Chương 2
Nhà Lan Anh trong nội thành nên có rất nhiều cách để tới nhà con bé nhưng tôi thích đi xe riêng hơn, tôi không thích phải đợi cả tiếng để lên tàu và từng đó thời gian đợi để về nhà. Trong điều kiện bình thường, sẽ mất khoảng 30 phút để tới nơi, nhanh hay chậm phụ thuộc vào tình hình giao thông trên cầu Chương Dương. Cây cầu là một trong hai cửa ngõ vào nội đô Hà Nội từ hướng Đông Bắc, cầu còn lại mang tên Vĩnh Tuy cách đó khoảng 3km về phía Nam. Trên cầu hiện tại lượng xe cộ đông một cách bất thường, dòng xe cộ hướng vào thủ đô chậm rãi tiến lên như đoàn tăng ni đi khất thực trong những y phục khác nhau. Cái nắng mùa hè đến nhanh và gay gắt. Mặt trời nhô dù chưa lên quá góc 45 độ nhưng mặt đường đã nóng hầm hập. Hai anh em đều mặc áo chống nắng kín người, đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang và đeo kính râm. Chiếc xe moto của tôi nổi bật lên thảy giữa đám xe hơi xung quanh, giống như bơi giữa đàn cá khác loài.
Tôi nhìn đồng hồ điện tử trên xe, đã 8 giờ 20 phút nhưng vẫn chưa đi qua nửa cây cầu. Trong mười phút vừa qua, chiếc xe không nhúc nhích được quá mười mét. Tôi quan sát thấy phần đường cho xe đạp trên cầu đang không có ai và trên hết là nó chỉ cách một đoạn không xa. Sau khi suy đi tính lại, trong đầu sắp xếp lại các khả năng tệ nhất đến tốt nhất theo thứ tự ưu tiên. Tôi không mất nhiều thời gian để có được giải pháp. Đến nước này phải đánh liều, tôi bảo em trai ôm chặt mình còn bản thân vặn hết tốc lực. Chiếc xe phóng vượt đầu một chiếc xe màu trắng rồi quẹo sang phải, khéo léo mon men vượt qua các khoảng hở giữa hai chiếc ô tô.
Kế hoạch đầy tính mạo hiểm của tôi đã diễn ra thành công. Đoạn đường bị tắc dài khoảng năm trăm mét, nguyên nhân là do một chiếc xe buýt bị nổ lốp ở bánh sau khiến chiếc xe đâm vào thành cầu gây nên tình trạng tắc nghẽn, cảnh sát giao thông đang cố điều tiết giữ gìn trật tự trong khi đợi xe cẩu tới. Những người lái xe trên cầu bất giác thấy chiếc xe moto điện ngang nhiên băng băng trên phần đường dành cho xe đạp, một điều không thường thấy đối với dân Thủ đô. Những người lái xe khác buông lời chửi rủa hòa trong tiếng còi xe inh ỏi. Đó là âm thanh duy nhất phát ra ở xung quanh, cũng là phản ứng duy nhất tôi cảm nhận.
Tôi đậu xe trước một cửa hàng trong con ngõ của con đường không nhớ tên. Trái ngược với sự tấp nập vội vã ngoài kia, thời gian gần như không trôi ở chốn này. Một tốp người chạy bộ dàn hàng ngang mặc bộ đồ thể dục, đầu đội mũ lưỡi trai, tay đeo đồng hồ thông minh thi thoảng lại đưa lên nhìn xem quãng đường bản thân đã đi. Một bà mẹ trẻ đang cho con đi hóng gió, một tay đẩy chiếc xe nôi và tay còn lại phe phẩy chiếc quạt cho đứa trẻ đang ngủ lim dim nằm bên trong, bản thân bà mẹ đang mồ hôi nhễ nhại nhưng vẫn cố gắng đẩy chiếc xe lên vỉa hè tiến vào trong con ngách nhỏ gần đó. Một cụ ông trên tay cầm túi mẩu bánh mì rắc dưới đất cho một đàn bồ câu tới ăn, tiếng động từ chiếc xe đi qua khiến chúng bay đi một đoạn rồi lại trở về chỗ cũ.
Bảng tên cửa hàng khuất sau tán cây hoa giấy. Tiêu đề ghi: MÈO QUÁN. Chữ "O" được thay bằng một con mèo đen đang cuộn tròn nằm ngủ với cách đầu chếch lên, đó là biểu tượng của quán. Nếu không có tấm biển thì chẳng ai có thể phân biệt được đâu là cửa hàng đâu là nhà dân.Từ trong xó xỉnh nào đó một chú mèo đen xuất hiện quan sát hai chúng tôi. Em trai nhảy tót từ trên xe xuống chạy tới. Chú mèo cũng tiến lại gần rồi ngửi chân thằng bé, sau đó đi luôn qua chân một vòng như muốn nói: "À, chào người quen. Lâu rồi không gặp." rồi leo lên chiếc ghế gần đó đang có ánh sáng chiếu vào nằm cuộn tròn sưởi ấm. Kể từ lần đầu tôi gặp chú chưa từng kêu một tiếng nào. Chú giao tiếp với con người qua các tiếp xúc cơ thể và đồ vật xung quanh. Mèo ta hiếm khi rời khỏi quán, hầu như chỉ nằm yên ở chiếc bàn nào đó ngủ nướng tới hết ngày. Có lẽ đó là lý do chú sống lâu vậy.
Tôi để xe sát tường rồi khóa bánh sau và không quên bật chế độ chống trộm. Xách chiếc vali quay lại, em trai tôi đã biến mất, con mèo vẫn nằm đó mắt hướng ra ngoài đường. Khoảng tầm này lẽ ra quán đang tấp nập khách nhưng đến cả bóng người cũng không thấy. Tôi để ý đến tấm biển đặt ở cửa ra vào, một tấm gỗ ghi dòng chữ "đóng cửa" màu trắng. Nếu như đã không mở cửa thì tại sao vẫn bày bàn ghế ra ngoài? Một câu hỏi hiện lên trong đầu tôi. Muốn biết chuyện gì phải hỏi người nắm giữ câu trả lời.
Tôi thử đẩy chiếc cửa gỗ, nó không khóa nên tôi cứ thế bước vào. Mùi của quế phảng phất trong không khí. Quán khá là tối chỉ có ánh sáng từ cửa ra vào rọi vào qua khe hở cửa kính lớn bị phủ sau lớp rèm mỏng nhung hồng. Bốn bức tường sơn trắng trang trí thêm lớp giấy dán tường giả gạch. Đếm qua quán có khoảng mười bộ bàn ghế tính thêm hai bộ bên ngoài tổng cộng tất cả là mười hai, tất cả đều làm từ chất liệu mây tre.
Tại bàn cuối cùng góc bên trái, em trai tôi chăm chú nhìn vào bàn cờ vua tay chống cằm hơi nghiêng về sang phải. Ngồi đối diện là một cô gái cũng đang ngồi suy nghĩ. Cô diện trên mình bộ váy ngắn trăng tinh, đôi chân trần vắt chéo nhau. Cô bé đó là Lan Anh. Tôi đi về hướng hai đứa trẻ tôi không may va mạnh vào chiếc ghế khiến nó đổ ra sau nhưng dường như hai đứa không hề mảy may để tâm. Tôi dừng lại ở bàn bên cạnh đứng xem. Trên bàn cờ, hầu hết các quân cờ vẫn chưa rời khỏi vị trí ban đầu chỉ có hai con tốt đang cánh vua là đang đối đầu nhau. Chà, chúng nó lại sắp chơi Gambit Vua rồi. Tôi khẽ phì cười, đợi tụi nó nghĩ xem nên đi nước tiếp theo là gì quả thật không đáng để mất thời gian.
Tôi lặng lẽ rời khỏi bàn, đặt chiếc vali ở sau quầy rồi hướng về cánh cửa gỗ đang khẽ mở phía sau quầy pha chế. Đi theo con đường trong trí nhớ, tôi dừng lại trong căn phòng giống như nhà bếp. Một người phụ nữ mặc áo thun ngắn màu đen hở bụng với chiếc quần jean ngắn bó sát tô thêm đường cong duyên dáng cho vòng ba. Tay cầm quai ấm nhấc lên đổ vào chiếc tách sứ đã có sẵn bột cà phê. Khi rót đầy miệng tách, chị ta đặt ấm về chỗ cũ rồi đưa tay lấy cái thìa từ tách sứ bên cạnh khuấy đều. Người phụ nữ hơn ba mươi đó là chị họ của Lan Anh, tên là Bích Huệ.
"Ồ cậu đến rồi à, Phong?" Câu hỏi của chị như xác nhận sự hiện diện của tôi trong căn phòng. "Tôi nghĩ phải muộn hơn nữa cơ. Em cậu bảo khu Long Biên có cơn dông làm cây cối đổ nhiều lắm."
Chị Huệ mang hai tách cà phê ra bàn, chúng tôi cùng kéo chiếc ghế ngồi về hướng đối diện nhau.
"À, cái đó không đáng kể đâu chị. Em nghĩ mình đến sớm hơn nếu không có vụ tắc đường ở trên cầu Chương Dương." Tôi không nói vụ tốc mái tôn đi vì không thấy nhất thiết phải kể với chị ta.
"Ồ thật sao. Hiếm khi thấy ai nói Hà Nội tắc đường." Chị lấy trong túi áo ra một bao Thăng Long, ngậm một điếu, rồi dùng chiếc bật lửa để sẵn trên bàn châm lửa.
"Mà kệ đi, hôm nay tôi định mở quán muộn vì cậu bồi bàn mới gọi điện xin đến vào buổi trưa. Chúng ta có khối thời gian."
"Vậy, chị có chuyện gì muốn hỏi em?" Tôi hỏi, tiện thể uống một ngụm cà phê nóng. Hương vị thật đậm đà, quả nhiên xứng đáng mang danh cà phê thế kỷ, cà phê Trung Nguyên.
"Ừ ha, nói chuyện gì nhỉ?" chị ta nói, ngước mắt nhìn lên ngẫm nghĩ, hoặc làm bộ như đang ngẫm nghĩ. Rốt cuộc là loại nào, tôi cũng không rõ nữa. Trong lời nói và cử chỉ của chị đều thật khó đoán. "Một chuyện rất quan trọng và một chuyện không quan trọng. Cậu muốn nghe cái nào?"
"Thế thì chuyện không quan trọng trước nhé chị, dù sao thì em muốn uống tiếp tách thứ hai."
"Rất thông minh." Chị cười. "Từ lúc nghỉ hè tới giờ Lan Anh đi ra ngoài suốt. Hình như chuẩn bị diễn ra giải cờ vua nào đó đúng không? Con bé này còn đi đâu ngoài chỗ câu lạc bộ cờ vua chứ. Nó đi từ sáng sớm đến chiều muộn về, chẳng nói một câu nào. Cậu thấy xem có bực không?"
Tôi lấy thìa khuấy cà phê cho đến khi nó sủi bọt trắng rồi đưa lên miệng uống trong vô thức. Rất nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu.
"Đúng như chị nói, chỗ em định cho hai đứa đi nghỉ mát sắp tới sẽ giải đấu giao hữu cọ sát giữa các câu lạc bộ cờ vua lớn ở miền Bắc. Cả hai đứa đã đăng ký giải này từ đầu tháng 6 rồi."
Chị "ừm" một tiếng, rồi phà ra hơi thuốc vẻ khá thích thú. "Chà, một dịp tốt để kiếm tiền tiêu vặt."
"Em nghĩ vậy." Tôi gật đầu đồng tình. "Dù giải nhất chỉ có mười triệu, nhưng số tiền vẫn được coi là lớn với một đứa học sinh."
"Nó bằng với ba tháng làm thêm tạp vụ thời tôi còn là sinh viên." Chị ta cười khẩy. "Nếu đã đăng ký từ tháng sáu rồi thì có lẽ giải sắp bắt đầu rồi nhỉ? Mà giải tổ chức ở đâu thế?"
"Nhà thi đấu Song Mai, thành phố Bắc Giang. Ngày mai sẽ bắt đầu khởi tranh."
"Bắc Giang à." Chị ngừng một chút rồi nói tiếp. "Như vậy phải đi hai chuyến tàu điện sau đó có thể gọi xe taxi ở ngoài ga chở đến nơi."
"À, em đi xe moto đi cơ chị. Sẽ mất hơn ba mươi phút nếu như không nghỉ chân giữa đường."
"Cậu vẫn đi cái xe đó sao? Chưa định mua ô tô à?" Chị ta tỏ vẻ ngạc nhiên.
"Ý chị là sao?"
"Không có ý gì đâu nhưng mà sắm chiếc ô tô là điều không khó đối với cậu mà."
"Chiếc moto này là phần thưởng của nhà tài trợ, được bảo hành linh kiện tận nơi sản xuất thì sao em không dùng. Ngoài ra đây là loại mô tô có gắn thùng bên, giá trị của cũng đáng giá bằng món đồ cổ đem đấu giá."
"Thôi kệ, sắp tới tôi định sửa lại gara nên lần này cậu vác cái thùng về nhé."
"Buổi chiều em sẽ mang nó đi."
Sau đó chúng tôi không nói gì, chỉ ngồi đó uống cà phê. Thứ âm thanh chủ đạo giờ là tiếng quạt cây kêu phành phạch theo nhịp và tiếng lũ muỗi vo ve từ đâu đó bay ngang qua tai. Tôi vừa uống vừa ngồi quan sát căn bếp. Những tia sáng từ ô cửa sổ phòng bên hắt vào lộ rõ những hạt bụi lơ lửng trong không trung. Múi khói thuốc lá ám trong không khí vì thiếu lỗ thông hơi. Sàn nhà gần như không có viên lát nào nguyện vẹn, nhưng viên mất tới ba phần mảnh được thay thế bằng lớp xi măng tự trát.
Đang suy nghĩ đăm chiêu thì cả thuốc lẫn cà phê đã hết. Chị ta tặc lưỡi, vứt mẩu thuốc lá vào gạt tàn vào tách rồi đứng dậy. Thay vì rót cà phê, chị lại đi vào phòng bên cạnh lấy ra tập tài liệu được bọc bên ngoài cẩn thận bên trên không ghi gì.
"Đừng mở ra vội." Chị ta nói đặt tập tài liệu lên bàn rồi hỏi tôi muốn uống thêm không, tôi gật đầu. Lấy sau cà phê chị quay lại bàn, không quên châm thêm một điều thuốc.
"Cái gì bên trong đây chi." Tôi cầm tập tài liệu xoay các mặt. Quả nhiên chẳng có chữ trên đó.
"Nội dung gì không quan trọng. Chỉ cần cậu ký vào giấy bên trong là được."
"Dạ?"
"Nghe này, tôi đang nói tới chuyện quan trọng đó. Người như cậu không biết ý tứ gì hết."
Tôi gật đầu. Chị ta ngả lưng ra sau, hút một hơi dài rồi phả ra. Chị nhìn lên trần nhà màu trắng hồi lâu như đang chuẩn bị nói ra thứ quan trọng nhất trong đời. Bầu không khí thật ngột ngạt, căng thẳng. Đến cả tôi cũng không dám động tới tách cà phê.
"Về chuyện con Lan Anh. Đầu tháng này tòa đã ra quyết định hủy bỏ quyền giám hộ của mẹ tôi với Lan Anh, trước mắt là như thế vì bà ta sẽ kháng cáo việc bồi thương thiệt hại. Tôi đề xuất bên họ chỉ định cậu làm người giám hộ cho con bé. Bên đó cũng dễ dàng thôi miễn sao cậu ký vào tờ giấy kia là được, người ta cũng đã hỏi Lan Anh và nó đã đồng ý."
Tôi nâng tách uống cà phê chậm rãi như để từ từ tiếp nhận lời nói của chị ta. Những thứ tôi đã băn khoăn bấy lâu. Tôi muốn kể cho chị ta những chuyện đó một cách ngọn ngành nhưng bây giờ điều đó không còn quan trọng nữa. Tôi ngồi nói lì đó, mặt vờ như tỏ vẻ đăm chiêu, thi thoảng lại uống cà phê một cách chậm rãi. Chị ta nhìn tôi, không biểu lộ cảm xúc gì ra ngoài. Cũng như tôi, chị ta hút thuốc cho tới khi còn mẩu ngẳn tũn rồi lại lấy cái mới. Một sự kiên nhẫn phi thường. Khi tách cà phê đã hết, rốt cuộc tôi cũng phải nói gì đó. Giống như chị ta lúc trước, tôi lấy một hơi thật sâu trước khi thở ra, ngồi thẳng, đặt hai tay lên bàn.
"Nếu đó là mong muốn của con bé, em cũng không có gì để từ chối."
Tôi mở chiếc túi đựng tài liệu, vờ như đọc những gì ghi trên đó rồi lấy bút ký.
"Cảm ơn cậu." Khuôn mặt chị ta giãn ra không căng cứng như trước, bộ ngực xệ xuống thấy rõ, cảm giác như vừa già thêm mấy tuổi.
"Lan Anh năm sau thi cấp III rồi. Em không muốn con bé bị ảnh hưởng vì việc này."
"Mong là như vậy. À, có phải đứa em trai của cậu cũng bằng tuổi con bé đúng không?"
"Thằng bé học tại gia, giống như em hồi trước. Em vẫn đăng ký thằng bé vào ngôi trường học liên cấp dạy từ xa trước đây em từng theo."
"Mà cũng phải, nhìn thằng bé giống đứa tám tuổi hơn là một đứa học lớp tám. Ai mà..." Chị ta bỏ lửng câu nói. Một cơn gió nhẹ thôi từ hướng cửa sổ làm tàn thuốc lá trên tay rơi xuống tách cà phê. Chị ta tặc lưỡi, đem đổ tách cà phê vào bồn.
"Phiền cậu ra ngoài trông chừng quán giùm một lúc. Tôi chuẩn bị hai đứa kia sữa mật ong."
Tôi gật đầu, đứng lên cất gọn ghế, dạo bước ra khỏi căn bếp. Quay trở lại quán, không gian vẫn u tối và mùi quế vẫn phảng phất đâu đây. Không gian quán và căn bếp như hai thế giới khác nhau ngăn cách qua cánh cửa ra vào.
Hai đứa vẫn đang ngồi chơi cờ. Tôi ngó xem bàn cờ, có vẻ ván đấu đã về thế tàn cuộc. Trắng có một tốt thông sắp phong cấp được quân tượng trắng bảo vệ. Bên đen có một quân xe đang cố không cho tốt tiến xuống. Nhìn chung ván cờ này đã hòa. Tượng trắng và xe đen không thể rời khỏi con tốt thông, các quân tốt còn của hai bên ở trong thế đối đầu, hai vua chỉ có thể di chuyển cũng không thể thay đổi tình hình. Tôi hướng mắt lên quan sát hai đứa. Lan Anh hiện rõ vẻ căng thẳng, tay con bé cầm quân hậu đen gõ nhẹ trên mặt bàn, mắt nhìn hết bàn cờ rồi nhìn sang đồng hồ bấm giờ đang đếm ngược. Còn 2 phút cho trắng và 10 phút cho đen. Đang đến lượt bên trắng. Con bé di chuyển quân vua rồi bấm đồng hồ. Không mất tới 5 giây, em trai tôi cũng di chuyển quân vua và bấm đồng hồ một cách dứt khoát tương tự. Thằng bé áp dụng lối chơi bóp chết thời gian đối thủ một cách triệt để tới mức độ khiến họ phải mắc sai lầm dẫn đến thua cuộc. Đánh đổi sự chính xác lấy thời gian, một con dao hai lưỡi và cũng là thói xấu khó bỏ. Cứ như thế, hai bên đi vua qua lại cho đến khi đồng hồ thông báo hòa cờ do không bên nào còn đủ quân. Lan Anh ngả người ra sau tay vắt lên trán hít một hơi rồi thở ra một cách mệt mỏi dường như chả còn sức sống. Mái tóc dài ngang vai hất ngược ra phía sau để lộ đôi tai bé ửng hổng. Phải mất một lúc để Lan Anh ngồi trở lại bình thường. Con bé đưa hai tay vỗ nhẹ lên má rồi xoa đều sống mũi.
"Đánh từ nãy tới giờ không thắng được trận nào cả, chán quá trời chán."
"Cậu chơi kiểu đó mai mới thắng được. Nhìn cái khai cuộc tốt bao nhiêu thì cậu làm cái trung cuộc tệ bấy nhiêu." Em tôi cười khẩy, tay cầm quân vua đen chỉ về phía con bé.
"Nhưng ít nhất tớ đã có thể hòa được với cậu đó!"
"Hòa một trận và thua tận bốn trận. Thế là đủ để cậu đứng bét bảng."
"Ồ xem ai tự nói chính mình kìa!"
"Cậu dám nó chuyện đấy sao? Đồ... đáng ghét!"
Hai đứa ngoảnh mặt sang phía đối diện nhau, thở hắt thành tiếng. Lan Anh nhìn về hướng tôi đang ngồi, phải mất một lúc đẻ con bé nhận ra sự hiện diện của tôi. Vẻ mặt nó lộ rõ sự bất ngờ.
"Ồ anh Phong đây rồi. Anh ngồi xem tụi em từ nãy tới giờ à?"
"À, anh vừa mới ngồi xem thôi. Chưa thấy gì hết."
"Trời, anh vừa bỏ lỡ trận đấu kinh thiên động địa rồi đấy." Con bé cười, chạy tới nắm tay tôi kéo về phía chỗ hai đứa. "Anh xem cho kỹ nhé, có mấy pha em thí quân siêu đỉnh luôn!"
Tôi ngồi vào ghế, loại bỏ các quân còn lại trên bàn cờ rồi ấn chiếc nút nhỏ ở bên cạnh. Hình ảnh ba chiều của các quân cờ hiện lên một cách rõ ràng, mỗi khi muốn xem nước đi tiếp theo chỉ cần dùng tay phải gõ nhẹ vào mặt bàn và ngược lại. Không ngoài dự đoán, đây là một ván đấu phức tạp. Hai bên tạo ra thế trận kín ở trung cuộc, tính thế kéo dài cho đến khi một bên phải trao đổi tốt. Tiếp theo là màn đọc vị đối phương của cả hai. Bước ngoặc xảy ra khi bên trắng quyết định đổi hai quân mã tượng lấy xe để tạo lợi thế tốt thông sắp phong cấp trong khi bên đen với lợi thế hơn quân cố gắng tạo áp lực với quân xe còn lại ở hàng ngang số bảy. Kết quả ván cờ thì tôi đã rõ. Vừa xem tôi vừa liếc nhìn xem phản ửng của hai đưa. Có vẻ như chỉ mỗi Lan Anh chăm chú nhìn tôi còn em tôi vẫn ngoảnh mặt sang hướng khác không mấy bận tâm.
Bất chợt có tiếng cót két phát ra từ hướng phía sau quầy pha chế. Chị Huệ tay bưng hai cốc sữa mật ong đặt trong khay nhỏ bước đều đến chỗ ba người chúng tôi rồi đặt chúng ngay trên bàn cờ đang chiếu ảnh ba chiều.
"Hai đứa! Tạm ngừng chơi cờ một lát nghỉ giải lao được không! Chị mang món mấy đứa thích nè." Chị ta nói với một tông giọng khác hoàn toàn lúc nói chuyện với tôi.
"A! Sữa mật ong!" Em trai tôi hí hửng nhanh như cắt đưa tay lấy ngay một cốc đưa lên mũi ngửi. "Thơm quá đi mất!"
Trái ngược lại thằng bé, Lan Anh dường như tỏ ra thờ ơ trước sự xuất hiện của cô chị họ. Đợi mãi không thấy con bé phản ứng, chị ta đưa cốc sữa về phía con bé.
"Uống đi em, kẻo sữa nguội mất." Chị ta nở nụ cười vô cùng thiếu tự nhiên, giống như ai đó đang đắp sáp lên thành khuôn mặt đó vậy.
"Cảm ơn." Lan Anh nói trống không tiếp nhận chiếc cốc, mặt lạnh như băng.
Bầu không khí trong căn phòng giờ nặng nề hơn bao giờ hết, tôi muốn nói gì để hai chị em họ bớt căng thẳng nhưng không có lời nào ra khỏi miệng. Duy chỉ em trai tôi có vẻ như không cảm nhận được điều đó. Nó uống ly sữa một cách ngon lành dù vẫn còn nóng. Uống xong không quên liếm một vòng miệng cốc rồi mới đặt xuống khay.
"Sữa mật ong vẫn là ngon nhất!" Thằng bé nói, đưa tay chùi miệng.
"Ôi trời, tớ nhắc cậu bao nhiêu lần là dùng giấy ăn lau miệng rồi mà. Chẳng thấy cậu nghe bao giờ."
"Nhưng mà tớ đâu có với tới được cái hộp giấy." Nó lại đưa tay lên ngoáy tai.
"Eo ơi, tụi con trai lúc nào cũng như thế này à?"
Tôi và chị Huệ ngồi đó chỉ biết cười trừ. Nhìn chúng tôi không khác mấy vị phụ huynh trong buổi làm quen trường tiểu học. Đó là ngày bố mẹ đưa con đến trường để bọn trẻ làm quen với môi trường mới khác hoàn toàn so với thời mầm non.
"Hay tụi mình lên tầng trên đánh cờ tiếp đi, dưới này nóng lắm."
"Ừ, phải đó. Nhưng mà cầu thang tối lắm đi theo tớ nhé!"
Thế là cả hai đứa dọn dẹp đống quân cờ trên bàn. Lan Anh nắm tay em trai tôi đang kẹp bộ cờ vua trong nách lẽo đẽo đi sau, cảm giác cứ như người chị lớn với đứa em nhỏ. Tôi thầm cảm ơn thằng bé đã vô tình phá đi bầu không khí căng thẳng ban nãy.
Nét mặt của chị Huệ bây giờ đã dãn ra trông đã tự nhiên hơn trước. Chị ta ngắm chiếc cốc sữa mà Lan Anh uống dở hồi lâu rồi bỏ lại vào khay.
"Có vẻ như mọi chuyện vẫn chẳng đi về đâu." Chị ta nói, lấy điếu thuốc trong túi quần ra châm lửa hút. "Trong mắt con bé tôi chỉ là người chị họ dối trá đang cố gắng lấy lòng nó thôi."
"Chị đừng quá bi quan quá. Thời gian sẽ giúp con bé hiểu ra." Tôi cố nói đỡ.
"Thật đáng tiếc vì cái thứ đó tôi cũng đâu có nhiều."
"Ý chị là sao?" Thực sự tôi không biết hàm ý việc chị ta nói là gì.
"Vì tôi là luật sư. Đặc thù công bắt buộc tôi phải đi lại nhiều nơi. Có thể buổi sáng tôi ở Hà Nội thì buổi trưa tôi đã phải có mặt ở Đà Nẵng và tới chập tối thì đang ở Hồ Chí Minh. Thậm chí có những lần tôi phải vào trại giam để lấy lời khai bên thân chủ. Có ngày phải ngồi ở tòa cả ngày để tranh luận với bên luật sư đối phương, không thì là bên kiểm soát. Nói thế thôi cậu đã hình dung ra rồi chứ?"
Tôi gật đầu. Chị ta hút một hơi rồi phả khói ra. Lan khói ngay lập tực được hút vào ống hút khói lắp phía bên trên.
"Nhân tiện, công việc của cậu dạo này thế nào?"
"Vẫn đi dạy học cờ vua đều đều thôi chị. Thi thoảng em cũng tham gia một số giải quốc gia. Sắp tới em dự định dạy trực tuyển để sát sao hơn việc học đứa em trai và Lan Anh. Chuẩn bị càng sớm thì càng tốt."
Chị Huệ nằm ngả người ra sau ghế, hai tay đan chéo để trước bụng. Lần đầu tôi thấy chị ta cười trông nó tự nhiên đến thế.
"Quả thật cậu rất chu đáo. Dù chỉ là người dạy cờ cho Lan Anh nhưng nhờ đó mà con bé có điểm tựa tinh thần mà nó đã mất đi từ lâu. Tận đáy lòng, tôi cảm ơn cậu là điểm tựa tinh thần cho con bé. Một đứa trẻ đã mất cả cha mẹ lại bị họ hàng là cha mẹ tôi đối xử tệ bạc. Có những lúc tôi liên tưởng đến việc con bé làm điều gì đó dại dội. Nếu như được ước, tôi mong mình sẽ thế chỗ Lan Anh mà chịu đựng nỗi đau này. Đó là cách mà tôi có thể tạ lỗi với con bé."
Nói xong, chị Huệ đưa hai tay ôm mặt. Phải chăng lúc đó chị ta đang khóc? Đáng lẽ ra lúc đó tôi nên hỏi ngay nhưng không có lời nào thốt ra.
Chị ta cứ nằm thế một lúc rồi kêu tôi ra giúp cất gọn lại đống bàn ghế bày bên ngoài quán. Sau đó chị về phòng nghỉ ngơi vì cảm thấy mệt. Bản thân tôi cũng lên phòng nơi hai đứa nhóc đang chơi cờ.
Tôi đã nghĩ mình sẽ hỏi điều đó vào lần gặp mặt tiếp theo. Đáng tiếc thay, nó đã không bao giờ tới.
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip