GDP và hạn chế

Tính GDP

 

Phương pháp giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA) , giá trị tăng thêm của một ngành (GO) , giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP

VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất

Giá trị gia tăng của một ngành (GO)

 GO =∑ VAi

Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP

 GDP =∑ GOj

Phương pháp chi tiêu

 

GDP=C+G+I+NX ( GDP theo giá thị trường)

GDP=C+G+I+NX -Te (GDP theo chi phí yếu tố sản xuất)

Trong đó:

C là tiêu dùng của hộ gia đình

 G là tiêu dùng của chính phủ

I là tổng dầu tư

I=De+In

De là khấu hao

In là đầu tư ròng

NX là cán cân thương mại

NX=X-M

X (export) là xuất khẩu

M (import) là nhập khẩu 

Te là thuế gián

Phương pháp thu nhập từ yếu tố sản xuất

GDP=W+R+i+Pr+Te+De

Trong đó

 W là tiền lương

R là tiền thuê

i là tiền lãi

Pr là lợi nhuận

Te là thuế gián thu

De là khấu hao

Hạn chế GDP

+ Tính thiếu: Các hoạt động tự cung tự cấp cũng không được tính vào GDP.

+ Tính thừa: Giá trị tài nguyên

+ Không phản ánh được các thông số của giá trị hiện đại: Giá trị thời gian nghỉ ngơi, chất lượng phát triển.

+ GDP xem mọi loại giao dịch đều đóng góp vào mức tăng của nó.

 +GDP chỉ quan tâm đến những hoạt động nào có thể tính bằng tiền nên những hoạt chuyện nội trợ, nuôi con, chăm sóc người già, những hoạt động tình nguyện xem như có giá trị bằng không.

+GDP không thể phản ảnh phát triển kinh tế một cách toàn diện

Không phản ảnh đầy đủ vai trò quan trọng của dịch vụ công trong phát triển kinh tế. Những dịch vụ công như, dịch vụ hành chính, dịch vụ an ninh chung, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế khám chữa bênh, dịch vụ bảo vệ môi trường v.v. đã phát huy vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Thế nhưng hạch toán GDP lại lấy hoạt động thị trường làm chủ thể, thuớc đo tiêu chuẩn để nó đo hoạt động kinh tế là giá cả thị trường, trong khi dịch vụ công không tồn tại giá cả thị trường,

Không thể phản ảnh sự khác biệt chất lượng phát triển kinh tế. Chất lượng sản phẩm của các quốc gia khác nhau, có sự khác biệt rất lớn về số lượng nhãn hiệu sản phẩm, nhất là giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự khác biệt rất rõ rệt; trình độ kỹ thuật, năng suất lao động, tỷ suất sinh sản tư bản, tỷ suất sản xuất tài nguyên có sự khác biệt rất lớn về cường độ thả khí thải của các quốc gia khác nhau cũng khác biệt rất lớn. GDP không phản ảnh đựoc những khác biệt chất lượng phát triển kinh tế này.

Không thể phản ảnh một cách chuẩn xác sự tăng trưởng của cải. Thực lực kinh tế của một quốc gia ở một trình độ rất lớn quyết định bởi nó có tồn lượng của cải, chứ không phải chỉ là của cải gia tăng mới của thời kỳ hiện tại; mức sống nhân dân của một quốc gia ở một trình độ rát lớn quyết định bởi tồn lượng của cải mà nhân dân nước đó có, chứ không chỉ là những của cải gia tăng mới trong thời kỳ hiện tại. Chất lượng tăng trưởng kinh tế không cao sẽ dẫn tới tổn thất và lãng phí to lớn của cải, dẫn tới giảm bớt tồn lượng của cải. Dưới tình hình này, tồn lượng của cải và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế không thể duy trì tăng trưởng đồng bộ, do đó GDP không thể phản ánh một cách chuẩn xác sự tăng trưởng của cải.

Không phản ảnh được lao động việc nhà có tính phi thị trường. Lao động việc nhà là không thể thiếu được đối với đời sống nhân dân. Các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau thì trình độ thị trường hóa của lao động việc nhà tất nhiên cũng khác nhau. Nói chung, trình độ thị trường hóa lao động việc nhà của các nước phát triển tương đối cao, còn trình độ thị trường hóa lao động việc nhà của các nước đang phát triển tương đối thấp. Bất kể trình độ thị trường hóa lao động việc nhà cao hay thấp, bản thân những lao động đó đều tồn tại, thế nhưng do GDP chỉ tính toán lao động việc nhà được thị trường hóa, từ đó dẫn tới các nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau mà GDP của họ lại có tính không thể so sánh ở một trình độ nhất định.

GDP không thể phản ảnh một cách toàn diện tiến bộ xã hội.

Một là, GDP không phản ánh một cách đầy đủ vai trò quan trọng của dịch vụ công trong tiến bộ xã hội. Do GDP lợi dụng bộ môn chính quyền cung cấp giá thành đầu vào những dịch vụ công này để đo giá trị của nó, nó không phản ảnh đầy đủ vai trò quan trọng của những dịch vụ công này trong tiến bộ xã hội.

Hai là GDP không thể phản ảnh tình trạng việc làm. Cái mà GDP phản ảnh là thành quả cuối cùng của hoạt động xã hội, nhưng nó không liên quan tới có bao nhiêu người tham dự hoạt động sáng tạo thành quả sản xuất này, càng không liên quan tới còn có bao nhiêu người hy vọng tham dự hoạt động sản xuất này, vì thế nó không thể phản ảnh tình trạng việc làm của một quốc gia.

Ba là, GDP không thể phản ảnh phân phối thu nhập có công bằng hợp lý hay không. GDP là một chỉ tiêu sản xuát, không phải là một chỉ tiêu phân phối thu nhập, nó chỉ lợi dụng mấy loại hình thức thu nhập phản ánh thành quả hoạt động sản xuất, không thể phản ánh một cách hoàn chỉnh phân phối thu nhập lần đầu, do đó không thể phản ánh phân phối thu nhập của một quốc gia là có công bằng hợp lý hay không. Bốn là, GDP không thể phản ánh tình hình cải thiện phúc lợi xã hội. Ví dụ như, GDP không thể phản ánh tình hình cải thiện về bảo đảm đời sống thấp nhất, bảo đảm thất nghiệp, bảo đảm y tế, bảo đảm nhà ở.

GDP không thể phản ảnh những thay đổi của tài nguyên môi trường.

GDP là chỉ tiêu phản ảnh tình hình phát triển kinh tế, thế nhưng phát triển kinh tế tất nhiên phải tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, và cũng thường xuyên sinh ra ảnh hưởng mặt trái đối với môi trường, ví dụ như, tiêu hao tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản; ví dụ như ô nhiễm nuớc, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất đai v.v., GDP không phản ảnh được giá thành tiêu hao tài nguyên và cái giá phải trả cho tổn thất môi trường mà phát triển kinh tế mang lại. GDP cũng không thể phản ảnh một cách toàn diện hành động tự giác của loài người đối với việc cải thiện môi trường thiên nhiên, Vì vậy trên quốc tế có người đề xuất khái niệm GDP màu xanh, đó là một khái niệm khoa học, nhưng thao tác thực tế lại rất khó khăn. Hiện nay, trên quốc tế vẫn còn chưa có một phương pháp thành thục để tính toán GDP màu xanh, vẫn chưa có bộ môn thống kê của một quốc gia nào chính thức công bố số liệu GDP màu xanh.

GDP không thể phản ảnh một cách toàn diện những thay đổi của mức sống nhân dân.

Một là, GDP không thể phản ảnh một cách đầy đủ vai trò trong phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội trong các dịch vụ công như dịch vụ hành chính, dịch vụ giáo dục, dịch vụ khám chữa bệnh v.v., từ đó nó không thể phản ảnh một cách toàn diện ảnh hưởng của những cải thiện dịch vụ công này đối với mức sống của nhân dân.

Hai là, do GDP không thể phản ảnh tình trạng việc làm, tình trạng phân phối thu nhập và tình trạng phúc lợi xã hội, từ đó, nó không thể phản ánh được những cải thiện tình trạng sinh sống của nhân dân mà tiến bộ xã hội về những mặt này mang lại.

Ba là, do GDP không thể phản ánh sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, do đó nó không thể phản ánh ảnh hưởng của tổn thất môi trường và cải thiện môi trường đối với chất lượng sống của nhân dân.

Tổng hợp những điều trình bày trên thấy, GDP vừa có vai trò quan trọng, nhưng cũng tồn tại tính hạn chế rõ rệt. Chúng ta nên đánh giá một cách khách quan chỉ tiêu thống kê kinh tế vĩ mô này, khi nhấn mạnh vai trò của nó, không được xem thường tính hạn chế của nó; khi thấy tính hạn chế của nó, không được phủ định vai trò của nó. Chúng ta không thể tham vọng GDP có thể thỏa mãn yêu cầu mọi mặt; trên thế giới này chẳng có chỉ tiêu thống kê nào có thể làm được điểm đó. Then chốt là chúng ta phải biết lợi dụng GDP có thể làm được cái gì, không thể làm được cái gì, trong phạm vi nó dùng thích hợp, thì sử dụng nó một cách chính xác, trong những lĩnh vực vượt qua phạm vi dùng thích hợp của GDP thì cấn phải phát huy vai trò của các chỉ tiêu thống kê thích hợp khác

 

 

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: TruyenTop.Vip

Tags: