liệu pháp oxy
LIỆU PHÁP OXI
1. Các nguy cơ gây thiếu oxy
1.1. Tắc nghẽn đường hô hấp:
1.2. Hạn chế hoạt động của lồng ngực:
1.3. Suy giảm chức năng thần kinh liên quan đến quá trình hô hấp:
1.4. Cản trở sự thông khí ở phổi:
1.5. Bệnh lý tim mạch, máu:
2. Dấu hiệu và triệu chứng thiếu oxy
2.1. Bệnh nhân kêu khó thở, thường đứng dậy để thở
2.2. Lo âu, hoảng hốt, bồn chồn, vật vã, kích thích
2.3. Giảm thị lực, trí nhớ lộn xộn
2.4. Giảm trương lực cơ
3. Chỉ định thở oxy
4. Những nguyên tắc và lưu ý khi cho bệnh nhân thở oxy
4.1. Chú ý đường dẫn khí phải thông
4.2. Thở oxy theo y lệnh FiO2
4.3. Dựa vào đáp ứng của bênh nhân hơn là khí máu
4.4. Hiệu quả tùy thuộc vào bệnh lý
4.5. Cung cấp nồng độ oxy phụ thuộc vào trang thiết bị, kỹ thuật, sự hợp tác của bênh nhân, kiểu thở,…
4.6. Phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp:
4.7. Phòng khô đường hô hấp
4.8. Phòng cháy nổ
4.9. Phòng ngộ độc oxy
5. Kỹ thuật thở oxy
5.1. Qua canula:
5.2. Qua mặt nạ:
5.3. Qua ống thông mũi hầu
1. Các nguy cơ gây thiếu oxy
1.1. Tắc nghẽn đường hô hấp:
Đờm dãi, dịch, dị vật, co thắt, phù nề
1.2. Hạn chế hoạt động của lồng ngực:
Chấn thương lồng ngực, phẫu thuật ổ bụng, bệnh lý cột sống
1.3. Suy giảm chức năng thần kinh liên quan đến quá trình hô hấp:
Viêm não, chấn thương sọ não, hôn mê, gây mê, tai biến mạch máu não,…
1.4. Cản trở sự thông khí ở phổi:
U phổi, khí phế thũng, tắc phổi, viêm phổi,…
1.5. Bệnh lý tim mạch, máu:
Suy tim, thiếu máu,…
2. Dấu hiệu và triệu chứng thiếu oxy
2.1. Bệnh nhân kêu khó thở, thường đứng dậy để thở
2.2. Lo âu, hoảng hốt, bồn chồn, vật vã, kích thích
2.3. Giảm thị lực, trí nhớ lộn xộn
2.4. Giảm trương lực cơ
Trong giai đoạn đầu: huyết áp, mạch, tần số thở tăng vì tim đập nhanh lên để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể
Trong giai đoạn muộn: bệnh nhân tím tái, thở dôc, co kéo cơ hô hấp, huyết áp, mạch giảm, vận động hạn chế
Xét nghiệm: phân tích khí máu động mạch: PaO2 và SaO2 giảm
3. Chỉ định thở oxy
- Có dấu hiệu và triệu chứng thiếu oxy
- Giảm oxy máu (PaO2<60mmHg, SaO2<90%)
4. Những nguyên tắc và lưu ý khi cho bệnh nhân thở oxy
Khi bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng thiếu oxy thì thường chỉ định thở oxy qua ống thông mũi hầu, canula, mặt nạ
Oxy là một khí ko màu, ko mùi, ko vị và cần cho sự sống, nhưng việc sử dụng oxy cũng có những mặt trái của nó
- Oxy là chất khí dễ cháy nổ
- Khi sử dụng ooxxy thì nguy cơ nhiễm khuẩn cao vì vi khuẩn phát triển nhanh trong môi trường có oxy và dễ dàng xâm nhập vào bộ máy hô hấp dễ tổn thương
- Oxy là một khí khô, nếu ko đc làm ẩm khi thở thì sẽ làm khô tế bào đường hô hấp và giảm sức đề kháng đối với nhiễm khuẩn
- Khi nồng độ oxy trong máu cao sẽ gián tiếp làm ức chế trung tâm hô hấp dẫn đến ngừng thở hoặc gây ngộ độc oxy
Do vậy vậy phải đảm bảo nguyên tắc sau (9 nguyên tắc):
4.1. Chú ý đường dẫn khí phải thông
4.2. Thở oxy theo y lệnh FiO2
4.3. Dựa vào đáp ứng của bênh nhân hơn là khí máu
4.4. Hiệu quả tùy thuộc vào bệnh lý
4.5. Cung cấp nồng độ oxy phụ thuộc vào trang thiết bị, kỹ thuật, sự hợp tác của bênh nhân, kiểu thở,…
4.6. Phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp:
- Sử dụng dụng cụ vô khuẩn, sạch
- Thay dụng cụ theo quy định
- Vệ sinh bệnh nhân 3-4h/lần
4.7. Phòng khô đường hô hấp
- Làm ẩm ko khí bằng nước sạch
- Cung cấp nước cho bệnh nhân uống
4.8. Phòng cháy nổ
- Dùng biển cẩm lửa, cấm hút thuốc ở khu vực đang cho bệnh nhân thở oxy
- Dặn bệnh nhân, người nhà, khách ko đc sử dụng bật lửa, nến, đèn dầu, chất dễ cháy,…
- Các thiết bị máy móc phải có dây nối đất để tránh phát tia lửa điện
4.9. Phòng ngộ độc oxy
- Cho bệnh nhân thở oxy nồng độ cao, kéo dài có thể gây: giảm thông khí, xẹp phế nang, xơ teo võng mạc ở trẻ đẻ non, ngộ độc oxy
- Các biện pháp phòng ngừa:
+ sử dụng oxy hợp lý, đúng chỉ định
+ cho thở oxy nồng độ cao, sau đó giảm dần
+ duy trì PaO2 thích hợp
+ Đo FiO2 khí thở vào
+ nghiêm ngặt về nồng độ và tg
5. Kỹ thuật thở oxy
5.1. Qua canula:
· Ưu điểm: dễ sử dụng, ko ảnh hưởng đến ăn uống, bệnh nhân cảm thấy thoải mái, vận động khá tự do
· Nhược điểm: bệnh nhân nuốt hơi, niêm mạc mũi hầu dễ kích thích
5.2. Qua mặt nạ:
· Ưu điểm:dễ sử dụng, cung cấp oxy trong tg ngắn
· Nhược điểm:
- Nóng, khó chịu
- Hoại tử da do bịt quá chặt
- Khó kiểm soát FiO2 chính xác
- Phải cất đi khi ăn uống
- Bệnh nhân dễ nôn và khí phải chất nôn
- Tắc đường thở do lưỡi lấp đường thở ở bệnh nhân hôn mê
- Có thể ứ đọng CO2 và giảm thông khí nếu lưu lượng thấp và các lỗ mặt nạ quá nhỏ
5.3. Qua ống thông mũi hầu
· Ưu điểm: hiệu quả tương đương so với 2 cách trên
· Nhược điểm:
- Cần kỹ thuật đặt ống
- Gây chướng bụng
- Tổn thương niêm mạc mũi hầu
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip