Mứt dừa
Đất Vĩnh Long cò bay thẳng cánh, ruộng đồng bao la. Vậy mà người ta nói quá nửa số đất ở đây là trong tay nhà ông Hội đồng nhà Trần. Nhà giàu lâu đời nơi xứ này, chuyện về nhà ông Hội đồng Trần bao nhiêu là đủ. Nhưng nức tiếng nhất chắc là chuyện về ông Trần Hoàng Nguyên, nay đã hơn 50, đang là Hội đồng và là chủ của cái nhà đó.
Chuyện ông năm thê bảy thiếp, có đến hơn hai bà lớn, lại mới rước về thêm bà ba. Đất nhà ông bạc ngàn, ông nào sợ, nên mỗi bà ông cất một gian nhà riêng. Người hầu trong nhà cũng hay bàn ra tán vào việc ông trăng hoa. Số vợ này với ông chắc chắn không là gì, và độ chịu chơi của ông, cái gì cái, chỉ cần mấy bà thích là ông chơi tất tay. Đó giờ chưa từng để mấy bà của ông thiệt cái gì, cứ ngỡ ai là vợ ông đều được sống trong vinh hoa phú quý như vậy.
Nhưng đó chỉ là cái mã mà cái gia đình ấy trưng ra cho người ta thấy, chứ cái thối nát bên trong chỉ có chính những người trong nhà mới có thể nếm trải.
Bà út mới vào nhà, bà chỉ mới có 16, thậm chí còn nhỏ hơn cậu cả của ông 2 tuổi. Bà gả vào cái nhà này trong sự ép uổng của tía má ở nhà. Bà chỉ là dân quê, nhà buôn sạp rau nhỏ trong chợ. Sáng hôm bà phụ mẹ buôn bán, không biết sau, ngay hôm đó bà bán sao cho nhà Hội đồng mà ông Nguyên mua luôn cả bà về. Hai chục đồng Đông Dương, 2 cây vàng, ba cặp gà, vậy là bà về làm vợ bé Hội đồng. Lúc đi, trên người bà chỉ có mỗi đôi bông do mẹ cho làm của hồi môn, với bộ áo dài đã nhạt màu. Cứ thế đến nay cũng đã hơn nửa năm, bà cũng mới nhận tin vui hai tháng nay. Nhờ vậy mà bà mới dễ thở hơn trước, chứ trước đây bà nhút nhát, e dè, sống luôn nơm nớp lo sợ, luôn phải sống trong sự chèn ép của bà cả và bà hai. Cuộc sống mà ngày ngày cứ phải nhìn mặt người khác mà sống.
Bà hai mồm mép nổi đanh đá chua ngoa. Bà vốn là cháu gái bên ngoại của Thống đốc tỉnh An Giang, nổi danh một vùng. Nhà bà cũng là phú hộ, chỉ là cách đây cả trăm dặm. Chẳng hiểu sao lúc thuở thiếu thời, ông Nguyên cùng cha đi công việc, sau mà về thì lại có bà cạnh bên. Dung nhan của bà có thể nói là nghiêng nước nghiêng thành, có phần sắc sảo, kiều diễm. Tuy vậy, hồng nhan bạc mệnh. Bà tuy được ông Nguyên cưng chiều, yêu thương nhất, nhưng đến nay đã hơn chục năm, bụng bà vẫn chưa có động tĩnh gì. Có chăng là lúc mới rước bà về, bà 2 tháng thì có thai. Vậy mà niềm vui lớn chẳng tài gan bà mang được. Đúng 3 tháng thì sảy. Chẳng ai biết vì sao bà sảy, chỉ biết đêm đó ăn cơm xong, bà ngủ sớm. Đến rạng sáng, người làm trong nhà nghe tiếng bể đồ, rồi tiếng la của bà nó vang cả gian nhà chính. Rồi đến khi bà mụ đến coi thì biết là sảy, chứ chưa từng ai biết lý do vì sao.
Còn bà cả, bà điềm tĩnh, từ tốn. Bà là người ở cùng ông lâu nhất, còn là người may mắn đẻ được cho ông tận hai người con là Trần Nguyễn Quân và Trần Quang Anh. Tuy là mẹ của hai đứa con trai của ông, nhưng xét về xuất thân, bà lại là kẻ thấp kém nhất khi bà chỉ là đào chánh của một gánh hát trên xã. Vốn bà chỉ hát một đêm mà đem luôn lòng ông Nguyên đi theo. Vậy là ông chơi lớn: đêm nào cũng đến nghe bà hát, rồi hẹn riêng bà nơi cánh gà, rồi từ từ chuốc bà nhận một hai món quà của ông, rồi mới chịu gặp mặt, và rồi là ông rước bà về.
Thật ra, nhà ông Nguyên có đến tận ba đứa con. Còn người trai cả là Trần Đăng Dương, cậu là cậu cả của ông, là đứa được coi là có nét giống ông nhất. Trong khi Nguyễn Quân thì lai giữa nét ông và bà cả, còn Quang Anh thì rặc một nét của bà cả, chẳng sai một li. Nhưng vì không sống chung cùng mẹ, nên thật ra sự yêu thích của ông Nguyên dành cho cậu vẫn có phần kém xa với hai đứa em kia. Tuy vậy, nhưng quyền hành sổ sách trong nhà cậu đều đã được cha cho xem qua một lượt, dự là sẽ là người duy nhất tiếp quản cơ ngơi đồ sộ này của ông việc mà cả hai đứa em kia cả đời cũng chẳng mơ tới được. Nói về xuất thân của cậu là điều đại kị trong vùng, cậu là con ai là chuyện không phải ai trên cái xứ này muốn nói là nói. Nên cũng vì vậy mà chuyện về cậu cả Trần Đăng Dương cũng chẳng còn ai nói đến nữa.
"Hai, hai lại đọc sai nữa rồi..."
Hùng Huỳnh bĩu môi nhìn Phong Hào đang nhíu mày, tập trung, hai cái đầu châu vào nhau trên cuốn tập, đếm trên chiếc bàn tre trước cửa nhà. Trưa hè oi ả, cái nắng phỏng da phỏng thịt, Phong Hào mới đi cấy ngoài vườn về, liền bị thằng em trời đánh đè ra tập đọc, đánh vần.
Cái nhà nhỏ chỉ có cái bộ ngựa cũ ọp ẹp, rồi đến cái vách ngăn lại. Thêm cái bàn với vài cái ghế gỗ, thêm mấy tấm áo rách treo đầy nhà, vậy là hết. Cái nhà nhỏ sau lưng thì có mảnh vườn nhỏ chỉ đủ trồng hỗn tạp mấy nhánh mồng tơi, rau má dại với tía tô, tập tàn, cùng với mấy cây rau dại cho Phong Hào trồng, là miếng ăn duy nhất của cả nhà. Bên hông là cánh ruộng mà của người ta. Nhà nó sát bên đường làng, đi xíu nữa là đến trường làng, rồi đến chợ. Khúc này tuy vắng, chẳng ai sống nhiều, nhưng người ta đi ngang đi dọc miết, cũng là đường duy nhất dẫn đến nhà Hội đồng Trần.
"Thôi dẹp, mình mày học là được rồi. Tao dân ngu học, ba cái này có vô được chữ nào đâu. Thôi đi bắt cơm không hồi nịn đói hết."
"Thôi mà hai... gắng thêm xíu nữa thôi."
"Tao nói dẹp là dẹp nghe hông! Dẹp đi, tối tao rảnh rồi chỉ tiếp. Giờ bắt cơm lẹ tao ăn còn nghỉ trưa rồi đi mần nè."
Hùng Huỳnh nhìn bóng lưng Phong Hào từ từ rúc ra sau nhà. Nó mới dạy anh có hai chữ mà hơn nửa tiếng anh vẫn chưa học xong. Cuối cùng thì nản quá, anh lại bỏ. Vốn anh bỏ học để nó đi học, nhà vậy phải chịu thôi.
Má nó bỏ hai anh em đi từ sớm, vốn cũng vì nó. Nó là con riêng mà tía nó dẫn về. Anh kể đêm đó anh chỉ mới lên 5, thấy cha mang nó về, đã hơn 3 tuổi, mặt mũi trắng bóc, xinh trai mà đồ đạc áo quần cũng sạch sẽ lắm. Chỉ là anh thấy vui vì nó đến, nhưng má thì không. Má với tía cãi nhau một trận om sòm, rồi cuối cùng má chịu không nổi. Qua hôm sau bỏ xứ mà đi biền biệt, đến tận bây giờ. Nó vẫn chưa biết mặt mũi của má nó ra sao. Nhưng lớn lên với sự yêu thương của tía, của anh là nó thấy đủ rồi. Ngày đó ngoài quần áo trong cái bọc vải tía đem về cùng nó, còn có cái giấy viết toàn chữ tiếng Pháp, tiếng Anh, nói chung là mớ tiếng nước ngoài ngoằn ngoèo. Tía không hiểu, anh cũng không hiểu, chỉ thấy một dòng chữ tiếng Việt duy nhất là cái tên nó: Huỳnh Hoàng Hùng.
Cứ ngỡ một nhà ba người sẽ sống yên bình đến già, thì tin dữ liền đến. Chỉ cách tròn đúng một năm, tía nó đi theo người ta ra đồng cấy lúa mướn. Lúc qua cầu khỉ thì trượt chân té, lại bị chuột rút rồi đuối nước mà chết. Từ đó, nhà nó chỉ còn hai anh em sống lay lắt đến giờ.
Nó thương anh, vì nó mà nhà anh tan hoang, đổ nát. Anh chưa một lần oán than nó, hay ghét cay ghét đắng gì nó. Đã vậy, anh còn nói nhờ nó đến bên đời, anh mới đỡ cô đơn hiu quạnh. Nhà đã nghèo, anh vốn cũng chẳng đi học mà theo tía đi mần từ sớm. Tía mất, anh nhờ mảnh vườn nhỏ rồi đi mần mướn khắp nơi. Người ta mướn anh cái gì, anh liền đi mần cái đó. Vậy mà anh không cho nó đụng vào việc gì, còn ép nó đi học. Nó được học từ nhỏ ở trường làng gần đó. Lúc đó, nó nhớ nó cãi chày cãi cối, cố một hai xin anh nó để nó nghỉ học theo hai đi mần. Để rồi đúng cái hôm đó, cái hôm duy nhất anh nó đánh nó đánh đến bầm một bên đùi. Cũng là hôm đó, cái hôm duy nhất anh khóc. Anh nấc nghẹn, hỏi nó
"Bộ mày muốn tao với mày cả đời này chui rúc sống thì ăn không đủ ăn, uống không đủ uống hả? Mày muốn lắm hả?
Tía mất rồi, chỉ có tao với mày. Mày làm vậy rồi tao sống sao? Mày là hy vọng duy nhất của tao! Tao không cầu mày phải thành tài. Tao cần mày biết cái chữ, rồi kiếm cái việc đàng hoàng mà mần, chứ không phải là cứ nai lưng ra mần như tao. Cực khổ không nói, lúc mần cho lũ quan sai, phú hộ còn bị mắng chửi, còn bị đánh đập không ra cái đách gì. Mày thấy vậy là sung sướng chưa? Chưa thì phải cố gắng mà lấy con chữ cho mình, hiểu chưa?"
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip