thường xuyên chỉnh đốn Đảng. Khả năng đề kháng những căn bệnh xã hội thẩm thấu vào Đảng phụ thuộc vào công tác chỉnh đốn Đảng. Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, trình độ sản xuất lạc hậu mà tiến dần lên chủ nghĩa xã hội thì việc chỉnh đốn xây dựng Đảng phải càng được chú ý.

-Xây dựng chỉnh đốn Đảng là cơ hội để mỗi Đảng viên tự rèn luyện, giáo dục, tu dưỡng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó. Giữ được các phảm chất cách mạng.

- Đổi mới chỉnh đốn Đảng để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hóa biến chất gây ra trong điều kện Đảng lãnh đạo chính quyền nhà nước

*13. Phân tích: đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.

a.Nội dung của đại đoàn kết dân tộc:

Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc; đồng thời, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người

b.Phân tích nội dung đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân:

Đại đoàn kết toàn dân nghĩa là phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, tín ngưỡng, lứa tuổi, giới tính…

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp – dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không phản bộ quyền lợi của dân chúng.

c.Vận dụng tư tưởng HCM trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay:

Trong tình hình hiện nay, để vận dụng tư tưởng HCM vào việc xây dựng, củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, cần chú ý những vấn đề sau:

+ Phải thau suốt quan điểm đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

+ Lấy mục tiêu chung của của sự nghiệp cách mạng làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau…

+ Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; ko ngừng nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, tinh thần tự lực tự cường xây dựng đất nước

+ Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức Đảng được thực hiên bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu

*14. Phân tích: đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Vận dụng

a. Phân tích:

Khái niệm “dân” để chỉ mọi con dân nước Việt (không phân biệt dân tộc thiểu số với đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng,không phân biệt già trẻ, gái trai ,giàu nghèo).

Nói đến đại đoàn kết dân tộc có nghĩa phải tập hợp được mọi người dân vào 1 khối trong cuộc đấu tranh chung. Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng, bao gồm mọi giai cấp, dân tộc, tôn giáo.

Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân thì phải :

 -Kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa ,đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người

-Có lập trường giai cấp rõ ràng, đó là đại đoàn kết toàn dân với nòng cốt là khối liên minh công nông trí thức do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

b. **Vận dụng:

-Xóa bỏ hết mọi thành kiến,đoàn kết xây dựng đất nước

-Ai có tài, có đức đều có thể phục vụ đất nước,không phân biệt sắc tộc,tôn giáo

15. Các nguyên tắc của mặt trận dân tộc thống nhất. Tại sao Đảng và mặt trận dân tộc thống nhất là mối quan hệ máu thịt? Liên hệ với sự nghiệp đổi mới.

1, Nguyên tắc:

            -Xây dựng trên nền tảng khối liên minh công-nông-trí thức, đặt dưới lãnh đạo của Đảng.

            -Hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

            -Hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.

            -Khối đoàn kết chặt chẽ lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

2, Tại sao:

            Đại đoàn kết dân tộc là công việc của toàn dân tộc song nó chỉ có thể được củng cố và phát triển vững chắc khi được Đảng lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng với Mặt trận vừa là vẫn đề mang tính nguyên tắc, vừa là một tất yếu bảo đảm cho mặt trận tồn tại, phát triển và có hiệu lực. Bởi vì, chỉ có chính Đảng của giai cấp công nhân được vũ trang bởi chủ nghĩa Mác-Lê nin mới đánh giá đúng vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử, mới vạch ra đường lối sách lược, chiến lược đúng đắn để lôi kéo, tập hợp quần chúng vào khối đại đoàn kết trong Mặt trận. Không có Mặt trận, Đảng không có lực lượng, không thể thực hiện nhiệm vụ cách mạng; không có Đảng, Mặt trận không thể hình thành và phát triển và không có phương hướng hoạt động đúng đắn. Đảng vừa là thành viên của Mặt trận vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.

3, Liên hệ:

            Đảng phải có chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp từng giai đoạn, từng thời kì cách mạng, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng đại đa số người dân

            Lãnh đạo mặt trận. Đảng phải đi đúng đường lối quần chúng, không quan liêu, mệnh lệnh, gò ép các thành viên Mặt trận

*16. Nêu tt HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. *Phân tích nội dung xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ; *Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Vận dụng.

a. Tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân:

+Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

+Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân vs tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước.

+Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.

+Xây dựng nhà nc trong sạch vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

b. Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân:

Nhà nước của dân.

+ Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng và ngay từ đầu là: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều thứ 1, Hiến pháp năm 1946).

+ Quyền quyết định của nhân dân về các vấ đề liên quan đến vận mệnh quốc gia.

+ “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm  của nhân dân

+ Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì pháp luật không cấm, và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.

+ Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực hình thành các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân.

+ Các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là “công bộc của dân

- Nhà nước do dân.

+ Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình.

+ Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động.

+ Nhà nước do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Hồ Chí Minh yêu cầu:  Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và sự kiểm soát của nhân dân.

- Nhà nước vì dân.

+ Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát mới có thể là nhà nước vì dân.

+ Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền lợi, thật sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Hồ Chí Minh yêu cầu: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.

Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh...”

+ Cán bộ Nhà nước phải là đầy tớ của dân, đồng thời là người lãnh đạo hướng dẫn nhân dân. Đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người lãnh đạo phải trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa, trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài. Như vậy, “Người thay mặt dân phải đủ cả đức và tài, vừa hiền lại vừa minh”.

c. Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ:

+Xây dựng nhà nước hợp hiến hợp pháp.

+Hoạt đọng quản lý nhà nc bằng hiến pháp pháp luật,chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.

+Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức đủ tài.

d.Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả:

+Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nc:

 Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh thường đề cập đến những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người đề phòng và khắc phục:

“Đặc quyền, đặc lợi:   Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh đòi hỏi phải tẩy trừ những thói cậy mình là người trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách dịch với dân, lạm quyền, đồng thời để vơ vét tiền của, lợi dụng chức quyền để làm lợi cho cá nhân mình, làm như thế tức là sa vào chủ nghĩa cá nhân.

“Tham ô, lãng phí, quan liêu:”   Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liêu là "giặc nội xâm", "giặc ở trong lòng", thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm.

"Tư túng", "chia rẽ", "kiêu ngạo”:   Những hành động này gây mất đoàn kết, gây rối cho công tác. Hồ Chí Minh kịch liệt lên án tệ kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình, không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài có đức, nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài…

+Tăng cường tính nghiêm minh của phấp luật đi đôi vs đẩy mạnh giáo dục và đạo đức cách mạng:

 Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng người Việt Nam được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình với cương vị là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh bao giờ cũng thể hiện là một người sáng suốt, thống nhất hài hòa giữa lý trí và tình cảm, nghiêm khắc, bao dung, nhân ái nhưng không bao che cho những sai lầm, khuyết điểm của bất cứ ai. Kỷ cương, phép nước thời nào cũng cần và đều phải được áp dụng cho bất cứ ai. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh dùng sức mạnh uy tín của mình để cảm hóa những người có lỗi lầm, kéo họ đi với cách mạng, giáo dục những người mắc khuyết điểm để họ tránh phạm pháp. Dưới ngọn cờ đại nghĩa, bao dung của Hồ Chí Minh, nhiều người vốn rất mặc cảm với cách mạng đã không "sẩy chân" phạm pháp hoặc không đi theo kẻ địch.

*17. Phân tích chức năng bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người. Vận dụng.

a.Các chức năng cơ bản của văn hóa là:

Bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.

Mở rộng hiểu biết nâng cao dân trí.

Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.

b.Phân tích chức năng bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.

Tư tưởng và tình cảm là 2 vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con người. Tư tưởng và tình cảm rất phong phú, văn hóa phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm lớn, chi phối đời sống tinh thần của mỗi con người và cả dân tộc.

Lý tưởng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn của 1 Đảng, 1 dân tộc. Đối với nhân dân Việt Nam, đó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Một khi lý tưởng này phai nhạt thì không thể nói đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Tình cảm lớn, theo Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người; yêu tính trung thực, chân thành, thủy chung, ghét những thói hư, tật xấu, sự sa đọa…Tình cảm đó thể hiện trong nhiều mối quan hệ: với gia đình, quê hương, bạn bè...

à Văn hóa phải góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin vào bản thân, tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân và tin vào cách mạng.

c.Vận dụng:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.

*18. Phân tích lĩnh vực văn hoá giáo dục. Vận dụng.

                HCM phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến tầm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng,.. và nền giáo dục thực dân ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.

            Việc XD nền giáo dục của VN mới phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và dài lâu. Nền giáo dục đó sẽ “.. làm cho dân tộc chúng ta trở nên 1 dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đãng với nước VN độc lập.

            HCM đã đưa ra hệ thống luận điểm rất phong phú và hoàn chỉnh về mặt giáo dục, định hướng cho nền giáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng CNHXH và đấu tranh thống nhất nước nhà.

19. Nêu các chuẩn mực đạo đức. Phân tích chuẩn mực đạo đức: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Vận dụng

a. Các chuẩn mực đạo đức

Trung với nước hiếu với dân

Yêu thương con người

Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

Tinh thần quốc tế trong sang

b. Phân tích chuẩn mực đạo đức: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:

- Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta". 

-Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù. 

-Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá". 

-Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. 

Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. 

Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. 

-Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".

c. Vận dụng:

-Người đòi hỏi :có đức phải có tài và có tài phải có đức.

-Giáo dục trước hết và chủ yếu là giáo dục đạo đức; sửa chữa cái xấu, vun trồng, tập luyện cái tốt. Học để làm việc, làm người, học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp - dân tộc - nhân loại. Giáo dục nhà trường là trung tâm để hình thành nhân cách. Song phải có hỗ trợ lẫn nhau giữa giáo dục gia đình - nhà trường và xã hội.

-Chính trị là đoàn kết và thanh khiết, từ việc nhỏ tới việc lớn.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: