Độc Tiểu Thanh kí

          Nguyễn Du-một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới. Tên tuổi nhà thơ được biết đến qua nhiều bài thơ trong đó phải kể đến "Truyện Kiều". Thơ Nguyễn Du là thơ của tiếng nói nhân đạo, của tấm lòng đồng cảm sâu sắc với những mảnh đời bất hạnh. Trong "truyện Kiều" Nguyễn Du từng tâm sự:
          "Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
Một trong "những điều trông thấy khiến trái tim ông thổn thức là số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ, đặc biệt là những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh. Nguyễn Du từng khóc cho nàng Kiều với số phận lênh đênh, nhà thơ lại một lần nữa khóc cho nàng Tiểu Thanh-một người phụ nữ có nỗi oan và kiếp tài hoa bạc mệnh khi ông tìm thấy sự đồng điệu với số phận của mình qua bài thơ "độc Tiểu Thanh kí":
"Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như"
(Tây hồ cảnh đẹp hoá gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương vô mệnh đốt còn vương
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)

          Trong văn học trung đại, không ít những hình ảnh người phụ nữ tài hoa là nạn nhân của sự ghen ghét đố kị. Bởi thế cũng dễ hiểu vì sao nàng Tiểu Thanh-người con gái xa cách về thời gian, không gian lại nhận được sự cảm thông sâu sắc từ Nguyễn Du. Tiểu Thanh sốn vào khoảng đầu nhà Minh ở Trung Quốc, là người có nhan săc và tài năng nhất là tài văn chương thơ phú. Nàng làm lẽ họ Phùng năm 16 tuổi bị vợ cả ghen ghét nhốt ỏ núi Cô Sơn. Buồn khổ và uât ức, nàng đã chôn vùi cuộc đời mình dưới nấm mồ khi đang ở độ tuổi thanh xuân. Phần tinh hoa văn họ cũng tiêu tan bởi lòng ghen ghét đố kị của vợ cả. "Độc Tiểu Thanh kí" nằm trong "Thanh Hiên thi tập", 1 tập thơ chữ Hán viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa lòng thương người và thương mình, giữa sự xót thương cho kiếp người tài hoa bạc mệnh và trân trọng, ngợi ca tài năng của họ. Đây là phương diện chủ nghĩa nhân đạo ở Nguyễn Du.

"Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư"
(Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
Mở đầu bài thơ là một nghịch cảnh chua xót: "Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư". Hồ Tây xưa là một vườn hoa đẹp (hoa uyển) mĩ lệ ngập tràn sức sống nay "hoá gò hoang" lạnh lẽo, hoang vu, tàn tạ. Từ "tẫn" là biến đổi hết, biến đổi triệt để. Câu thơ sử dụng nghệ thuật đối gay gắt của thời gian: quá khứ-hiện tại, còn-mất, đẹp-gò hoang. Cách ngắt nhịp 2/2/3 với âm hưởng nặng nề gợi cho chúng ta cảm nhận về cái đẹp bị tàn phá, huỷ diệt phũ phàng bởi lát cắt vô tình của thời gian. Thơif gian đủ dài để vườn hoa bên Tây Hồ biến thành bãi hoang

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: