Chương 64,65,66

  Chương 64


Tới tháng giêng 1967 Cách mạng văn hoá lan rộng ra cả nước. Trong lúc họp và các hoạt động thường phải mang vũ khí. Các cơ đảng và chính phủ bị tê liệt. Sản xuất công nghiệp bị tụt xuống. Trong một số xí nghiệp nói chung đóng cửa. Giao thông bị ngưng trệ.

Lâm Bưu và Giang Thanh kêu gọi những người nổi loạn:

Tất cả hãy xuống đường!, Tiến hành nội chiến!

Đất nước bị chia cắt. Các nhóm tạo phản vũ trang tiếp tục tấn công các đảng ủy và cơ quan chính phủ. Những người phe cánh của đảng cộng sản - phần tử bảo hoàng - đánh nhau chống lại chúng.

Dù vậy cả trong đảng bộ cũng không có hoà bình. Những người lãnh đạo cũng hung hăng tấn công lẫn, đồng thời mỗi người cũng hy vọng sẽ chiếm thượng phong và giành được quyền lực.

Hiện tại các phần tử bảo thủ còn mạnh hơn. Các đảng bộ trong nhiều năm đã nhận được quyền lực rất lớn, nên khó có thể dễ dàng đánh đổ họ. ý nghĩa tư tưởng và nguyên tắc trong cuộc tranh giành quyền lực này không có giá trị gì hết.

Cuối tháng giêng, Mao kêu gọi quân đội ủng hộ hồng vệ binh. Mao làm điều này, như ông nói với tôi, vì rằng Cách mạng văn hoá không thể thành công, nếu chúng ta không ủng hộ những người tả khuynh. Nhiệm vụ của quân đội là phải ủng hộ lực lượng cánh tả, công nghiệp và nông nghiệp, cũng như cả trong việc quân sự hoá tất cả cơ quan chính phủ và dạy quân sự cho tất cả các sinh viên đại học và cao đẳng.

Sau một vài tháng, gần hai triệu binh lính đã được kêu gọi ủng hộ cánh tả. Mao yêu cầu sự giúp đỡ cho bộ phận cận vệ trung ương. Bộ phận này không chịu sự chỉ huy quân sự. Mao có đường dây nóng với Uông Đông Hưng và có thể lấy lại mệnh lệnh, bỏ qua bộ phận văn phòng đông người của Lâm Bưu và tư lệnh khu vực.

Nhưng Mao không gặp Uông Đông Hưng hàng ngày. Chỉ tôi gặp. Thường thường, phớt lờ các chỉ thị chính thức, Mao đề nghị tôi chuyển những chỉ thị nói mồm cho Uông Đông Hưng.

Mùa xuân năm 1967, tôi thông báo cho Uông Đông Hưng, Mao muốn Uông cử một đội thuộc bộ phận cận vệ trung ương đến một số nhà máy ở Bắc Kinh.

Ông giao cho tôi nhiệm vụ cùng với quân đội tới nhà máy dệt như quan sát viên và liên lạc viên - Mao nháy mắt. Nhiều thành viên nhóm Một được cử tới các nhà máy khác.

Tôi không hài lòng về nhiệm vụ được giao. Nó có thể trở thành cạm bẫy. Tôi nguyền rủa Giang Thanh, xem đấy là mưu mô của bà ta. Giang Thanh buộc tội tôi chỉ ngồi lỳ ở Trung Nam Hải, không tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng. Thái độ trung lập, cái mà tôi thấy là phương kế tốt, thì Giang Thanh coi là thái độ thù địch.

Mao cũng kiên gan, bắt tôi tham gia vào cách mạng vô sản vĩ đại về văn hoá. Chỉ khi đó ông mới có thể tin rằng tôi hoàn toàn bên phía ông. Khả năng này, Mao nhắc lại, cải tạo tôi qua việc tham gia trong cuộc tấn công cách mạng.

Tôi cố tìm ra một sự hoà hoãn, bằng cách giới hạn hoạt động của mình ở nhà máy trong lĩnh vực y tế. Đối với điều này tôi đề nghị tổ chức một đội y tế dưới sự lãnh đạo của tôi. Như vậy hoàn toàn đương nhiên chúng ta có thể gần gũi công nhân và nhận được thông tin mà chúng ta cần - tôi khuyên Chủ tịch.

Ông đồng ý.

Nhà máy dệt Bắc Kinh nằm ở phía đông thành phố, khoảng nửa giờ đạp xe từ Trung Nam Hải. Ngoài vải, nhà máy còn làm cả quần lót xuất khẩu sang Rumani. Nhà máy có khoảng 1000 công nhân, và họ, như giờ đây nhìn thấy, bị phân tán về quan điểm. Đảng ủy nhà máy bị xoá bỏ, người ta giáng cấp người lãnh đạo trước đây và người phó của ông ta và chuyển sang công việc điều phối. Nhưng cuộc chiến đấu để xem ai sẽ điều khiển nhà máy vẫn tiếp tục. Tám trăm trong số một nghìn công nhân vẫn quan sát cuộc đấu đá của các phe phái, không chấp nhận phe nào cả. Tuy thế số người còn lại đã hiểu mối quan hệ với các cuộc đập phá không thể cắt nghĩa nổi. Chẳng ai làm việc cả, nên các vụ đánh nhau bằng tay không đã bùng lên vụ việc.

Quý Viễn Sinh và Tôn Yên chẳng thể nào dàn hoà được cuộc tranh cãi. Nhưng họ thấy trong tôi một khả năng thống nhất những người thù địch. Vì tôi là bác sĩ riêng của Mao, dưới quyền Uông Đông Hưng, họ quyết định và bày tỏ nguyện vọng để tôi xuất hiện ở nhà máy.

- Chúng tôi được cử đến đây bởi chính do Mao Chủ tịch - các sĩ quan nhấn mạnh, khi gặp gỡ với các người cầm đầu phe phái - Mao Chủ tịch muốn các bên liên hiệp lại.

Khi những người lãnh đạo nhà máy không tin là Mao cử nhóm quân đội, các sĩ quan đưa tôi ra làm chứng cớ: Nếu các đồng chí không tin chúng tôi, hãy nhìn xem: cùng đi với chúng tôi là bác sĩ riêng của Chủ tịch.

Các người cầm đầu phe phái không tin rằng tôi chữa bệnh cho Mao. Bản thân tôi chưa bao giờ và chưa ở đâu quảng cáo. Những người lạ chẳng nhất thiết biết về mối quan hệ của tôi với lãnh tụ.

Khi Quý Viên Sinh và Tôn Yên chìa ra những bức ảnh, trong đó tôi đứng sau Chủ tịch trong khi, Mao duyệt hồng vệ binh. Thái độ hoài nghi của lãnh đạo nhà máy đã giao động. Về sau tôi hiểu rằng, khi tôi đi về nhà, một số công nhân theo sát tôi. Khi thấy ô tô đi vào Trung Nam Hải, họ báo điều này cho nhà máy, và sự nnghi ngờ về vị thế của tôi đã biến mất. Như vậy, cương vị phục vụ của tôi đã đóng một vai trò của mình. Các phe phái đang giao tranh cuối cùng tin rằng, nhóm quân đội đúng là do chính Mao Chủ tịch gửi tới, và đồng ý chấp nhận vai trò trung gian của nó.

Sự xung khắc của họ nhanh chóng giảm đi. Tháng 9 năm 1967 ủy ban cách mạng mới thành lập đã lấy lại quyền điều khiển nhà máy vào tay mình, và công việc sản xuất đã hồi phục.

Tôi báo cáo cho Mao tất cả. Ông lộ vẻ vui mừng. Ông không tin là giai cấp công nhân lại có những bất đồng nội bộ nghiêm trọng đến thế. Công nhân cần phải đoàn kết lại, Mao nhấn mạnh. Mao viết một thông điệp ủng hộ công nhân để chứng tỏ rằng phái bộ quân sự hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ông. Công việc của đồng chí thế nào Mao viết, trao thông điệp cho tôi.

Tôi đưa bức thư cho Uông Đông Hưng, và ông chuyển nó cho ủy ban cách mạng nhà máy. Các thành viên của ủy ban phấn khởi đến mức, không trì hoãn, triệu tập hội nghị tất cả tập thể để xem lời dậy của Mao Chủ tịch đối với công nhân. Người ta đề nghị tôi lên diễn đàn, nhưng tôi từ chối. Khi công nhân biết rằng Mao Chủ tịch tự tay viết cho họ một vài lời, họ đã quỳ xuống và vỗ tay như sấm. Bức thông điệp Mao được treo trên bảng tin cửa nhà máy, và mọi người xem nó.

Sau đó lãnh đạo nhà máy cho chụp ảnh bức thông điệp. Sau khi phóng đại lên, nó to bằng bức tường lớn.

Bức ảnh treo ở cửa nhà máy để mỗi người đi qua cửa đều thấy nó.

ít lâu sau ủy ban cách mạng được tuyên dương là kiểu mẫu, làm việc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Mao Chủ tịch. Oai quyền của Uông Đông Hưng, người thu được sự ngưỡng mộ lớn trong vụ này ở nhà máy, được tăng lên. Tới mùa xuân 1968 năm xí nghiệp đầu đàn khác cũng dưới sự kiểm soát của Uông Đông Hưng - nhà máy in Trung quốc, liên hiệp chế biến gỗ miền bắc, nhà máy hoá chất số 2, nhà máy ô tô Nam Châu và nhà máy ô tô mang tên 7 tháng 2. Các nhà máy này trở nên nổi tiếng tất cả nước như những xí nghiệp gương mẫu, do chính Mao Chủ tịch lãnh đạo.

Danh tiếng của nhà máy dệt Bắc Kinh lớn đến nỗi rất nhiều người mong muốn làm việc ở đó để được dưới sự kiểm soát trực tiếp và che chở của Mao Chủ tịch. Trong nhóm đầu tiên của những người hăng hái có những phụ nữ trong nhân viên phục vụ Hội nghị đại biểu toàn Trung quốc và bộ phận chung Trung Nam Hải. Uông Đông Hưng và Mao chào mừng quyết định của họ. Những phụ nữ này mặc quân phục đến nhà máy trong tiếng sấm vang của dàn nhạc.

Công nhân nam giới tổ chức mit tinh. Để ghi nhận sự kiện này, các phóng viên kéo đến nhà máy.

Ngày hôm sau tất cả các tờ báo đều đăng ảnh và báo cáo về sự có mặt tại nhà máy của nữ bộ đội

Nhìn thấy ảnh, Giang Thanh đau khổ. Bà lên án nhân viên phục vụ Hội nghị đại biểu toàn Trung quốc đã tổ chức các cuộc khiêu vũ trá hình. Lúc đó nhiều người, gồm Giang Thanh, mặc quân phục.

Nhưng Giang Thanh tức giận rằng quân phục chỉ dành cho người có chức vụ cao trong quân đội. Bà chỉ thôi cau càu nhàu khi Uông Đông Hưng nói là chính Mao cho phép những phụ nữ này mặc quân phục.

Sau đó, Diệp Quần và Hoàng Hữu Sơn đến nhà máy. Mục đích của họ là cổ vũ hình mẫu điều khiển trực tiếp của Mao Chủ tịch. Để tỏ lòng tôn kính đặc biệt, họ chọn Tôn Yên, phó giám đốc ủy ban kiểm soát quân sự. Hứa với ông này cùng hành động trong nghiệp vụ, họ yêu cầu Tôn Yên tiến hành các cuộc đàm phán của các phe thù địch bằng cách tăng cường ủy ban về vấn đề quân sự và đại bản doanh không quân.

Được Diệp Quần và Hoàng Hữu Sơn che chắn, Tôn Yên muốn là chủ nhân xí nghiệp. Đại diện của họ trở thành người quan sát thường trực.

Do đó, liên lạc trực tiếp của Mao với nhà máy được thực hiện qua đường dây trung gian.

Tôi cảm thấy rằng cả Uông Đông Hưng, và Tôn Yên đều nhắm vào Mao. Tôi không tin rằng sự can thiệp Diệp Quần mang lợi ích cho tập thể. Và ngoài ra, tôi lo ngại khi thấy Tôn Yên bắt đầu khoe khoang mối quan hệ gần gũi với vợ Lâm Bưu và Hoàng Hữu Sơn.

Uông phớt lờ sự đa nghi thường xuyên của Chủ tịch.

Tôi bày tỏ sự nguy hiểm của mình với Uông: Tôn Yên cũng là thuộc hạ của anh, Mao có thể nghĩ là anh ngả sang người khác.

Uông Đông Hưng không đồng ý với cảnh báo của tôi. Dưới tiếng sấm Cách mạng văn hoá Uông tăng quyền lực của mình, bằng cách liên minh với tất cả những ai có khả năng giúp ông ta. Chỉ có Giang Thanh, Uông vẫn ghét nhử trước ủaõy, mơ ước sẽ loại bỏ bà ta. Với Lâm Bưu, Uông đối xử khác. Đây là người mơ ước là người kế vị Mao, và Uông không bỏ lỡ cơ hội để được chắc chân bởi sự ủng hộ của Lâm Bưu.

Tháng 8 năm 1966, khi nguyên soái nguyên soái Lâm Bưu ốm, chúng tôi cùng với Uông tới thăm ông ta. Uông Đông Hưng nói với tôi là ông tiến hành cuộc thăm viếng có tính chất cá nhân này để giải thích tính chất của mối quan hệ của mình với Mao. Tin rằng liên minh Lâm Bưu với Giang Thanh chỉ có tính chất chiến thuật, tạm thời, Uông kể cho Lâm Bưu về sự xung khắc không dàn hoà được của mình với vợ Chủ tịch.

Uông đã tin rằng bởi vì vị thế Lâm Bưu là vững chắc, ông có thể không dựa vào Giang Thanh.

Tới tháng tám Lâm Bưu và Uông Đông Hưng đã thỏa thuận được. Nguyên soái hứa giúp Uông nếu Uông rơi vào cảnh hiểm nghèo. Uông Đông Hưng đồng ý thông báo cho Lâm Bưu tất cả những việc xảy ra quan trọng quanh Mao.

Chiến lược của Uông là cực kỳ nguy hiểm.

- Nếu thậm chí tin bóng gió về sự thỏa thuận của đồng chí lọt ra, đó sẽ là tai hoạ - tôi nói với ông ta. Uông nghĩ khác.

- Tôi thề làm tất cả những gì có thể làm được đánh đổ Giang Thanh - Uông cũng không nghĩ tới đường thoái - Rò rỉ tin? Ai bẩm báo? Không phải anh và không phải tôi. Thế thì ai đây?

Tôi là người duy nhất mà Uông thông báo cho biết về sự thỏa thuận với Lâm Bưu. Nhưng mỗi lần, khi tôi thấy sự nhã nhặn của Uông dành cho nguyên soái và vợ ông ta, tôi cảm thấy mình không phải là mình nữa. Uông Đông Hưng đùa với lửa.

Chương 65


Quan hệ của tôi với Mao xấu đi. Việc không hài lòng tham gia tích cực trong chiến dịch chính trị gây cho Mao sự nghi ngờ về độ tin cậy của tôi. Để làm Chủ tịch nghi ngờ, chẳng cần ủng hộ phe đối lập. Chỉ cần đứng bên ngoài cuộc tranh giành chính trị mà Mao đang làm, có lẽ, cũng là đủ rồi.

Dấu hiệu rõ đầu tiên rõ nhất sự không hài lòng của Mao xảy ra ngày 13 tháng sáu năm 1967. Ngày hôm ấy Mao đi đến Vũ Hán và lần đầu tiên từ khi tôi trở thành bác sĩ của ông, ông không mời tôi đi cùng. Thay thế tôi là một bác sĩ quân y do Lâm Bưu giới thiệu.

Tôi bối rối, cả Uông Đông Hưng cũng thế. Việc loại bỏ tôi khỏi chuyến đi, Uông cho rằng là mưu kế của Giang Thanh. Nguyên soái chắc là khó biết được nguyên nhân thực sự thất sủng của tôi, khi Giang Thanh hỏi ông ta chọn một bác sĩ cho Chủ tịch.

Nhưng chẳng biết gì hơn, Uông sợ rằng Giang Thanh sử dụng sự vắng mặt của Mao và loại bỏ tôi.

Bạo lực của Cách mạng văn hoá tiếp tục lan rộng. Các cuộc đánh nhau, ẩu đả không ngừng tiếp diễn, các vụ bắn nhau tăng lên. Đặc biệt nghiêm trọng là tình hình ở Vũ Hán, nơi Mao dự định phát biểu như người trung gian giữa các phe thù địch.

Nhưng cả Bắc Kinh vẫn nằm trên vực thẳm hỗn loạn. Với chuyến đi của Mao, việc điều khiển thành phố rơi vào tay Giang Thanh. Uông Đông Hưng sợ rằng một ai đó trong số đồng đảng của bà có thể bắt cóc tôi. Uông thuyết phục tôi đừng quay lại nhà máy dệt, nơi có nhiều điệp viên của Giang Thanh.

Cứ ở lại ở Trung Nam Hải. Nếu thấy nguy hiểm, đừng chậm trễ chạy đến Vũ Hán với chúng tôi.

Uông nói đúng. Từ Trung Nam Hải, nếu bùng lên tiếng sấm, tôi có thể tìm thấy khả năng liên kết với ông.

Tôi ở lại Trung Nam Hải, nhưng té ra lại chỉ để trở thành người chứng kiến, để kiểm chứng như những điều tồi tệ nhất mà Uông Đông Hưng đã phán. Vợ Chủ tịch tiếp cận đến quyền lực thậm chí người tỵ nạn đặc quyền này chẳng bao lâu cũng bị cuốn vào bạo lực.

Đối tượng đầu tiên của cuộc tấn công lại là Lưu Thiếu Kỳ. Hàng trăm sinh viên thức đêm tập hợp nhau ở cổng phía tây Trung Nam Hải. Họ thét vang các khẩu hiệu đòi đấu tố Lưu Thiếu Kỳ. Bức tường đỏ rực đã bị dán đày các báo chữ to, kể tội con người mà Mao từng có lần tuyên bố là người kế vị của mình.

Quá nửa đêm, đám đông tăng lên, hoàn toàn kín đày phố. Đêm hôm trước sinh viên đã phá cổng của trại. Sau một thời gian ngắn, chỗ này biến thành cái trống. Ngồi trong phòng làm việc của mình, tôi cảnh giác chờ cái gì mang đến tôi mỗi ngày tiếp theo. Chưa bao giờ trong lịch sử nước cộng hoà nhân dân Trung Nam Hải chịu những thứ cặn bã như thế này.

Nhân viên bộ phận cận vệ trung ương có nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu nhà ở các nhà lãnh đạo, bình thản nhìn đám đông không người điều khiển. Cái gì mà Uông Đông Hưng nghĩ, giờ đây không có ý nghĩa.

Ông đang ở Vũ Hán với Mao.

Chẳng mấy chốc tình hình trở nên hoàn toàn thô bỉ. Tôi đang đọc báo buổi sáng, thì một người bảo vệ chạy tới. Hồng vệ binh tóm được Lưu Thiếu Kỳ trên đường phố và đang đấu tố ông.

Tôi chạy đến đó.

Lính và sĩ quan đứng nhìn không can thiệp. Lưu Thiếu Kỳ và vợ ông - Vương Quang Mỹ bị đám đông giận dữ vây quanh. Đặc biệt đám nhân viên văn phòng thư ký bộ phận chung nổi điên lên. Người ta xé toạc sơ mi của Lưu Thiếu Kỳ, tóm tóc, bẻ tay ông.

Sau nháy mắt người ta đã vặn con người tội nghiệp kia thành hai và ném các thứ bẩn thỉu vào mặt ông. Họ đạp ông và đấm vào mặt.

Tôi không thể xem sự tàn nhẫn này thêm được nữa. Lưu Thiếu Kỳ gần 70 tuổi và ông là người đứng đầu quốc gia.

Nhưng có cái gì tương tự xảy ra cả trong các khu phố khác. Đặng Tiểu Bình và vợ ông - Chu Lĩnh, Đào Chu và vợ ông - Tăng Tri cũng thành nạn nhân của Cách mạng văn hoá. Người ta huých, đạp và phỉ báng họ, nhưng vẫn còn chưa đánh.

Chỉ ba ngày sau sự kiện ở Trung Nam Hải, Uông Đông Hưng gọi tôi. Uông đến chỗ Mao ở Thượng Hải. Máy bay của không quân chờ tôi tại sân bay Bắc Kinh. Tôi cần phải gặp ông cấp tốc.

Sau vài giờ tôi đã ở Thượng Hải. Từ sân bay, tôi được chở về tư dinh của Chủ tịch. Chưa có bao giờ sự bảo vệ Mao lại được nhiều người và cực kỳ nghiêm mật như thế. Bạo lực giờ đây xảy ra khắp nơi, và sự an toàn của của Chủ tịch trở thành đối tượng lo chăm lo đặc biệt của Uông.

Bệnh phế quản đang hành Mao, ngoài ra, Mao bị nổi nhọt ở cơ quan sinh dục. Quan hệ tình dục của ông vẫn còn rộng, quan hệ của tôi với Chủ tịch - khá căng thẳng, tôi cũng chẳng cố để tâm tìm hiểu nguồn viêm nhiễm. Tôi chữa khỏi nhọt thảo mộc và viêm phế quản bằng seporin.

Tôi cảnh cáo rằng nhọt - là viêm nhiễm và có thể được lây lan qua tiếp xúc tình dục, nhưng Mao phớt lờ lời tôi. Ông không cho rằng vấn đề nghiêm trọng.

Chủ tịch muốn nghe chuyện, và đề nghị kể về tình hình ở Bắc Kinh. Tôi kể những người nổi loạn kéo vào Trung Nam Hải và hạ nhục Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Đào Chu. Mao im lặng.

Không tin vào vị trí chính trị của tôi, Mao kín kẽ với tôi hơn trước đây. Nhưng sự im lặng của Mao chứng tỏ rằng ông không hài lòng về sự kiện ở Bắc Kinh.

Chúng tôi gặp nhau lại cũng trong đêm ấy, và Mao yêu cầu một lần nữa kể cái gì đã xảy ra ở Trung Nam Hải. Họ hoàn toàn không nghe lời tôi - ông phàn nàn, khi tôi kết thúc câu chuyện. Điều này liên quan tới Tiểu nhóm cách mạng trung ương Cách mạng văn hoá, có cả vợ ông tham gia trong đó. Mao xác nhận rằng ông không ra lệnh cho họ xúc phạm những nhà lãnh đạo này. Họ phớt lờ tôi -ông nhắc lại, rõ ràng rất lúng túng.

Tôi tin ông.

Tôi nằm lại với Mao ở Thượng Hải gần một tháng. Mao quay về Vũ Hán ngày 14 tháng sáu, nhưng tình hình vẫn không ổn định đến mức Chu Ân Lai, cũng đang ở đó, lo ngại an ninh của Chủ tịch, khuyên Mao đừng đến. Đấu đá phe phái ở đây đã ở mức hành động bạo lực. Viên tư lệnh vùng Trần Tái Đạo, người không bị chết đuối, khi đi kèm Mao trong chuyến bơi đầu tiên trên sông Dương Tử, đã bị sơi đạn của một phần tử nổi loạn.

Trước khi Mao đến Vũ Hán để đẩy lùi xung đột, ở đó có phần tử cực tả Vương Lý. Ông này thực tế ủng hộ những người chống viên tư lệnh. Và khi đó phe cánh của Trần Tái Đạo đã bắt giám Vương Lý.

Chu Ân Lai là người đầu tiên tới Vũ Hán để tháo dỡ ngòi nổ. Còn khi Mao tới, như thường lệ, người ta thu xếp để ông nghỉ ở nhà khách Minh Dương nằm bên hồ Đông, thế nhưng điều này không đạt được a. Phe cánh viên tư lệnh vùng vẫn đang giam giữ Vương Lý. Để biểu thị lòng trung thành của mình đối với Mao, nhóm này bơi qua tới đảo, nơi Mao nghỉ chân, hy vọng giải thích tình thế của mình. Bảo vệ của Mao đã tóm những người khách không mời này.

Khi Mao biết điều gì xảy ra, ông ra lệnh thả những người bị bắt. Tin vào trung thành của quần chúng, biết rằng Trần Tái Đạo là người ủng hộ tin tưởng của mình, Mao tin là việc những người bơi đến chỗ ông không có ý định độc ác. Chủ tịch mong muốn gặp cả hai phe thù địch và đạt được sự hoà giải giữa bọn họ. Tuy nhiên những người nổi loạn lại được vũ trang, và Chu Ân Lai lo ngại.

Chu đề nghị Mao nhanh chóng rời Vũ Hán, hứa là sẽ cố gắng lập lại hoà bình trong thành phố.

Mao nghe lời. Nhờ trung gian của Chu Ân Lai, Vương Lý cuối cùng được thả tự do.

Mấy tháng sau tôi lại bay cùng Mao tới Vũ Hán. Chủ tịch không cho rằng trong số cả hai phe nhóm địa phương lại là bọn phản cách mạng. Ông thú nhận với tôi, khi lên máy bay. Thật là chẳng thích thú gì việc Vương Lý kích động bắn nhau. Nó đe dọa cái chết thậm chí của Chu Ân Lai. Ông ta đã buộc tôi phải khẩn cấp đi về Thượng Hải. Nhưng ở đấy chẳng có phe phái phản cách mạng nào cả.

Mao nghĩ rằng chính Vương Lý, Quang Phương và Tư Bành Nhưỡng, những thành viên tích cực Tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá, là người khơi lên sự sự giận dữ, bằng cách cho phép kẻ thù ra khỏi tầm kiểm soát.

Việc quay lại Mao vào Vũ Hán đã là thắng lợi. Để chứng minh rằng trong thành phố không có bọn bọn phản cách mạng và để tận dụng lòng yêu mến của toàn dân, Mao Chủ tịch ngồi trên xe mui trần đi chầm chậm dọc các phố. Tôi ngồi ngay sau ông, xung quanh là hàng trăm nhân viên bảo vệ vũ trang mặc thường phục.

Đám đông người gồm cả những người cùng phe, và những người chống phe Trần Tái Đạo đều hoan hỉ chào đón Mao bằng những lời hô vang:

Mao Chủ tịch muôn năm! Mao Chủ tịch muôn năm! Điều này cũng là khả năng đoàn kết quần chúng của hai phe

Khi vắng mặt Chủ tịch, Vương Lý và Quang Phương đã bắn vào người bạn cũ của Mao - bộ trưởng ngoại giao nguyên soái Trần Nghị. Nguyên soái không tán thành Cách mạng văn hoá. Năm 1967 cùng với những tướng lĩnh cao cấp khác ông đã phản đối sự can thiệp của quân đội và hồng vệ binh.

Tháng tám, Vương Lý và Quang Phương, được Giang Thanh ủng hộ, đã tổ chức nhóm tạo phản 16 tháng 5 - lấy ngày bắt đầu Cách mạng văn hoá. Họ chiếm bộ nội vụ và đốt cháy chỗ ở của đại diện người Anh.

Mao không tán thành với Vương Lý và Quang Phương, ngay lúc quay về thủ đô. Sau đó người cùng phe với họ là Tư Bành Nhưỡng bị bắt giam. Dĩ nhiên, hoạt động của bộ ba này là bạo động, nhưng người ta đem nó ra làm con dê tế thần. Quyền lực thực sự trong Tiểu nhóm trung ương Cách mạng văn hoá nằm ở Khang Sinh, Trần Bá Đạt và Giang Thanh. Họ nhận các quyết định.

Mao không che dấu việc không hài lòng vợ mình. Ông đã đọc lịch sử Lữ Hậu. Và bỗng nhiên, nảy ra từ dòng chữ, mưu mô của một trong số nhân vật Lữ Hậu, cô gái ít học mang tên A Thanh. Đám người tình đông đảo của cô luôn gây ra những điều khó chịu, đánh nhau tay đôi. A Thanh là một phụ nữ, thích thưởng thức những nỗi đau khổ của nhiều khác. Diệp Quần rất giống A Thanh - Mao bất ngờ phát hiện ra sự trùng hợp - Và cả Giang Thanh nữa.

Bất chấp khó chịu mà bà vợ mang cho mình, Mao cũng chẳng hề khuyên giải vợ.

  Chương 66


Mùa xuân 1968 Giang Thanh hằn học tấn công tôi.

Tấn công bắt đầu từ vợ tôi. Khang Sinh quyết định cho tên Lý Liên vào danh sách dài bọn phản cách mạng giấu mặt. Quá khứ của vợ tôi không khi nào và không có gì bí mật với ai cả, và Khang Sinh chẳng cần khó gì để biết rằng vợ tôi từng làm việc ở chỗ người Anh, cũng như ở người Mỹ, ngoài ra, còn có người thân ở Đài Loan. Đó là ba cái nghi ngờ cô ta. Liệu cô ta có phải gián điệp Anh? Mỹ? Quốc dân đảng? Nhưng có thể, làm việc cho cả cho bọn đó?

Khang Sinh tiến hành kiểm tra cẩn thận theo cách của nó.

Giang Thanh muốn đồng thời kiểm tra cả tôi. Tôi cũng là phản cách mạng, bà ta nói, và bị tình nghi không thua vợ tôi.

Tất cả tư liệu này được chuyển cho Uông Đông Hưng.

Uông, đương nhiên, thân tôi, khuyên cả Khang Sinh, và Giang Thanh rằng tôi được kiểm tra từ các hướng. Dĩ nhiên, ông nghiên cứu lại vấn đề, nhưng tin rằng tôi không liệt vào cái gì nghiêm trọng cả.

Giang Thanh cố chấp, nhưng thay đổi chiến thuật. 1 tháng sáu 1968 kỷ niệm ngày thành lập Đcộng sản Trung quốc. Trong thời gian họp lễ và chiêu đãi trong toà nhà Hội nghị đại biểu toàn Trung hoa thì vợ Chủ tịch đau răng. Bà ra khỏi phòng và gọi bác sĩ.

Uông Đông Hưng cử tôi.

Tôi từ chối. Giang Thanh buộc phải vào bệnh viện nhưng nói chung không có bác sĩ. Ngoài ra, bà ta không tin tôi. Bà từng buộc tội tôi phản cách mạng, khi tôi chữa cho bà trước đây. Lần này tôi nghi ngờ bãy.

Kẻ thù chính của vợ Mao ở Trung Nam Hải, bà muốn tính sổ, là Uông Đông Hưng và Chu Ân Lai. Buộc tội tôi phản cách mạng, bà ta đi bước đầu tiên đến mục tiêu này - sau tôi điều này chờ đợi Uông và Chu. Về tư cách Giang Thanh rõ là bị huỷ hoại về tâm lý.

Nhưng chính Giang Thanh cũng lại là mục tiêu chính của Uông Đông Hưng, đang muốn hạ bệ bà ta. Khi Uông dẫn tôi tìm bác sĩ răng, xuất hiện bằng chứng kính trọng của tôi với vợ Chủ tịch và, có thể, làm giảm mối mối quan hệ căng thẳng của chúng tôi.

Tôi buộc phải đồng ý.

Theo yêu cầu của tôi hai bác sĩ răng quân đội đến Đào Thái, nơi Giang Thanh sống. Vợ Chủ tịch buộc họ chờ 6 ngày, trước khi cho phép khám bà. Một răng hỏng và có thể nhiễm trùng. Bác sĩ đề nghị nhổ và và Giang Thanh đồng ý.

Sau nửa giờ bà ta kêu khó chịu, nói là toàn bộ cơ thể bị run. Bà hét lên rằng thay vì tiêm thuốc giảm đau thì lại tiêm chất độc. Y tá của bà chạy tới tôi lo sợ. Tôi khám Giang Thanh. Mạch và tim bình thường, tôi không phát hiện thấy mẩn và vết sùi trên da nao cả.

Sự căng thẳng của bà lẽ ra có thể được giảm nhẹ bằng truyền dịch, nhưng bà ta từ chối dùng thuốc và thay vì đó bà tìm Uông Đông Hưng.

- Lý Chí Thỏa định đầu độc tôi - vợ Chủ tịch giận dữ la lên, ngay khi ngay lúc Uông vừa vào.

Uông đề nghị tôi đi ra. Sau đó ông gặp tôi. Thậm chí khi nghe lời lời giải thích của tôi rằng trước khi tiêm, tôi đã kiểm tra bà ta có chống chỉ định với thuốc hay không, ông vẫn còn nghi ngờ: liệu đột nhiên chúng ta có sai sót gì không?

Tình thế trở nên nghiêm trọng.

- Tôi cần gặp Chủ tịch - tôi xúc động - Tôi cần phải kể kể cho ông ấy về tất cả việc này.

- Không thể được - Uông lắc đầu - Giang Thanh khăng khăng muốn tôi thông báo cho chủ tịch việc anh đầu độc. Nếu anh xuất hiện ở Mao sớm hơn, bà ta sẽ bù lu bù loa nữa. Chúng tôi yêu cầu Chủ tịch tới đây vào Đào Thái.

Uông khuyên tôi chờ Mao và sẽ giải thích cho Mao cái gì đã xảy ra.

Tôi đau khổ trong sự đơn độc ở phòng khách cạnh phòng ở Giang Thanh.

Các vệ sĩ Chủ tịch và người giúp việc cho bà bỏ đi. Lo sợ cơn thịnh nộ của bà họ không muốn đứng cạnh tôi.

Một giờ đã qua, nhưng Mao vẫn

không xuất hiện. Tôi cảm thấy mình là người có tội chờ thi hành án.

Mao cuối cùng vào phòng khách, đi cùng với ông là y tá trưởng Vương Xuân Dung. Tôi đứng dậy chào. Nhưng ông chỉ quẳng cho tôi một cái liếc mắt dường như tôi không có mặt ở đây, và chui vào phòng vợ.

Uông Đông Hưng vừa tới, tôi đề nghị ông nói với chủ tịch.

- Cái mà Giang Thanh muốn Mao nhìn thấy, là vi cái gì mà bà ta dị ứng thuốc.

Tôi như bị nổ tung.

- Nhưng tôi đã nói với ông rằng bà ta bình thường. Vì sao ông không nói điều này cho Mao biết? bà ta nói dối để hại tôi.

Tại thời điểm này cửa phòng Giang Thanh mở, Mao từ trong bước ra. Ông lại nhìn qua tôi và lẳng lặng bỏ đi.

Bấy giờ thậm chí Uông Đông Hưng cũng hoang mang.

- Giang Thanh chơi trò ảo thuật. Người của bà ta có thể bắt cóc anh. Tôi nghĩ rằng tốt hơn cả là anh nên quay về nhà máy dệt. Anh chỉ quay về đó và đừng đi đâu. ở đó quân của tôi sẽ cố gắng bảo vệ anh.

Tôi liều lĩnh muốn báo cho Lý Liên rằng tôi có thể bị bắt hoặc bị bắt cóc. Nhưng vợ tôi không có nhà. Tôi viết mẩu giấy nói là tôi sẽ vắng nhà một thời gian.

Tôi trốn ở nhà máy dệt hai tuần mà không biết cái gì đợi tôi. Khi không giữ nổi căng thẳng, tôi đến chỗ Uông.

Từ Uông tôi biết cái gì đã xảy ra.

Khi tôi trốn khỏi Đào Thái, thì Giang Thanh họp bộ sậu và ký thông báo, khép tôi tội đầu độc bà. Dĩ nhiên, họ tuân lệnh. Ngay đêm đó Lâm Bưu và Diệp Quần tới thăm Giang Thanh. Vợ Chủ tịch nói với hai bà tôi là phản cách mạng - từ trước 1949 và vẫn như hôm nay. Bà ta đưa phần thuốc chưa dùng cho Diệp Quần và yêu cầu phân tích xác nhận không chỉ một lần rằng thuốc là thuốc đọc và bà cũng chờ đợi kết quả như thế.

Diệp Quần gọi Uông Đông Hưng.

Uông khuyên Diệp Quần kiểm tra khách quan trong phòng thí nghiệm và thông báo kết quả cho Giang Thanh. Vấn đề chẳng đơn giản như vợ chủ tịch đã nói. Thuốc lấy từ tủ thuốc do đội bảo vệ quản lý, và trách nhiệm cuối cùng nằm ở Uông Đông Hưng. Theo quy tắc bác sĩ chỉ có thể kê đơn cho Mao, Giang Thanh hoặc những nhà lãnh đạo cao cấp khác, nhưng bản thân lại không có quyền mang nó. Nếu có vấn đề gì, thì hiệu thuốc chịu trách nhiệm.

Diệp Quần mang thuốc đi phân tích ở viện hàn lâm y học quân sự.

Kết luận nói là thuốc tương ứng với nhãn hiệu trên lọ và không tìm thấy chất độc.

Giang Thanh điên tiết lên. Khi Diệp Quần đưa bản kết luận, Giang Thanh vứt cả thuốc và giấy xuống sàn và kêu lên la tất cả do các phần tử xấu ở viện hàn lâm y học quân sự viết ra.

Diệp Quần bảo vệ bản thân và chồng bà. Bà giải thích là những nhân viên ấy và Lâm Bưu coi yêu cầu của Giang Thanh có tầm quan trọng lớn nhất. Lâm Bưu tự tay trao thuốc cho chủ tịch viện hàn lâm y học quân sự, việc phân tích được tiến hành nghiêm túc và cẩn thận.

Không gì có thể làm dịu Giang Thanh, và hai người đàn bà coi nhau lạnh lùng. Diệp Quần, tuy nhiên, cảnh giác hơn. Bà vơ lấy thuốc và bản kết luận, trao lại cho Uông Đông Hưng.

Liên minh Giang Thanh và Lâm Bưu bắt đầu rạn nứt. Uông Đông Hưng ngả về phía Lâm Bưu. Tôi là con tin đơn độc trong trò chơi chính trị của họ.

Răng Giang Thanh lại đau. Mọi người rõ là răng hỏng cần phải nhổ. Lâm Bưu và Chu Ân Lai lãnh trách nhiệm và cử hai bác sĩ Vương Thế Bình và Bằng Trịnh Giang.

Khi thấy hai ông nha sĩ mới, Giang Thanh lại noi là tôi muốn đầu độc bà ta và yêu cầu họ xác nhận điều này,

Vương Thế Bình và Bằng Trịnh Giang nói với Uông Đông Hưng. Ông khuyên họ nói sự thật cho Giang Thanh, và bà ta tống cổ họ.

Trong tay Giang Thanh vẫn còn một văn bản của thuộc hạ bà. Bà đưa nó Chu Ân Lai và yêu cầu ra trát bắt tôi.

Ông nhắc bà rằng tôi là bác sĩ riêng của Mao Chủ tịch và chỉ có Mao mới có thể ra trát được. Lúc ấy Giang Thanh bắt đầu đề nghị Chu Ân Lai gặp Mao Chủ tịch.

Chu thảo luận với với Uông Đông Hưng. Uông đề nghị Chu giải thích cho Mao tình hình. Uông không muốn động chạm vào vấn đề này.

Chu Ân Lai gặp với Mao. Ông nói là tôi đã nhiều năm ở nhóm Một và nhiều người ở Trung Nam Hải biết tiếng. Công việc của tôi không phải luôn luôn làm vừa lòng mọi người, nhưng Chu tin rằng tôi chưa khi nào và không hại ai cả.

Chỉ sau vài tuần sự kiện này Mao cuối cùng đồng ý với ông.

- Lý Chí Thỏa - ngày đêm ở với tôi - ông nói với Chu - Nếu anh ta là phản cách mạng, thì vì sao anh ta không đầu độc tôi thay vì Giang Thanh? Anh ta hại tôi dễ hơn nhiều chứ. Khi Giang Thanh buộc tội bác sĩ và y tá về thuốc giả. Tôi giải thích cho bà ấy là một phần trong thuốc cho tôi cũng là giả. Như vậy chúng ta dùng nhỏ hơn lượng hiện tại.

Tôi không có cảm giác những mối quan hệ trước đây của Mao với bản thân. Ông không dũng cảm bảo vệ tôi.

Uông Đông Hưng tin rằng Giang Thanh không từ bỏ ý định hại tôi

- Rắn chưa về tổ đâu - Uông nhắc - không loại trừ là Giang Thanh cử ai đó đến đây bắt cóc anh. Anh cứ ở nhà máy dệt. Tại đó có một bác sĩ tin cậy, tên là Lý. Nếu có vấn đề gì bảo anh ta gọi tôi.

Tôi ở lại nhà máy hai tháng trong sự lo lắng triền miên. Trong khi Giang Thanh sử dụng quyền lực trong chính quyền không ai điều khiển. Không ai không thể ngăn được bà, thậm chí Mao. Ông luôn luôn biết bước đi tới Giang Thanh sẽ như thế nào

Người của bà hoàn toàn có thể bắt và giết tôi, nhưng khi đó bà ta lại nói không biết gì hết.  

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip