Kết thúc Quyển 1
---oOo---
Quyển 2 đã có trên Wattpad
Vào tường nhà Wattpad của mình để xem Quyển 2 nha
Thứ bậc hậu cung
[Trung cung]
<< Hoàng hậu >>
[Đệ nhất] [Đệ nhị]
<< Nguyên phi >> << Thần phi >>
[Đệ tam]
<< Quý phi >> << Thục phi >>
<< Đức phi >> << Hiền phi >>
<< Phu nhân >>
<< Ngự nữ >>
<< Bố lan >>
Nhân vật chính sử
1. Trần Nhật Sủy (có nghĩa là ánh lửa mặt trời) - Trần Anh Tông
Trần Anh Tông có tên húy là Trần Thuyên, tự là Trần Nhật Sủy. Hoàng đế thứ 4 của nhà Trần, sau khi Đại Việt đã trải qua 3 lần chống quân Mông Nguyên.
Thời trẻ, Anh Tông đã từng suýt bị phế ngôi do say rượu, thường hay xuất cung vi hành, có lần bị bọn vô lại ném đá vỡ đầu, bản thân đối với việc xăm mình cũng không thích. Về sau ông đã sửa đổi và trở thành một vị minh quân biết trọng dụng nhân tài, cùng với con trai của mình là Minh Tông, tạo ra một thời kì đỉnh cao của nhà Trần gọi là "Anh Minh thịnh thế".
2. Trần Nguyên Nguyệt - Văn Đức Phu Nhân
Văn Đức Phu nhân - Trần thị. Con gái đầu của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng.
Ban đầu là Thái tử phi của Trần Thuyên, sau được phong làm Văn Đức Phu nhân (văn thao, đức độ), cuối cùng bị phế bỏ không rõ nguyên nhân, cũng như kết cục.
3. Trần Nguyên Ninh (có nghĩa là khởi nguồn của sự an yên) - Thánh Tư Phu nhân
Thánh Tư Phu nhân - Trần thị. Con gái thứ của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng.
Nhập cung thay thế chị ruột của mình là Văn Đức Phu nhân, ban đầu được sơ phong làm Thánh Tư Phu nhân (tâm tư hơn người), sau trở thành Thuận Thánh Hoàng hậu. Có 3 con trai nhưng đều chết yểu, chỉ sinh được 1 công chúa. Là Hoàng hậu duy nhất của nhà Trần không có đích tử.
4. Phạm Yên Ngôn (có nghĩa là lời nói đẹp đẽ) - Tĩnh Huệ Thứ phi
Tức Tĩnh Huệ Thứ phi - Phạm thị. Con gái của Phạm Ngũ Lão, cả đời không con, về sau xin xuất gia.
5. Trần Phong Tranh (có nghĩa là con diều giấy) - Huy Tư Hoàng phi
Tức Huy Tư Hoàng phi - Trần thị. Nàng nguyên mang họ Lê, là cháu nội của Lê Phụ Trần và Lý Chiêu Hoàng, về sau cha của nàng là Trần Bình Trọng đã được ban quốc tính. Cả ông nội và cha của nàng đều đóng góp không nhỏ trong việc chống lại quân Mông Nguyên, nhưng cha của nàng đã hy sinh oanh liệt với câu nói nổi tiếng "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc."
Sau khi cha chết, Huy Tư Hoàng phi được mẹ kế là công chúa Thụy Bảo (con gái Thái Tông) một lòng thương yêu. Vì có cha xuất thân dũng tướng, còn mẹ là thiên kim, cho nên từ nhỏ Huy Tư Hoàng phi đã được phong làm Quận chúa Chiêu Hiến. Sau khi nhập cung thì giao hảo rất tốt với Thuận Thánh Hoàng hậu, sinh ra Minh Tông. Có điều từ nhỏ Minh Tông đã được đem ra ngoài cung nuôi dưỡng.
6. Nguyễn Vân La (có nghĩa là lụa đẹp như mây) - Đệ nhị phi Nguyễn Thị La
Nguyễn Thị La từ nhỏ đã mồ côi, bởi vì xinh đẹp nên nàng đã bị một thế lực lớn trong vùng là họ Đinh ép cưới, phải lánh nạn sang nhà cậu ruột. Tuy nhiên họ Đinh không tha cho nàng, liên tục truy tìm tung tích, Nguyễn Thị La vì vậy phải dọn đến kinh thành Thăng Long, về sau tình cờ gặp được Anh Tông nên được phong phi.
Sau khi trở thành phi tần của Anh Tông, nghe tin họ Đinh dẫn đầu bọn cướp làm loạn, quan địa phương cũng không thể đàn áp, cho nên Nguyễn Thị La đã xin phép Anh Tông cho mình được dẫn binh đánh hạ bọn phản tặc, cuối cùng đại thắng.
Tài sắc vẹn toàn là thế, nhưng cuối cùng trong lúc về thăm quê bằng sông Nhị Hà, thuyền của Nguyễn Thị La đã bị đắm do gặp gió lớn bị đắm, thi hài của nàng trôi vào bãi sông xứ Mái.
7. Nguyễn Nguyệt Ảnh (có nghĩa là bóng trăng dưới nước) - Đệ tam phi Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh
Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh là thôn nữ bán muối trên sông Nhị Hà, trong một lần kiểm tra đê điều, Anh Tông đã vô tình gặp được Nguyệt Ảnh trong lúc tìm một chiếc thuyền buôn xin nước uống. Từ đó Nguyệt Ảnh đã được phong Phi và có thai, nhưng mà về sau lại bị ám hại dẫn đến không thể sinh con. Sức khỏe của nàng tổn thương nghiêm trọng, xin phép vua được trở về cố hương rồi qua đời tại đó.
8. Vương Thuỷ Linh (có nghĩa là đóa sen thuần khiết) - Nữ quan Vương thị
Nữ quan Vương thị may mắn được vua sủng hạnh có thai, tuy nhiên vì khó sinh mà chết do băng huyết trong Song Hương Đường của Thuận Thánh Hoàng hậu. Có người gièm pha là do Hoàng hậu ám hại, nhưng Anh Tông không hề tin.
9. Trần Thái Bình (có nghĩa là yên ổn, thái bình) - Cung tần Trần Thị Thái Bình
Trần Thị Thái Bình trong chính sử được nhận định là người tham lam, ỷ cớ là vợ vua, còn sinh được một công chúa, cho nên thường lấn đất, cướp ruộng của dân.
10. Đa La Thanh (có nghĩa là ánh sao xanh) - Đa La Thanh
Đa La Thanh là con gái của một vị sư người Hồ là Du Chi Bà Lam. Cha của nàng đã 2 lần ghé sang Đại Việt thuyết giáo, lần sau cùng ông đã ở lại cho đến lúc mất. (Du Chi Bà Lam là cao tăng, có thể nổi trên mặt nước, thu hết nội tạng từ bụng lên ngực, chỉ chừa lại mỗi cột sống.)
"Đa La" là phiên âm của từ Tara (nghĩa là ánh sao), còn "Thanh" là màu xanh lục. Vậy nên Đa La Thanh tức là "Tara Xanh" - Lục Độ Phật Mẫu, một vị Bồ Tát từ bi trong văn hóa Tây Tạng. Biểu tượng của người là hoa sen xanh.
B. NHÂN VẬT HƯ CẤU
1. Trần Huyền Dao - con gái của Trần Khắc Chung
Đỗ Khắc Chung đã từng có công lớn trong việc làm sứ giả trong cuộc chiến tranh Mông Nguyên, về sau được ban họ Trần. Theo chính sử thì "Trần Khắc Chung là người cố làm ra vẻ khác đời để cầu tiếng khen, không chăm lo đến nghiệp nhà. Dạy học Thái tử đều giả vờ, cố sức mà làm. Thường hay đánh bạc với học sĩ Nguyễn Sĩ Cố, có khi đến 2,3 ngày, đánh thâu đêm suốt sáng."
Khắc Chung là người vừa có công vừa có tội. Một trong những việc làm đáng bị lên án đó chính là chủ trương gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, hại chết Quốc phụ Trần Quốc Chẩn. Vậy nên Trần Khắc Chung bị Trần Quốc Tảng (cha nhân vật chính) rất ghét.
Để có cơ hội vạch tả thêm về chuyện tiền triều, tác giả đã xây dựng nhân vật hư cấu Trần Huyền Dao - con gái của Trần Khắc Chung.
*Huyền Dao có nghĩa là ngọc huyền và ngọc dao.
2. Đỗ Đàm Hoa - con gái của Đỗ Thiên Hư
Đỗ Thiên Hư là em trai của Trần Khắc Chung, cũng làm quan trong triều. Từng kiện cáo với người khác nhưng thắng do anh trai của mình có địa vị cao.
Đỗ Đàm Hoa được xây dựng là con gái của Đỗ Thiên Hư, gọi Trần Huyền Dao là chị họ.
*Đàm Hoa có nghĩa là hoa quỳnh.
3. Trần Thiên Tuyết - con gái của Trần Đức Việp
Trần Đức Việp là em trai của Thái thượng hoàng Nhân Tông, chú ruột của Quan gia Anh Tông.
Lúc Nhân Tông còn là Hoàng tử, ông luôn có ý định xuất gia, đã có lần nhân đêm trốn lên núi Yên Tử, nhường ngôi cho Đức Việp nhưng cuối cùng bị vua cha bắt về, miễn cưỡng làm Thái tử.
Sau đó Đức Việp vẫn luôn phò tá Nhân Tông. Tác giả hư cấu nhân vật Trần Thiên Tuyết là con gái của ông để khai thác tình tiết này.
*Thiên Tuyết có nghĩa là tuyết trắng trên trời.
4. Mai Như Lộ - hậu duệ của Trần Kiện (Mai Kiện)
Mai Kiện tức Trần Kiện, con trai của Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang > Trần Kiện ngang hàng với Nhân Tông (xét về gia phả).
Tuy Trần Kiện tài giỏi nhưng lại nhu nhược đầu hàng giặc Mông Nguyên, cuối cùng bị bắn chết và đổi sang họ Mai.
Tác giả hư cấu nhân vật Mai Như Lộ để khai thác tình tiết này.
*Như Lộ có nghĩa là tựa như sương ngọc.
5. Liễu Đan Thanh - cung nữ phòng tranh Thủy Vân
Phòng tranh Thuỷ Vân lấy cảm hứng từ tập thơ Thuỷ Vân tuỳ bút của Trần Anh Tông, gồm 2 quyển, trong đó vẽ nhiều bức họa và dưới mỗi bức hoạ đều có thơ đề.
*Đan Thanh có nghĩa là màu đỏ và xanh, hai màu cơ bản trong hội hoạ.
6. Hoàng Tuệ Doanh - hậu duệ của Hoàng Chu Linh - Huệ Túc Phu nhân
Huệ Túc Phu nhân nguyên là người Tống tháo chạy sang Đại Việt vì loạn giặc Mông Nguyên, con gái của Hoàng Bính.
Bà có tài bói toán, về sau cứu được mạng Đoàn Nhữ Hài thời Anh Tông (chép trong Đông A Di Sự)
Tác giả hư cấu Hoàng Tuệ Doanh để khai thác tình tiết này.
*Tuệ Doanh có nghĩa là vô cùng thông minh.
7. Mục Thanh Y - cung nữ phòng ngự dược
Thái y tài giỏi thời Trần có Phạm Công Bân, ông không ngại bỏ qua lợi lộc mà từ quan về quê để cứu giúp dân làng.
Tác giả hư cấu Mục Thanh Y để khai thác tình tiết này.
*Thanh Y có nghĩa là áo xanh.
_.oOo._
Chủ đề 2
Thứ bậc trong hậu cung nhà Trần
Nhìn chung chế độ hậu cung thời Trần và thời Lý tương đối giống nhau. Nếu hậu cung nhà Trần có tổ chức một cuộc leo rank thì thứ tự sẽ là như thế này:
Cung nữ - Nữ quan
Ngự nữ - Phu nhân
Thứ phi - Nguyên phi - Hoàng hậu
Thái thượng hoàng hậu - Hoàng thái hậu
Thái hoàng thái hậu
Căn cứ mà tác giả đã dùng để phân định thứ bậc
- Cung nữ là nô tỳ hầu hạ chủ nhân, có vị trí thấp nhất, không cần phải bàn thêm. Trong chính sử có Đỗ Thụy Châu (thời Lý) xuất thân là cung nữ hầu hạ Vũ Hoàng hậu, sau đó được Lý Anh Tông lâm hạnh rồi trở thành Thục phi. Sau cùng sinh ra Lý Cao Tông và trở thành Thái hậu ♥‿♥
- Nữ quan là cung nữ cấp cao có phẩm trật cùng địa vị trong cung đình. Có thể hiểu nôm na là các cô cô, ma ma đứng đầu một ty, viện nào đó phục vụ cho hậu cung. Trong chính sử có Nữ quan Vương thị được Trần Anh Tông sủng hạnh, vì khó sinh dẫn đến băng huyết mà chết ●︿●
Cung nữ hay Nữ quan cũng chưa được tính là chủ nhân, nội cung phi tần bắt đầu từ Ngự nữ:
- Ngự nữ là vị trí thấp nhất trong số các phi tần của Hoàng đế. Trong chính sử có Linh Từ Quốc mẫu - Trần Thị Dung. Ban đầu bà được gả cho Thái tử Sảm - tức Lý Huệ Tông, từ Thái tử phi được thăng làm Nguyên phi. Nhưng do thời điểm đó cha của bà nắm nhiều binh quyền, cho nên Trần Thị Dung bị mẹ vua là Đàm Thái hậu vô cùng chán ghét, muốn hạ độc giết chết bà nhưng may mắn bà đã được Lý Huệ Tông cứu thoát. Không giết được Trần thị, Đàm Thái hậu ép Lý Huệ Tông phế bà từ Nguyên phi xuống vị trí thấp nhất trong hậu cung là Ngự nữ.
- Phu nhân là vị trí kế tiếp trong hậu cung, thường được Hoàng đế ban cho 2 mỹ từ để làm phong hiệu. Trong chính sử có rất nhiều Phu nhân: Ỷ Lan Phu nhân, Văn Đức Phu nhân, Thánh Tư Phu nhân,... bởi vì bên trên đã kể nhiều về Trần Thị Dung nên mình sẽ đem bà ra làm căn cứ tiếp. Sau khi bị Đàm Thái hậu phế làm Ngự nữ, Trần thị vẫn được sự bảo vệ và yêu thương của Lý Huệ Tông. Cuối cùng thì bà cũng có thai, được phong từ Ngự nữ thành Thuận Trinh Phu nhân, sau là Thuận Trinh Hoàng hậu. Từ đó ta biết, Phu nhân lớn hơn Ngự nữ.
- Thứ phi là tên gọi chung của các bậc Phi vị thấp hơn Nguyên phi (Nguyên có nghĩa là gốc, trái nghĩa với Thứ). Thứ phi bao gồm Thần phi, Quý phi, Thục phi, Hiền phi, Đức phi, vị trí này cao hơn Phu nhân. Có thể dựa vào hành trạng của Ỷ Lan Nguyên phi làm căn cứ.
Ỷ Lan Nguyên phi là nguyên mẫu của hình tượng cô Tấm trong cổ tích. Vì không đi thử giày mà đứng tựa vào gốc lan, chăm chỉ hái dâu theo lời của mẹ kế, cho nên bà đã được nhà vua chú ý, phong làm Ỷ Lan Phu nhân - Ỷ Lan Thần phi - Ỷ Lan Nguyên phi - Linh Nhân Hoàng thái phi - Linh Nhân Hoàng thái hậu.
***Thời Trần Anh Tông có một vị phi tần mang phong hiệu Huy Tư Hoàng phi. Nhưng mình sẽ gọi là Huy Tư Thứ phi vì:
1. Chữ "Hoàng phi" có nghĩa là thê thiếp (Phi) của Hoàng đế, ghép thành Hoàng phi, cũng giống như vợ vua (Hậu) được gọi là "Hoàng hậu", con vua (Tử) được gọi là Hoàng tử. Vậy nên Hoàng phi cũng mang tính chung chung giống như cung phi, cung tần, cung nhân vậy, không phải là danh phận.
2. Phân vị Hoàng phi không xuất hiện thêm trong bất kì hậu cung nào của các Hoàng đế Lý Trần, nên mình cho rằng rất có thể các sử quan đã chép Thứ phi thành Hoàng phi.
Kết:
- Tác xin phép quy Huy Tư Hoàng phi thành Huy Tư Thứ phi, cũng giống như một vị phi tần khác của Anh Tông là Tĩnh Huệ Thứ phi.
- Nhưng vì chữ Thứ phi nghe không được... hay cho lắm và là cách gọi chung, cho nên mình sẽ dùng các mỹ từ Thần, Quý, Thục, Hiền, Đức để thay cho từ Thứ phi.
- Nguyên phi là bậc phi vị trên Thứ phi một bậc, có vị trí xếp sau Hoàng hậu. Cái này đã được ghi rõ như sau "Nội cung phi tần trừ Nguyên phi kế dưới Hoàng hậu có danh phận cao nhất, còn có tước vị Thần phi, Quý phi, Đức phi, Thục phi, Hiền phi, gọi chung là Thứ phi..." (nguồn Wiki). Trong chính sử có Ỷ Lan Nguyên phi, Lệ Trinh Nguyên phi, Anh Tư Nguyên phi,...
- Hoàng hậu đứng đầu hậu cung của Hoàng đế, cái này không cần phải bàn đến ≧◠◡◠≦✌
- Thái thượng hoàng hậu có nghĩa là Hoàng hậu của Thái thượng hoàng, tương đương với Hoàng thái hậu. Nhưng vì Thái thượng hoàng còn tại vị, cho nên phải được gọi là Thái thượng hoàng hậu. Chính sử có Thuận Thánh Thái thượng hoàng hậu (khi chồng bà là Trần Anh Tông nhượng làm Thái thượng hoàng).
- Hoàng thái hậu là tên gọi của Thái thượng hoàng hậu sau khi Thái thượng hoàng băng hà hoặc đi xuất gia. Chính sử có Thuận Thánh Hoàng thái hậu (khi Trần Anh Tông băng hà).
- Thái hoàng thái hậu là bà nội của Hoàng đế. Chính sử có Tuyên Từ Thái hoàng thái hậu (khi Trần Anh Tông nhượng làm Thái thượng hoàng, cháu bà là Minh Tông kế vị).
_.oOo._
Chủ đề 3. Tên gọi và xưng hô
A. Tên gọi
- Quan gia là từ dùng để chỉ vua, Hoàng đế.
- Thượng hoàng là cách nói ngắn gọn của Thái thượng hoàng.
- Thái hậu thay cho Hoàng thái hậu.
- Đại vương là từ hay được phong cho Thân vương - anh em trai của Hoàng đế.
B. Hô
- Thánh thượng là từ dùng để gọi Thái thượng hoàng.
- Bệ hạ là từ dùng để gọi Quan gia (bệ hạ có nghĩa là người ngự dưới ngai vàng).
- Điện hạ là từ dùng để gọi Thái hậu, Nguyên phi, Thứ phi và Thái tử, Hoàng tử, Công chúa (vì điện hạ có nghĩa là người ngự ở dưới cung điện). Nhiều bạn khi nghe qua Thái hậu điện hạ sẽ thấy không quen, trái lại còn cảm thấy có chút nam tính. Nhưng mà mình không muốn dùng chữ "nương nương" theo Trung Quốc, cho nên đành phải dùng chữ "điện hạ". Thực ra trong sử Việt, quan lại còn gọi Thái hậu bằng từ bệ hạ cơ:
Đỗ thái hậu đích thân đến thăm, hỏi Tô Hiến Thành:"Nếu có mệnh hệ nào thì ai là người có thể thay ông?" Hiến Thành trả lời:"Trung Tá có thể thay được." Thái hậu nói:"Tán Đường hàng ngày hầu thuốc thang, sao không thấy ông nhắc đến?" Hiến Thành trả lời: "Vì bệ hạ hỏi người nào có thể thay thần nên thần nói đến Trung Tá, còn như hỏi người hầu dưỡng thì ngoài Tán Đường còn ai nữa?"
C. Xưng
- Trẫm là từ mà Thái thượng hoàng, Quan gia tự xưng.
- Con hoặc Hoàng nhi là Quan gia tự xưng khi nói chuyện với Thái thượng hoàng / Thái hậu.
- Bổn cung là từ mà Thái hậu, Nguyên phi, Thứ phi tự xưng với người bên dưới, bởi vì họ có cung điện riêng.
- Thần thiếp là từ mà phi tần tự xưng với Quan gia.
- Thiếp hoặc hạ thiếp, tần thiếp, tiện thiếp là từ mà phi tần cấp dưới tự xưng với cấp trên. Thân mật thì có thể xưng là em hoặc con.
- Bổn Thái tử, bổn Hoàng tử, bổn Công chúa là từ mà Thái tử, Hoàng tử, Công chúa tự xưng.
- Nô tỳ là từ mà cung nữ, nữ quan tự xưng.
- Nô tài là từ mà công công tự xưng.
- Vi thần là từ mà thị vệ, thái y tự xưng.
CHI TIẾT
Xưng hô của Phi tần
- Với Thái thượng hoàng:
+ Xưng: thần thiếp hoặc con (thân mật)
+ Hô: thánh thượng
- Với Quan gia:
+ Xưng: thần thiếp hoặc thiếp (thân mật)
+ Hô: bệ hạ hoặc chàng (thân mật)
- Với Thái hậu:
+ Xưng: thiếp hoặc hạ thiếp hoặc con (thân mật)
+ Hô: điện hạ
- Với Phi tần có địa vị cao hơn mình:
+ Xưng: thiếp/hạ thiếp/thiếp thân hoặc em (thân)
+ Hô: điện hạ/phong hiệu hoặc chị (thân mật)
- Với Phi tần thấp hơn mình/nô tỳ:
+ Xưng: bổn cung (nếu là Phi vị) hoặc ta
+ Hô: ngươi hoặc em (thân mật)
Xưng hô của Quan gia
- Với Thái thượng hoàng, Thái hậu:
+ Xưng: hoàng nhi hoặc con
+ Hô: phụ hoàng/mẫu hậu
- Với Phi tần
+ Xưng: trẫm hoặc ta (thân mật)
+ Hô: nàng hoặc tên (thân mật)
- Với nô tài
+ Xưng: trẫm
+ Hô: ngươi
Xưng hô của nô tỳ
Mọi trường hợp đều xưng là nô tỳ, còn hô:
- Thái thượng hoàng: Thánh thượng
- Thái hậu: điện hạ
- Quan gia: bệ hạ
- Phi vị: điện hạ
- Bậc dưới phi: phong hiệu hoặc chủ nhân
- Với các nô tài khác: gọi tên, chị, cô, ngươi,
Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip