DƯỠNG SANH VÀ LUYỆN KHÍ

DƯỠNG SANH VÀ LUYỆN KHÍ

Hoàng Đế hỏi Tố nữ rằng: "Nay ta muốn ngưng việc giao hợp một thời gian dài lâu rồi mới trở lại có được không?"

Tổ Nữ đáp: "Không nên, trời đất có hiện tượng mỡ đóng, khí âm khí dương có hiện tượng thi hoá, như bốn mùa xuân hạ thu đông và hiện tượng ngày đêm tối sáng đều do thứ tự của thời gian mà biến hoá thành khác nhau. Con người ta cũng phải tuỳ theo nguyên lý âm dương này mà hành động. Nếu ngưng giao hợp thì tinh khí không tuần hoàn, cái đạo âm dương bị cắt đứt như vậy làm sao tiếp nhận cái tiến trình bình thường để nhiếp bổ thân thể (bổ thân)? Phải theo cách luyện khí hành công nhiều lần, phải thải ra phế khí, phải thu vào tiễn khí (khí tươi mới) để tăng tiến sự tráng kiện thân thể".

1. Dương vật nếu không thường giao hợp thì chẳng khác nào con rắn hổ vì không cử động mà phải nằm chết cóng trong hang. Do đó người khôn phải tuân theo lời chỉ dẫn đạo lý trên để tạo dịp cho tinh khí lưu thông trong toàn thân thể tới xương cốt, gân, thịt. Trong khi giao hợp mới dùng phép hoàn tinh khiến cho tinh dịch không bị cảnh lãng phí vì ở một chỗ không dùng.

2. Đọc Tố Nữ kinh ta khám phá thấy ngày xưa phối hợp nhiều phương pháp dưỡng sinh chứ không phải chỉ theo một cách nào đó mà bỏ quên những cách khác. Trong các phương pháp này có nghệ thuật phòng the là một, và nghệ thuật phòng the lại phối hợp nhiều phương pháp dưỡng sinh khác.

3. Ở Trung Quốc từ lâu người ta nghiên cứu các cách sinh hoạt, tập quán ăn uống, cách giao hợp... của các loại động vật sống lâu để đưa ra các "thuật dưỡng sinh" như đạo dẫn, luyện khí, thai tức, bích cốc, thực tiếp, giao hợp,... Sách Tố Nữ là sách dạy về phòng trung, giao hợp hay nhất, vì rất là hiệu nghiệm. Đạy là bí kiếp cho các bậc Đế Vương và giai cấp quý tộc, họ dành riêng để theo đó mà hưởng của Trời.

"Đạo dẫn" tổng quan có thể coi như là một loại thể dục nhịp điệu cùa phép thể dục ngày nay, Trang Tử có truyện Hoa Đà (145-280 Công nguyên) là danh y của Trung Quốc thời cổ đại. Hoa Đà rất rành về phép đạo dẫn cổ truyền. Quan sát loài gấu leo cây, ông sáng tác ra cách luyện tập tứ chi. Quan sát năm cách vận động của phi cầm, ông đặt ra cách luyện tập để thân thể tráng kiện, tinh thần thoải mái. Nhờ theo phép đạo dẫn Hoa Đà sống trường thọ, năm 99 tuổi tay mắt vẫn còn sáng tỏ, răng chưa rụng cái nào.

Ngày nay, ta nói mà không sợ, phép đạo dẫn là những động tác co duỗi, xấp ngửa, đi ngồi, đứng lên quỳ xuống, đi bộ, hô hấp... có tác dụng lưu thông máu huyết để cường sinh khang kiện thân thể.

4. Đồng thời với Hoa Đà có ông Lãnh Thọ Quang cũng là người thực hành viên mãn phép đạo dẫn. Ông thường vận động đầu cổ và hít thở thật sâu lại áp dụng thành công các bí quyết phòng trung nên khi đã hơn 160 tuổi tuy đầu tóc đã bạc mà thần khí vẫn như người thanh xuân. Bí quyết phòng sự của ông ta là "thái âm bổ dương" gặt hái thu lượm cái âm khí để làm bổ cái dương khí.

5. Sách Hậu hán thư, trong các truyện về phương thuật có ghi ở quận Thượng Đãng, tỉnh Sơn Tây có người tên Vương Chân tuổi gần 100 mà mặt hồng hào rạng rỡ như người chưa quá ngũ tuần. Bí quyết trường thọ của ông nầy là thực hiện phép "thai tức" và phép "thai thực".

"Thai thực" có nghĩa là chỉ ăn những gì sanh ra từ bào thai mà thôi, tỷ dụ như thịt bò, thịt heo... không ăn những gì có nguồn gốc mễ cốc.

6. Thời cổ Trung quốc thuật dưỡng sinh ngoài những vận động thân thể và hô hấp còn để ý đến sự ăn uống đầy đủ (thai thực) và thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Như vậy sự sinh hoạt mới quân bình không vì một mặt nào của đời sống mà hủy bỏ mặt khác của đời sống. Sự quân bình đó làm cho con người được kiện khang và trường thọ.

7. Theo khoa học hiện đại thì:

· "Đạo dẫn" là thể thao thể dục, các loại hoạt động làm cho giãn gân cốt, bắp thịt được cứng rắn, thân thể được kiện toàn.

· "Luyện khí" là phương pháp thở hít không khí đúng cách, thở ra hết chất hơi đã bị phổi thải hồi, hít vô không khí mới để giúp cơ thể lọc máu.

· Hai cách nầy ngày nay ai năng chăm chỉ thực hành thì sẽ có sức khỏe lâu dài diên niên ích thọ, trẻ trung thoải mái.

8. Đồng hương với Vương Chân có Diệc Mạnh Tiết thực hành phép ngưng thở, ông ngồi yên tạm ngưng hô hấp, thân mình bất động trong khoảng 100 ngày. Điều nầy phù hợp với những khám phá về thuật du già ở Ấn Độ, có loại khiến cho người luyện tập có khả năng "công đông miên", ngủ trong mùa đông, lúc đó hô hấp thật chậm nhẹ nhàng như gần đứt, động mạch đập rất khẽ cơ hồ như không còn nữa, Những người nầy có thể chôn mình trong hầm sâu dưới đất không ăn trong vòng một tháng mà không nguy hiểm gì đến tính mạng bởi vì chính họ hít thở thật ít không khí, uống một số lượng cực nhỏ nước và tiêu thụ một phần nhỏ thể lực của họ để bù trừ.

9. Người xưa dùng phương pháp hô hấp ép bụng phối hợp với phép thực tiếp để trừ căn bệnh già nua suy nhược, bệnh áp huyết cao và táo bón. Họ còn dùng khí công để trừ bệnh thần kinh suy nhược, bệnh đau bao tử và bệnh kết hạch. Hai phép dưỡng sinh nầy chẳng qua là ngồi yên hô hấp (phép tĩnh tọa của võ lâm)

10. Thái cực quyền và Bát đoạn cẩm

· "Thái cực quyền" là do Hoa Đà quan sát ngũ cầm mà đặt ra. Thái cực quyền gồm 24 động tác. Tuy các động tác thay đổi nhưng từ động tác nầy sang động tác kế tiếp không đứt đoạn mà là các động tác liên tục của nhau, biến chuyển tương hợp từ từ mà thành, rất ích lợi cho sự luyện tập thân thể nhất là khi hơi có tuổi.

· "Bát đoạn cẩm" cũng tương tự như thế. Các yếu tố luyện tập là tập trung ý chí, thống nhất tinh thần để điều hòa hô hấp, tuy toàn thân vận động nhưng phải giữ phịp thở sao cho tự nhiên, nhẹ mà sâu. Mỗi ngày càng tập hít thở sâu càng tốt.

Cả hai phép thể dục phịp điệu nầy dùng phòng ngừa và trị các chứng áp huyết cao, tinh thần khẩn trương, đau bao tử bệnh tim và nhiều bệnh khác. Đối với hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần kinh, cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa cũng rất có hiệu quả.

11. Kinh Thái Cực Quyền có ghi người luyện tập phải hô hấp do đan điền. Đan điền là danh từ dùng trong khoa châm cứu chỉ một trong ba vị trí trong người. thứ nhất là trên đầu (đại não), thứ hai ở hoành cách mô, thứ ba ở rốn. Căn cứ vào các sách vở của đạo gia thì đan điền là chỗ trọng yếu nhất trong cơ thể con người. Vậy chữ đan điền nói trong kinh thái cực quyền là chỉ chỗ nầy. Khi hô hấp có thể để dưỡng khí tồn trữ tại đây để duy trì "tâm bình khí hòa tình tự an định" (cái tâm hồn được bình tĩnh, cái khí được điều hòa, cái dục vọng đầu mối của tình dục được an định). Y giới Mỹ gần đây nghiên cứu về Thái Cực Quyền và Bát Đoạn Cẩm đều công nhận khả năng làm cho tâm an và bình ẩn cái tình dục.

12. Phép hô hấp đan điền được luyện tập dùng cho trường hợp phòng sự mà thiết giảm xuất tinh, có mục đích điều tức dưỡng khí tăng gia khí lực trong trường hợp bất lực hành sự.

Nội dung hô hấp đan điền người xưa có ghi lại trong sách. Trang Tử có nói: "Chân nhân hô hấp thâm nhập cước, phàm nhân hô hấp tiển tại hầu" nghĩa là bậc chân nhân hít thở không khí vô đến chân, người thường chỉ hít thở được không khí vô đến họng mà thôi. Đại ý khuyên luyện tập hít thở không khí mới để bài trừ mệt mỏi trong người

13. Đời Động Tấn có người Cất Hồng đề xướng lối "thai tức" nghĩa là thở như thai nhi trong bụng mẹ, thở bằng mũi, không thở bằng miệng, hgít vào thật lâu sau mới từ từ thở ra. Cát Hồng khuyên sau khi hít vào phải đếm đến 120 tiếng mới từ từ thở ra mà số lượng không khí thở ra phải ít hơn số lượng không khí hít vào có như vậy không khí trong lành mới tòn tại trong thân thể. người siêng năng luyện tập có thể kéo dài thời gian giữ hơi trong bụng đếm đến 1000 mới phải thở ra. Ai luyện đến mức nầy có thể phản lão hoàn đồng, vĩnh bảo thanh xuân không bao giờ già.

14. Phép thai tức là phương pháp giảm bớt thở ra thán khí, tích tụ dưỡng khí trong cơ thể, phù hợp với quan điểm y học ngày nay.

Áp dụng nguyên tắc nầy trong việc phòng sự là cách giữ lại không cho xuất tinh bằng cách hít hơi thật dài vô phổi nìn hơi thật lâu mới thở ra tư từ. Lám như vậy nhiều lần khi thấy mình sắp bắn tinh. Ở Trung Hoa có thuật "thái âm bổ dương" tức thâu lượm âm khí để bổ cho dương khí và "thái dương bổ âm" là nguyên tắc áp dụng cho nữ nhân sẽ bàn đến ở những chương kế tiếp.

