dlcmhcm13,14

Câu 13: phan tich wa trinh nhan thuc ,chu truong wa trinh giai quyet cac van de XH of dang trong thoi ky doi moi?

2. Trong thời kỳ đổi mới

a)  Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội

*Tại Đại hội VI – năm 1986:

- Đảng ta nâng vấn đề xh lên thành chính sách xh

-  Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất  phát triển xh ktế  nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người.

*Đại hội VIII :

- Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.

- Thực hiện nhiều hình thức phân phối.

- Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.

- Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa.

*Đại hội IX chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp.

*Đại hội X của Đảng chủ trương phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương.

b)  Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội

- Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển

- Chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ

- Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội

c) Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

- Khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

- Bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khoẻ...

- Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả

- Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ và cải thiện giống nòi.

- Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

- Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội

- Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.

d)  đánh giá sự thực hiện đường lối

-Kết quả :

- Từ thụ động trong chờ viện trợ đã chuyển sang tính năng động, chủ động và tính tích cực xh

- từ lợi ích tập thể chung chung, trừu tượng,phân phối chuyển sang kết quả lao động

- thành phần ktế và người lao động đều tham gia tạo việc làm

- coi bộ phận dân giàu cần thiết cho sự phát triển

- giai cấp Công nhân-Nông dân xuất hiện càng đông đảo c1c doanh nghiệp

-Hạn chế:

-gia  lực gia tăng dân số vẫn còn lớn. Chất lượng dân số còn thấp đang là cản trở lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề việc làm rất bức xúc và nan giải.

-Sự phân hóa giàu – nghèo và bất công xã hội tiếp tục gia tăng đáng lo ngại.

-Tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế và an sinh xã hội.

-Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiếp tục tăng thêm; tài nguyên bị khai thác bừa bãi và tàn phá.

-Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập; an sinh xã hội chưa bảo đảm.

-Nguyên nhân:

-Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững xã hội.

Quản lý còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội

Câu 14 : nội dung cơ bản đlđn hội nhập kt qtế của đảng tk mới?

Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

a)  Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo

- Cơ hội và thách thức:

*Về cơ hội: Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.

*Về thách thức: Những vấn đề toàn cầu như phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia…gây tác động bất lợi đối với nước ta.

*Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia; những biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh và mạnh hơn đến thị trường trong nước, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm chí khủng hoảng kinh tế - tài chính.

- Mục tiêu, nhiệm vụ:

Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp đẻ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

-Tư tưởng chỉ đạo:

- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.

- Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.

- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế;

-Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hoà bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.

- Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

- Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

-Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

b)  Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

- Đưa các quan hệ đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững

- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước

- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế

- Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập

- Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại

- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: #dlcmhcm13