15. Nam nhân không thể lãng phí tinh dịch của mình, mỗi lần xuất tinh là mỗi lần phải có hiệu ích. Khi nữ nhân lên đến cực độ khoái lạc thì âm hộ sẽ có sức hút rất mạnh, quy đầu của nam rất khó lòng mà cưỡng lại để rút ra, lúc đó âm đạo sẽ hút tinh dịch của nam nhân vào cơ thể của nữ nhân để sau đó biến thành tinh dịch của nàng.

16. Cổ truyền ở Trung quốc có phương pháp luyện tập gọi là "tiểu châu thiên" là khi ngồi yên tĩnh tọa dương khí từ đan điển (chỗ rốn), tiến lên hội âm (giữa cơ quan sinh dục và bàng quang) xuyên qua giáp-suy (giữa xương sống) vào ngọc-chẩm (sau ót) tới nê-hoàn (đại não), xuống đài trung (giữa hai vú) trở về lại đan điền là xong một quá trình. Cứ như vậy mà điều khiển dưỡng khí chu du, công phu nầy phải luyện đến hai ba năm mới xong. Nam nhân đạt được pháp môn "tiểu châu thiên" khi giao hợp dương cụ và âm hộ phối hợp với nhau mà thực hiện quá trình tiểu châu thiên. Nữ nhân trong lúc tuyệt hứng, nguyên khí bị hút sẽ phần khoái lạc không bao giờ nghĩ đến chuyện chia tay.

Tố nữ khi nói về luyện tập thứ phương pháp tuyệt diệu nầy có bảo phải phối hợp với phương pháp đạo dẫn, cả hai phối hợp sẽ giúp cho nam nhân đạt được mục đích hoàn tinh.

17. Trong quyển "Ngọc Phòng Bí Quyết" có nói nếu đàn ông tập luyện được cách hô hấp đằng bụng, cho không khí vào sâu tới bụng (thật ra là hít thật nhiều hơi) thì sẽ tăng thể lực và trì lực (sức chống chỏi), khi giao hợp chống lại xuất tinh chỉ cần hít hơi dài vào đan điền đếm từ một đến 30 mới thay hơi khác, như vậy dương cụ sẽ cương cứng lâu hơn và chống chỏi lại khuynh hướng xuất tinh. Cho có hiệu quả hơn, áp dụng thêm phương pháp "tử vãn sinh lai" đã nói ở trên nghĩa là khi cương cứng quá phải rút ra, đợi hơi xìu xuống mới tiến hành trở lại.

18. Nữ nhân có phương pháp "hành khí" do nàng Triệu Phi Yến đời hán truyền lại. Nàng luyện tập bằng cách lấy dây lụa cột ngang lưng và tập chuyển động phần từ eo xuống mà phần trên không cần chuyển động. Sau đó nàng dùng thuật "bế khí chỉ tức" nín thở một hơi thật lâu. Với phương pháp hành khí, nữ nhân có thể co rút bóp mở âm hộ khiến dương vật cảm thấy sung sướng tuyệt đỉnh và từ đó rùng mình bắn tinh.

Công dụng của phương pháp nầy là làm cho dương vật được bóp chặt, nam nhân cảm thấy nữ nhân như mới, bóp, từ đó không thể cưỡng nỗi chuyện xuất tinh.

Sách "Hương Muội" nói rõ ràng hơn về phương pháp co bóp nầy. Khi tiến hành giao hợp phải có thứ tự: khi thằng nhỏ tiến vào thâm cung, cửa thâm cung phải mở ra đón chào. Khi chàng đã vào đến nơi thì cửa thâm cung đột nhiên đóng lại ôm chặc chàng, như mừng rỡ. Quá trình đâm vô rút ra của dương vật được quá trình mở bóp của âm hộ phối hợp tạo cho nam nhân cảm giác tuyệt vời.

NHỮNG CẤM KỴ KHI GIAO HỢP

Hoàng Đế hỏi Tố Nữ: Tinh lực của nam nhân biến đổi bất thường, có khi yếu khiến dương vật không dương lên, có khi tinh dịch yếu đến không xuất ra. Nàng có biết phép trị liệu nào không?

Tố Nữ đáp:"Sự kiện này cũng thường thôi, biết bao nhiêu nam nhân đắm say tửu sắc đến sanh tật bệnh. Muốn trẻ mãi không già không gì bằng đừng mê gái dẹp. Đây là một điều rất quan trọng mà nhân sinh mắc phải vẫn không chừa. Nếu vì sắc mà trị bệnh thì phải dùng dược liệu trị ngay. Tuy nhiên trước khi bắt đầu giao hợp phải tránh những cấm kỵ, vi phạm những cấm ky thì dùng dược kiệu cũng vô ích mà thôi."

GHI CHÚ:

1. Những cấm kỵ đó là gì?

Sách Tố Nữ có ghi lại sáu điều cấm kỵ như sau:

· Kỵ thứ nhất

Không được giao hợp vào ngày đầu tháng âm lịch (thượng ngươn) giữa tháng (lúc trăng tròn) và cuối tháng. Phạm vào cấm kỵ này con cái sinh ra sẽ bị thương tổn, còn mình thì "không còn giương lên được". Trong mình lúc đó bị "dục hỏa thiêu trung", nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tâm can của mình nên nước tiểu phát ra có màu đỏ hay vàng lườm. Nhiều khi mang thêm bệnh di tinh. Tuổi thọ bị giảm.

· Kỵ thứ hai

Khi có sấm sét, mưa gió, đất thảm trời sầu, động đất, tránh không được giao hợp. Giao hợp thì con cái sinh ra sẽ bị câm điếc, mù loà hay tinh thần suy nhược. Về phương diện tâm lý thì đứa nhỏ sẽ có một tinh thần suy nhược, đa sầu, đa cảm, luôn luôn ủ dột.

· Kỵ thứ ba

Không nên giao hợp khi đã ăn quá no hay khi đương cơn say. Phạm cấm kỵ này nội tạng bị tổn thương, nước tiểu màu đỏ, mặt tái xanh, lưng đau mỏi, mình mẩy phù thủng, tuổi thọ bị rút xuống rất nhanh.

· Kỵ thứ tư

Không nên giao hợp khi vừa mới đi tiểu xong. Lúc này cơ thể chưa trở về trạng thái bình thường, chưa sẵn sàng để mở ra hoạt động rất phức tạp là giao hoan. Phạm điều cấm kỵ này thì về sau ăn uống sẽ mất ngon, bụng phình to, tâm thần luôn luôn phiền muộn, nhiều khi lơ đãng như người mất trí.

· Kỵ thứ năm

Tránh giao hợp khi người đã mất sức vì mệt nhọc như đi bộ, lao động nặng, mệt mỏi chưa phục hồi, trong minh bãi hoải. Phạm cấm kỵ này thì sẽ bị mắc bệnh suyễn, miệng khô, đường tiêu hoá bị trở ngại, các cơ quan bài tiết gặp những giao động.

· Kỵ thứ sáu

Không nên giao hợp liền khi đương nói chuyện với nữ nhân mà dương cụ nổi lên. Vi phạm điều này thì dương cụ bị thương tổn, nội trạng bị suy, lổ tai không còn thính, tinh thần bất an, ho suyễn. Nhắc lại, sáu điều cấm kỵ này quan trọng đến nổi nếu phạm phải thì sinh bệnh, chỉ có thần dược mới chửa khỏi mà thôi.

2. Sách Tố Nữ ghi lại cuộc đối thoại sau đây:

Hoàng Đế hỏi Cao Dương Phụ: "Ta nghe Tố Nữ nói nam nhân hay bị cửu lao và thất thương, nữ nhân hay bị hồng, bạch đái và tuyệt sinh (không thể sinh con). Thử hỏi vì sao mà sinh ra những chứng bệnh này?"

Cao Dương Phụ nói: "Nam nhân thường bị các tệ nạn ngủ lao, luc cực và thất thương. Các bệnh này sinh ra điều có nguyên nhân."

Hoàng Đế nói: "Ta muốn nghe nói về thất thương, xin nàng trình bày cho rỏ."

Cao Dương Phụ nói:

Thất thương là:

- Âm hản (mồ hôi trộm)

- Âm suy (yếu sinh lý)

- Tâm thanh (tinh dịch đổi màu không trắng)

- Tinh thiểu (tinh dịch ít và lỏng bỏng)

- Âm hạ ướt

- Tiểu ít

- Không cương cứng

Làm sao trị những chứng bệnh trên?

Chỉ có cách dùng phục linh. Phục linh là thần dược có thể dùng quanh năm. Các dược liệu khác dùng chung và các điều chế như sau:

- Phục linh 4 phân

- Sương bồ 4 phân

- Sơn cu di 4 phân

- Quát tử cân 4 phân

- Thố hệ tử 4 phân

- Ngưu thằng 4 phân

- Thức thạch chi 4 phân

- Can địa hoàng 7 phân

- Tế tân 4 phân

- Phòng phong 4 phân

- Xu dự 4 phân

- Thục đoạn 4 phân

- Sà sàng tử 4 phân

- Bát thực 4 phân

- Tam thiên kỵ 4 phân

- Thiên hùng 4 phân

- Thạch đẩu 4 phân

- Đổ trọng 4 phân

- Tùng dung 4 phân

Các dược liệu nói trên đem tán chung thành bột, thêm vào mật ong, trộn đều, vo lại thành viên bằng ngón tay, dùng ngày ba lần, mỗi lần 3 viên.

Có thể không cần trộn với mật ong, để bột như vậy dùng như thuốc tán, mỗi lần dùng một muổng canh, dùng liên tiếp 7 ngày thì sẽ có hiệu quả, 10 ngày thì sẽ hết bệnh, 39 ngày thì sẽ trở lại bình thường. Nếu dùng thường trực thì sẽ được cải lão hoàn đồng, thân thể khoẻ mạnh. Trong thời gian dùng thuốc này, cử thịt heo, thịt dê, cử không được uống nước lạnh (uống trà nóng thì tốt).

3. Kinh Dịch có nói: "Các hiện tượng của trời đất là điềm triệu của cát hung, tốt xấu, bởi vậy người đời căn cứ trên thiên nhiên mà đoán được chuyện sắp xẩy ra. Những điều cấm kỵ nói trên điều căn cứ trên triết lý lấy thiên địa nhân làm gốc."

- Điều cấm một là vì các ngày tháng này tương ngày âm thần.

- Điều cấm hai là vì các ngày giờ này là tương đương thiên kỵ. Điều cấm này cũng hấy nhắc đến trong sách Lễ Ký. Sách Lễ Ký chép rằng khi trời nổi cơn mưa gió sấm xét thì không nên thụ thai vì đó là lúc thiên nhiên đang cường nộ, người giao hợp dễ bị phong đơn. Lấy cái nhìn tân tiến mà xét, thì có sấm xét thì trong lòng ta không yên, việc phòng sự không còn hứng thú nữa.

- Điều cấm thứ ba thuộc về nhân kỵ: Ăn no sẽ ảnh hưởng đến tì (bao tử), hỉ nộ, bi, thương sẽ bị ảnh hưởng đến nội trạng. Y học ngày nay cũng có bàn luận xa gần đến vấn đề này khi khảo về sự tương quan giữa âm và thân (thân tâm y học).

Ngoài ra còn có địa kỵ mà người dân tương truyền cùng nhau là cơ bản văn hoá Á Đông, đó là không được giao hợp trong đền chùa, thần mếu, phật pháp, đáy giếng chỗ nhà bếp, nơi cầu, chổ mồ mà, cạnh quan tài. Các điều cấm kỵ này đưa ra là để ta an tâm rằng, mình không có làm gì bậy thì như cuộc vui mới đạt được tuyệt đỉnh của nó.

- Điều cấm kỵ thứ tư là không được giao hợp khi mới tiểu xong mới nghe qua thì có vẻ vô lý nhưng người Trung Hoa ngày xưa đã có căn cứ tin tưởng điều này. Sách "Ngọc phòng bí quyết" có đoạn nói rằng sau khi tiểu xong thì tinh khí hao hụt, các mạch đạo không thông, trong tình trạng như vậy mà giao hợp thì đương nhiên bị tổn thương nội trạng. Nếu giao hợp thụ thai được người mẹ sẽ bị tổn thọ.

Tất cả 7 điều cấm kỵ trên thì người xưa đều có lý do của họ, ta thấy rằng không hữu lý vì ta nhìn dưới cặp mắt của người tân thời, không để ý trên khía cạnh âm dương, mạch... của y lý xưa. Nhưng không phải vì vậy mà ta khinh thường rồi cứ ngang nhiên bước vào những điều cấm kỵ.

4. Xét cuộc nói chuyện trên của Hoàng Đế và Cao Dương Phụ ta nghe nhắc đến ngủ lao, lục cực và thất thương, nhưng phần trên chỉ mơí nói đến thất thương mà thôi, các thứ khác không thấy nhắc đến. Độc rải rác đó đây thì thấy Tố Nữ kinh có nhắc đến các bệnh về bộ máy sinh dục khiến ta có nghĩ rằng ngủ lao, lục cực là nói về bệnh sinh lý. Chẳng hạn như bệnh niếu đạo viêm (sưng đường tiểu). Về bệnh này Đông y có đưa ra phép chửa như sau:

- Uống thật nhiều nước

- Cử ăn các loại sinh vật

Cách này xét ra đã có kết quả.

5. Tây y nghiên cứu nơi tật bệnh mà cho toa, ít chú trọng đến nguyên nhân xa cho nên lắm khi bệnh hết mà hại các cơ quan khác, tiếng y khoa gọi là phản ứng phụ. Đông y trái lại tuỳ theo tính chất của bệnh và sự quân bình mạch, nhiệt của bệnh nhân mà gia giảm thuốc cho nên tuỳ người mà có thang thuốc riêng, bởi vậy dùng đông y nên cẩn thận, không nên thấy người nọ người kia uống thang thuốc này thang thuốc nọ hết bệnh mà cứ lấy toa mà cứ lấy thang thuốc riêng của họ bổ cho mình.

6. Thời tiết trong năm đối vơí Đông y cũng quan trọng. Sách còn nghi lại câu chuyện của Cao Dương Trụ đáp Hoàng Đế trong đó nàng nói mỗi mùa thì dùng những thứ thuốc khác nhau, thuốc mùa thu khác với với thuốc mùa hạ, thuốc mùa hạ khác với thuốc mùa Đông...

CHƠI NHIỀU ÍT MỆT

(Đa ngự, tiểu tiết)

Thái Nữ nói: "Xin Bành Tổ tiên sinh chỉ dẫn thêm về đạo giao hợp để giữ được thân thể tinh tráng."

Bành Tổ nói: "Đạo lý nầy nói ra thì rất dễ hiểu thôi, chỉ hiềm loài người không theo hoặc theo mà không tin thôi. Hoàng đế hiện tại trăm công ngàn sự, tâm thần mỏi mệt không thể nào thấu đáo các lời giải thích về phép dưỡng sinh. Ta chỉ xin nói về trường hợp Hoàng Đế có thể làm được mà thôi.

Hiện trong cung có nhiều phi thiếp, chỉ cần thâm hiểu cái đạo lý giao hợp thì cũng đã nắm được phương pháp nhiếp dưỡng rồi. Nguyên tắc là "đa dữ niên thanh nữ giao hợp, tịnh thả lũ giao bất tiết" nghĩa là giao hợp cùng thật nhiều cô gái trẻ trung nhưng tiết giảm sự̣ bắn khí xuất tinh. Tiết giảm được bắn khí thì thân thể sẽ được nhẹ nhàng dễ chịu, không bệnh tật nào có thể sanh ra dược."

GHI CHÚ:

1. Bành Tổ chú trọng tâm lý trị liệu. Vua nhiều việc nên mệt mỏi, ông khuyên vua nên về hậu cung vui cùng cung nữ quên bớt những chuyện lo âu về quốc sự vốn làm cho con người dễ sút giảm sinh lực.

2. Nhưng vui chơi nhiều (đa ngự) mà không được mất sức, càng ít xuất tinh (tiểu tiết, tiết: rỉ ra, lộ ra, chảy ra) càng tốt.

3. Lựa gái thanh xuân trẻ đẹp để giao hợp đó là nguyên tắc tâm lý người đàn ông thấy mình hưởng nhiều, mình hơn người, may mắn hưởng được của quý là sự thanh xuân của người con gái.

4. Gần đây áp dụng nguyên tắc nầy, bác sĩ Havelock Ellis khuyên các cặp vợ chồng nên tạo thanh xuân cho nhau trong việc chăn gối. Hai bên nên vui vẻ giao tình để cùng nhau thấy như mới như trẻ. Người chồng vui vẻ trong sự gợi xúc cảm, người vợ chải chuốt trang điểm, tạo thêm vẻ thanh xuân cho chính mình và cho sự giao hợp.

5. Thống kê cho thấy có nhiều cặp vợ chồng lâm vào tình trạng càng lâu xa đêm tân hôn hào hứng thì càng có sút giảm trong niềm thích thú gối chăn. sự quen nhàm là một yếu tố, khiến tạo nên tình trạng miễn cưỡng. Ta tránh tệ hại nầy bằng cách hợp tác với nhau, làm như mới, đối với nhau như mới gặp lần đầu thì sự khoái sướng mới lâu dài trong cuộc sống vợ chồng được.

6. Nhìn lại câu nói của Bành Tổ bằng con mắt của người hiện đại ta thấy ông khuyên nếu muốn hưởng hạnh phúc đời thì phải tạo cho có được một tinh thần vui vẻ (bớt lo lắng), một thân thể khỏe khoắn (ít bắn khí, hưởng tuổi xuân và sự vui vẻ của người bạn tình). Đời nay con người phải sống trong một xã hội bận rộn, tâm lý dễ bị xáo trộn phiền muộn bất an từ đó dễ sinh ra bệnh hoạn. Kinh Tố Nữ chương nầy lời của Bành Tổ tiên sinh là một lời khuyên tốt cho chúng ta, nếu chúng ta biết cách sống.

TÂM BÌNH, KHÍ HOÀ, GIÃ THÁI TỰ NHIÊN.

(Bình tĩnh, từ tốn, phong thái tự nhiên)

Hoàng đế nói: " Trẫm muốn thi hành giao hợp nhưng dương cụ xìu ểnh không thể cương dũng, rất là ngại ngùng với nữ nhân, lại thêm bị xuất hạn đầm đìa. Nếu miễn cưỡng cầm lấy đưa vào thì cũng không làm được gì. Tình trạng như vậy làm thế nào cho nó cứng lên; xin nàng giải nghĩa cho tường tận."

Tố Nữ nói: "Vấn đề của Hoàng Đế là là thông bệnh của nam nhân. Nếu muốn cùng nữ nhân giao hợp, thì phải chuẩn bị tâm lý, từ từ mà tiến, tâm bình khí hoà, thung dung, có như vậy dương cụ mới tự nhiên cương cứng lên được. "

TRẮC ĐỊNH TÌNH CẢM

Đáp lại câu hỏi của Hoàng Đế:

"Sao mà biết được lúc nào nữ nhân ham muốn, lúc nào nữ nhân khoái cảm".

Huyền Nữ nói: "Có thể trắc định tình cảm của nữ nhân qua những nhận xét sau đây mà ta có thể mệnh danh là:

a) Ngũ chứng.

b) Ngũ dục.

c) Thập động.

1. NGŨ CHỨNG:

1. Nếu thấy gò má nữ nhân ửng hồng thì nam nhân có thể sắp sẵn tư thế để đột nhập xuân cung.

2. Nếu thấy đầu nhũ hoa căng cứng, dưới mũi xâm xấp mồ hôi, thì nam nhân có thể bắt tay vào việc.

3. Nếu thấy nữ nhân môi se, miệng khô, miệng nuốt nước bọt, nam nhân hãy hoạt động mạnh bên ngoài cửa xuân cung.

4. Nếu thấy nữ nhân âm đạo trơn hoạt, nam nhân có thể đưa dương cụ vào thẳng cung vi.

5. Nếu thấy nữ nhân xuân thủy tràn ra cả cửa cung, nam nhân hãy thu binh hưu chiến.

2. NGŨ DỤC:

1. Người nữ lúc được người nam ôm trong tay, thần thái tỏ ra mê mẩn đờ đẫn.

2. Lúc âm hộ được mân mó, hai lỗ mũi nở rộng cùng lúc mồm miệng he hé ra, hơi thở hổn hển, dồn dập.

3. Lúc âm dịch tiết ra, rùng mình muốn ôm chầm lấy nam nhân.

4. Lúc đạt đến khoái cảm cao độ, mồ hôi ra đẫm lưng.

5. Lúc ấy sướng khoái nhất như được đằng vân giá vũ, thân thể nằm ườn ra để hưởng thụ khoái cảm đang lan tràn khắp thân thể.

3. THẬP ĐỘNG:

1. Hai tay ôm lấy thắt lưng người nam, âm hộ muốn được chà xát là lúc hứng tình đang lên.

2. Dạng đùi, duỗi chân, là nóng nẩy chờ đợi nam nhân nhập cuộc.

3. Bụng hơi tức, cong lưng, ưỡn mông, là mong mỏi người nam xạ tinh.

4. Mông lắc, đấy là đang giai đoạn tràn đầy khoái cảm.

5. Hai chân cong lên quặp lấy người nam là muốn cây linh chi của người nam tiến sâu vào hơn trong lòng mình.

6. Hai chân khép chặt lại là muốn giữ cho âm dịch của chàng và của mình đừng vội tiết ra để kéo dài thời gian xuân tình.

7. Oằn oại xoay tả, xoay hữu là muốn người nam tiến nhập vào hai bên thành âm hộ thay vì vào sâu bên trong cung cấm.

8. Cong lưng, ưỡn mông cùng nhịp với nam nhân là đang ở trên con đường lên tuyệt đỉnh Vu Sơn.

9. Duỗi thẳng chân tay thủ xướng là đã đạt được khoái cảm tuyệt vời.

10. Âm thủy tràn ra ngoài âm thần là hoàn tất cao trào khoái cảm.

GHI CHÚ:

1. "Ngũ chứng, Ngũ dục, Thập động" nêu trên là những kinh nghiệm trắc lượng độ khoái cảm của nữ nhân. Nam nhân cần có những kinh nghiệm này để hiểu nữ nhân hầu tiến thoái đúng quy luật khiến cho hai bên có thể đàn cùng một điệu, tránh khỏi sự xung khắc có thể xảy ra do nhanh chậm trong một phút giây quan trọng.

2. Ngoài ra hiện tại nam nhân cũng như nữ nhân vì hoàn cảnh sinh sống, vì bổn phận gia đình, vì lễ giáo ràng buộc cho nên ít khi được Loan Phượng Hoà Minh nên lại càng chú ý đến những trạng thái và động tác trên để tránh những bệnh tật do thân, tâm bất xứng ý sinh ra dẫn đến những chứng bệnh thuộc về tình dục và những sự chán nản làm ung thối tình cảm gia đình.

TINH LỰC MẠNH YẾU CỦA NAM NHÂN

Thái Nữ hỏi Bành Tổ rằng: "Tinh lực của nam nhân mạnh hay yếu có những triệu chứng gì để nhận diện?"

Bành Tổ đáp: "Khi nam nhân tinh thần sung mãn hoặc tinh khí đầy đủ thì dương vật sẽ nóng bỏng, tinh dịch sẽ đặc kẹo lại, trái lại khi tinh lực suy yếu rồi thì các triệu chứng sau đây xuất hiện:

- khi xuất tinh thì tinh thần bị thương tổn nghĩa là trong lòng buồn bực không thấy sung sướng mà cũng không thấy thích thú.

- khi tinh dịch bị loãng thì nhục thể bị thương tổn, người bải hoải, bần thần khó chịu.

- khi tinh dịch có mùi hôi hám thì gân cốt bị thương tổn, sự bần thần trầm trọng hơn và kéo dài hơn.

- khi xuất tinh nhưng tinh không thể xuất ra thì xương cốt bị thương tổn.

- khi tinh lực suy nhược đến nỗi không hứng nổi thì thân thể đã bị thương tổn.

Ghi Chú:

1. Bình thường các tệ trạng này sinh ra do sự giao hợp gấp rút, do tinh thần không ổn định mà giao hợp xuất tinh. Trừ sự thương tổn này không gì bằng giao hợp mà tránh xuất tinh. Trong một trăm ngày không xuất tinh thì tinh khí sẽ tăng lên gấp bội.

2. Để cho thân thể không bị thương tổn khi giao hợp phải từ tốn, chậm rãi không cần phải mạnh bạo, cố duy trì thêm thời gian giao tiếp để tăng thêm sướng khoái và tránh tổn hại tới thân thể.

3. Giao hợp nhiều bị đau lưng, nhức mỏi, sách "Bí Quyết Ngọc Phòng" có đưa ra cách chữa trị như sau:

- Đứng dựa lưng sát vô tường.

- Gót cũng thật sát tường.

- Mặt ngó thẳng về phía trước.

Tập như vậy lâu ngày thì sẽ có kết quả.

4. Người xưa còn dùng giao hợp để luyện sự tăng cường thị lực. Cách thức như sau: khi giao hợp đã đến lức gần xuất tinh thì:

- Mặt ngước lên hít thở.

- Thở ra một hơi dài.

- Mắt ngó xung quanh.

- Hít thóp bụng vào.

Luyện tập cách này thì tinh khí thay vì xuất ra mất thì sẽ trở lại vào trong cơ thể chạy tuần hoàn trong con người ta.

5. Phương pháp luyện thính tai cũng dùng các cách trên, chỉ thêm vào cách cắn răng - cắn chặt hai hàm răng trên dưới với nhau - làm cách này vì răng với thận có liên quan tới nhau. Khi thận được luyện tập (không xuất tinh khi giao hợp) thì răng được cường kiện.

6. Đa số nam nhân có mặc cảm là mình bị bệnh tảo tinh (bắn khí sớm). Từ mặc cảm sang lo âu và cảm thấy mình không làm tròn bổn phận. Thật ra đó không phải là một chứng bệnh, đó chỉ là một sự sai khiến không đồng bộ khi giao hợp mà thôi. Không đồng bộ khi người nữ chưa đạt được cao trào sướng khoái mà mình thì đã "thôi" rồi. Trừ bệnh này thì cố gắng quan sát người nữ, cố gắng theo, thương yêu vợ hơn, học thêm kinh nghiệm...

7. Khi giao hợp thì thời gian hai cơ quan sinh dục tiếp xúc nhau phải là bao lâu mới đúng không bị coi là "yếu", là bệnh? Vấn đề này thật ra khó có chân lý. Lâu mau là tuỳ theo người, tuỳ theo hoàn cảnh, tuỳ theo hoạt động của đại não của người đàn ông. Căn cứ theo thông thường thì thời gian ít nhất phải là một phút và trung bình thì kéo dài ba phút. Người mạnh thì có thể kéo dài đến 10 phút, thậm chí có người duy trì đến nửa giờ.

8. Còn một điểm mà nhiều người mắc phải là tưởng rằng mình tảo tinh khi thấy quy đầu tiết ra chất nước nhờn. Chất này thật ra công dụng giúp cho việc giao hợp dẽ dàng mà thôi, người Trung Hoa gọi là nước hứng thú. Nữ nhân khi thấy nước này tiết ra thì phải hiểu là chưa gì hết để không kết luận rằng bạn của mình không làm ăn gì được. Không, anh ta vẫn hành sự được như thường, hay hơn nữa là khác.

9. Da quy đầu của dương vật khi con trai mới sinh ra thì bọc bao quy đầu lại. Từ lâu ở các nước Đông Phương không có lệ cắt da quy đầu để trình quy đầu ra, trong khi nhiều quốc gia khác có lệ này từ lâu. Đây là vân đề vệ sinh mà cũng là chuyện tình dục nữa. Nếu da quy đầu đã được cắt thì quy đầu lộ ra ngoài cọ sát với quần áo thường xuyên, từ đó sự cảm ứng "không dễ dàng" vì vậy khi giao hợp cần phải kích thích tới một mức độ nào đó mới hứng tình, sự tảo tinh như vậy không có dịp xảy ra. Cắt da quy đầu là điều cần thiết. Thanh niên nào đã lớn mà thằng nhỏ chưa mở mắt thì nên đến bác sĩ cắt cho mở mắt để khỏi dơ và rắc rối khi giao hợp.

10. Sự tảo tinh nhiều khi do vấn đề tinh thần. Hoặc nam nhân bị tật thủ dâm khi còn nhỏ nên khi giao hợp thật sự với nữ nhân trong lòng vẫn cảm thấy mình không làm tròn phận sự hay là mình không thấy sướng khoái bằng khi làm một mình với sự tưởng tượng về một người đàn bà nào đó. Hoặc do nam nhân bị một ám ảnh nào đó khiến anh ta sùng thượng quá mức nữ nhân hay quá khinh thị phụ nữ. Cả hai đều làm cho người này không thể có sự đồng bộ với nữ giới khi giao hợp vì sẽ hứng tình cao độ hay sẽ bị dửng dưng.

11. Tảo tinh còn do nhiều nguyên nhân khác. Có thể hoàn cảnh chỗ giao hợp không thuận tiện sợ thiên hạ thấy phải làm cho gấp, sợ thiên hạ nghe tiếng động... Sự lo sợ này ảnh hưởng lên tinh thần. Có thể do sự lãnh cảm của người nữ. Có thể do sự mất lòng tin rằng là mình được chuyện. Mặc dù vì lý do nào đó, sự chữa trị cần có chuyên gia phân tích tìm ra nguyên nhân thì mới trị dứt được. Nếu là nguyên nhân tự người trai thì chính anh ta phải đặt kế hoạch để giải quyết, vì đó là hạnh phúc gia đình của chính anh ta. Cần phải có ý chí và tự tin để cho vợ chồng cùng đạt đến cao trào một lúc. Nếu cần thì khi người vợ gần đạt cao điểm nên báo cho chồng biết để anh ta tuỳ cơ mà hành sự chậm hơn hay gấp rút hơn, nếu cần thì phải thay đổi vị thế giao hợp hay ngưng nghỉ một chút.

Có người nghĩ rằng để cho nữ nhân chờ đợi thì nàng sẽ mất hết hứng thú, thật ra không phải vậy. Sự chờ đợi này càng làm cho nữ nhân thêm hứng tình và bắt đầu lại dễ dàng cùng đạt cao trào hơn miễn là đừng để cho sự ngừng đó quá lâu.

Có cách trừ xuất tinh sớm là "đâm nhẹ nhẹ vào, rút ra mau", cử chỉ này cứ thế mà tiếp diễn, sự kích thích theo lối này sẽ làm cho người vợ gọi hứng mạnh khiến cho hai đàng cùng đồng bộ đạt đến khoái cảm. Rút ra mau dễ trượt dương cụ ra khỏi âm đạo, tốt nhân nên canh để cho chuyện này đừng xảy ra.

Cách khác là dùng quy đầu kích thích nhẹ ở ngoài âm đạo cho đến khi hai bên cùng sắp đạt đến hứng mới cho thằng nhỏ chui vào "động tiên".

Cả hai phương pháp này tuỳ theo sở thích của ta mà dùng đều có hiệu quả kéo dài thời gian xuất tinh tránh được tệ nạn tảo tinh.

12. Bình dân Trung Hoa có câu:"Nữ giới cần một nam nhân khi giao hợp thì giống như dê, như chó con, như mãnh hổ thì mới thật thoả mãn". Giải thích câu nói này là phải làm đi làm lại nhiều lần như dê, phải thân mật như chó để liếm chân nàng, phải hùng hục mạnh bạo như mãnh hổ khi vào điểm cuối của cuộc giao hoan, nghĩa là khi dứt điểm phải thật nhanh gọn.

13. Ngoài bệnh sớm xuất tinh còn có bệnh chậm xuất tinh, đây là bệnh ít thấy nhưng vẫn có. Người mắc bệnh này làm thất vọng nữ nhân vô cùng. Khi nàng đang đạt đến cao trào, hy vọng chàng sớm hoàn thành nhiệm vụ, bắn tinh để kết thúc thì chàng lại không làm được. Nên nàng phải chờ, từ chờ đến miễn cưỡng, miễn cưỡng tiếp tục nên chán nản, chán nản nên thất vọng, thất vọng nhiều lần sẽ thành đau khổ. Chậm bắn tinh quá cùng là một mầm phá hoại hạnh phúc gia đình.

Nhắc lại là sự chậm bắn tinh tuy có ít nhưng nếu ai gặp nên tìm cách chữa trị ngay vì trước sau gì tình trạng này cũng đi tới tình trạng vô năng (bất lực).

14. Sớm chậm bắn khí có thể dùng cách thế giao hợp, kỹ thuật giao hợp mà chữa trị, nhưng phần lớn vẫn là do sự điều khiển của đại não của người nam. Khi thấy vật lộn đã lâu, độ một giờ mà nam nhân chưa đạt đến cao trào hay cmả thấy sướng khoái mà không thể bắn tinh ra thì nên nghĩ làm lại vì người chồng đã bị chứng chậm xuất tinh.

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: